Combo Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc + Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi (Bộ 2 Cuốn)

Combo Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc + Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi (Bộ 2 Cuốn)

Combo Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc + Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi (Bộ 2 Cuốn) - Trường học hạnh phúc được khởi xướng từ loạt chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” trên Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 và đã bắt đầu lan rộng tới nhiều trường học.
318.000đ 279.840đ

Tiết kiệm: 38.160đ (12%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc + Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi (Bộ 2 Cuốn)
Combo Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc + Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi (Bộ 2 Cuốn)
279.840đ 318.000đ Tiết kiệm: 38.160đ (12%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc + Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi (Bộ 2 Cuốn)

1. Hồi Ký Người Thầy Xây Trường Hạnh Phúc
 
Trường học hạnh phúc, suốt 30 năm trong nghề giáo, đó là nỗi trăn trở, là mục tiêu mà thầy Hòa hướng đến từ những ngày đầu xây trường. Lý do nào khiến một người thầy giáo đầu những năm 90 đã có ước mơ lớn lao đến vậy? Ngày tấm bé, thầy thấm thía những điều mà một cậu học trò được khích lệ, sợ hãi, mong muốn. Lớn dần lên trong giai đoạn đất nước còn rối ren, những ước mơ của thầy phải dừng lại vì lựa chọn đi bộ đội, chọn cống hiến sức trẻ cho hòa bình của Tổ quốc. Nhưng thầy vẫn nung nấu ước mơ như ngọn lửa âm ỉ cháy, để rồi khi trở về từ chiến trường, khi đã ngoài 30, thầy ôn và thi đỗ đại học.
Quãng đời từ khi còn nhỏ, đi bộ đội đến lúc bước vào lĩnh vực giáo dục, thầy gặp khó khăn nhiều vì xuất thân, vì những nghi ngại không đáng có mà bất kỳ ai trong chúng ta hẳn cũng từng gặp phải. Nhưng “sống với tinh thần học tập, phát triển thì ở đâu mình cũng thích nghi được”, thầy đã khiến mọi người từ từ chấp nhận, quý mến rồi đến nể phục. Thầy dựa trên những trải nghiệm của bản thân để sáng lập nên ngôi trường mơ ước, một ngôi trường không có cái roi nào cả, một nhà trường phải tiến bộ về cả chỉ số hạnh phúc lẫn điểm số của mỗi học trò.
Cuốn sách kể lại cuộc đời với những khó khăn cùng những thành công bằng giọng điệu nhẹ nhàng của một người từng trải. Đau buồn hay giận dữ, hạnh phúc hay hân hoan, tất cả các cảm xúc không còn quá mãnh liệt, nhường chỗ cho những bài học mà thầy đã đúc rút được trong cuộc đời, trong quá trình lập nghiệp, xây nên ước mơ. Và tận đến lúc này, khi đã gần 80 tuổi, thầy vẫn không nghĩ mình đã già và cần nghỉ ngơi, được làm việc, được cống hiến là niềm hạnh phúc mà thầy vẫn mong mỏi được tận hưởng từng ngày.
Một số đoạn trích hay trong sách
• Chương I
Đối với người Việt mình, ngày sinh thì cha mẹ, anh em ruột rà có thể không nhớ được, nhưng ngày mất thì không bao giờ quên, cho dù là bao nhiêu năm đi nữa.
tôi vẫn ngậm ngùi cho nỗi vất vả của người dân mình, cái thời còn khó khăn, khoa học chưa phát triển, việc gì cũng phải vắt sức để làm.
Tình yêu, tình thương mà anh chị dành cho tôi, tôi ngẫm, giống như tình cảm cha mẹ dành cho con cái: vô điều kiện và bao dung.
Mẹ khiến tôi không bao giờ ngừng thán phục.
Tình cảm gia đình ấm áp năm đó là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn tôi,…
• Chương II:
Ngày đó, lớp học nào cũng treo một cái bao roi mây.
Tôi luôn khao khát một ngôi trường không có cái roi nào cả.
Đối với một đứa trẻ thì sự khích lệ đúng lúc là phần thưởng tốt đẹp nhất chứ không hẳn là đồ chơi, quà vặt, bánh kẹo.
… quy định sinh ra phải dựa trên cơ sở tôn trọng con người.
Phải có giáo dục lao động và chỉ có giáo dục lao động mới tạo ra một người công dân thật sự có tâm hồn, có trách nhiệm,…
Rủi ro trên ghế nhà trường chỉ là những chướng ngại nhỏ,…
Tôi thấy hạnh phúc lắm khi mình may mắn được tới gần như thế với con người vĩ đại nhường ấy của đất nước. 
Nếu không có ước mơ thì con người sẽ sống tầm thường lắm,…
Học tập mà xa rời đời sống thì sẽ khiến cho người học như thể đang đi trên mây,…
• Chương III:
Mẹ là một người có rất nhiều ảnh hưởng tới tôi, từ ngày xưa cho đến mãi sau này vẫn thế.
• Chương IV:
Sống với tinh thần học tập, phát triển thì ở đâu mình cũng thích nghi được.
Con người mà, lúc khí thế hào hứng thì quên hết tất cả. Nhưng khi đứng trước sự chia ly, trước thách thức, trước sinh ly tử biệt thì bắt đầu suy nghĩ về thân phận mình.
• Chương V:
… những ngày tháng tuy vất vả nhưng yêu thương, gắn bó với nhau.”
… gặp “ông ba mươi” đã trở thành nỗi ám ảnh của bộ đội vùng Quế Sơn, Phước Sơn…
Trong chiến tranh có rất nhiều người nằm xuống, hy sinh vì nhiều lý do…
“Tư tưởng không thông thì đeo bi đông cũng nặng.”
… đất của ta, trời của ta, núi rừng trùng điệp của ta.
• Chương VI:
Tự truy bài nhau, tự trình bày, tự làm thầy giảng bài cho bạn chính là cách học tích cực và hiệu quả nhất.
“Xởi lởi trời cho, so đo trời rút lại”, và “Tiền ra ngoài cửa, tiền đã có chửa”.
Lúc làm hàng, không cần ai cho, chỉ cần ai mua hàng cho mình thì người đó đã thành ân nhân rồi.
Tôi khiêm tốn nhưng cũng rất gia giáo, nề nếp như ở nhà chứ không tùy tiện bao giờ.
… nếu là hòn đá mang trong mình ngọc quý, cũng sẽ được người ta trân trọng nâng lên đặt ở vị trí xứng đáng.”
• Chương VII: 
… phải làm gì liên quan đến nghề mà vẫn cứu được mình, giúp đỡ cho các đồng nghiệp.
Điều quan trọng là vẫn còn trường.
… phải có trách nhiệm với những phụ huynh đang lựa chọn đồng hành cùng chúng tôi. 
… nếu cùng đồng thuận, thì tiếp tục đồng hành. Còn không, mỗi người sẽ đi con đường riêng.
Nghĩ đến phát triển, trường đông học sinh, bề thế, vui vẻ trong lòng lại được khích lệ.
… miễn là có chí, có gan thì mọi việc sẽ được giải tỏa.  
• Chương VIII:
Trên đời giúp người, không mong người trả ơn nhưng có hậu đấy.     
Bất kỳ mục tiêu nào, tôi cũng luôn xác định mình phải làm chủ…
Một cách tình cờ, cả hai chủ nhân ban đầu của mỗi khu đất, đều yên tâm khi giao đất cho tôi.
• Chương IX: 
… bất kỳ công việc gì, nếu đầu óc thông suốt, tự nguyện, hứng thú thì người ta luôn sẵn sàng hết mình và đạt kết quả tích cực. 
Phải làm sao cho các thầy cô giáo có thêm hiểu biết về Tâm lý học,…
… cái uy ở đây là “quyền lực mềm” – còn lớn hơn cả kỷ luật thép – kỷ luật có từ sự tôn trọng, thấu hiểu và sẵn sàng thay đổi.
Tôi không nghĩ mình đã già và thực sự không có nhu cầu nghỉ ngơi.
Nếu quyết tâm và tiến bước đi lên, đường đi sẽ dần rõ nét và ở cuối đường hầm ánh sáng sẽ bừng lên, ánh sáng của những thành công. Tôi tin, những thế hệ học sinh của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ luôn cất cánh bay cao, bay xa…    
 
2. Xây Dựng Trường Học Hạnh Phúc - Con Đường Tôi Đi

Trường học hạnh phúc được khởi xướng từ loạt chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” trên Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 và đã bắt đầu lan rộng tới nhiều trường học. Đó là ngôi trường quan tâm tới cảm xúc và tâm lý học sinh; môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng, hợp tác; mỗi cá nhân được thể hiện giá trị của bản thân. Đó là nơi mang lại hạnh phúc thực sự cho học sinh và thầy cô giáo. 
Trong nhiều năm, đã có những ngôi trường, những nhà giáo dục tâm huyết khắp cả nước tự tìm hướng xây dựng những ngôi trường “mơ ước” cho nhiều thế hệ học trò, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục “vì sự phát triển của con người” và trải nghiệm niềm hạnh phúc lớn lao của nghề giáo. Nhà giáo-Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa là một trong những người kiên trì theo đuổi con đường xây dựng “Trường học hạnh phúc” ấy.
Cuốn sách này gói gọn những trải nghiệm và đúc rút thực tế của ông trong suốt sự nghiệp 30 năm lăn lộn với giáo dục và hành trình tìm kiếm con đường xây dựng “Trường học hạnh phúc”, được viết với sự hỗ trợ nhiệt thành từ hai cộng sự của ông.

Một số đoạn trích hay trong sách:   

- “Trường học hạnh phúc không phải là một khái niệm, cũng không phải là một mô hình. Khi nói đến trường học hạnh phúc, tôi hàm ý đến cách thức vận hành một ngôi trường.” 

- “ Nếu học sinh không học, không hứng thú với học tập nghĩa là giáo dục trong trường học đang không hiện hữu.” 

- “ Trường học là một cộng đồng học tập, nơi thiết lập mối quan hệ giữa người học (học sinh) và người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục (giáo viên). Mối quan hệ giữa thầy cô và học trò là trái tim của một trường học. Nếu học sinh không học, không hứng thú với học tập thì nghĩa là giáo dục trong trường học đang không hiện hữu. Có thể một điều gì đó đang diễn ra, nhưng đó vẫn không phải là giáo dục.” 

- “Chính lòng nhiệt huyết, tận tâm, tận lực, cùng trái tim yêu thương, bao dung của thầy cô chính là ngọn lửa thôi thúc, dẫn lối đến những phương pháp, cách thức giải quyết cho những tình huống và hoàn cảnh vô cùng phong phú của đời sống học đường.”

- “Luôn có những cảm xúc ẩn chứa dưới mỗi hành động của con người. Những gì ta tận mắt nhìn thấy chưa chắc đã phải là toàn bộ câu chuyện đằng sau đó. Để hiểu được học trò, hiểu được con trẻ, chúng ta cần lùi lại để nhìn rõ hơn và quan sát học trò nhiều hơn.”

- “Môi trường giáo dục vật chất và môi trường giáo dục tinh thần cùng nhau hỗ trợ để tạo nên bầu không khí của nhà trường. Trường học hạnh phúc là nơi mà bầu không khí của nhà trường ấm áp, thân thiện, chứa chan tình người. Các mối quan hệ trong trường học an toàn, yêu thương, tôn trọng, mọi người được hiểu và thấy mình có giá trị.”

Về tác giả

1/ Nhà giáo – Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa là một trong những người tiên phong thành công tìm hướng xây dựng Trường học hạnh phúc tại Việt Nam, với mục tiêu giáo dục nhất quán: “vì sự phát triển của con người”. Ông đồng thời là cố vấn của chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi và dự án Trường học hạnh phúc do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. 

2/ PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu – Tiến sĩ Tâm lý học đã từng nghiên cứu và thực hành Tâm lý học đường, Giáo dục đặc biệt, Tâm lý lâm sàng tại Hà Lan và Đại học St. John’s & Viện Albert Ellis, Hoa Kỳ. Bà có trên 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và thực hành Tâm lý-Giáo dục dành cho trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bà cũng là thành viên Ban cố vấn của chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi, Cha mẹ thay đổi và dự án Trường học hạnh phúc.

3/ Vũ Thị Việt Nga – Nhà sản xuất chương trình truyền hình tại Kênh Truyền hình giáo dục quốc gia VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam. Bà đảm nhận vai trò nhà sản xuất của các chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi, Cha mẹ thay đổi và Trường học hạnh phúc. Đây là series chương trình của kênh VTV7 gây tiếng vang và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng giáo dục và xã hội những năm qua.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét