Violympic ban đầu là cuộc thi giải toán trên mạng internet dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Về sau, cuộc thi có thêm những môn như tiếng anh, vật lý, tiếng việt để tạo thêm điều kiện học tập và mở rộng số lượng người tham gia. Cuộc thi được Bộ GD&ĐT Việt Nam phối hợp cùng với tập đoàn FPT tổ chức, Trường Đại học FPT là đơn vị thực hiện. Đây là một cuộc thi quá quen thuộc đối với cả học sinh lẫn phụ huynh trong những năm gần đây. Để giúp các em có một tài liệu ôn tập thật tốt, Newshop đã Tổng Hợp Các Dạng Đề Luyện Thi Violympic Lớp 3

I. Các dạng đề luyện thi Violympic - Môn Toán 

Bài 1: Tìm x
a. x - 452 = 77 + 48
b. x + 58 = 64 + 58
c. x - 1 – 2 – 3 – 4 = 0

Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?

Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.

Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km ... đến B cỳ cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?

Bài 5: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa ruộng đó (có để 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3 m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu m?

Bài 6: An, Bình, Hoà được cụ giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

Bài 7: Viết biểu sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:
a) 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
b) (24 + 6 x 5 + 6 ) – (12 + 6 x 3)
c) 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26

Bài 8: Bạn An viết dãy số: 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1... (Bắt đầu là số 1, tiếp đến 2 số 0 rồi lại đến số 1, ...) Hỏi:
a. Số hạng thứ 31 là số 1 hay số 0?
b. Khi viết đến số hạng thứ 100 thì ta viết bao nhiêu số 1, bao nhiêu số 0?

Bài 9: Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Bài 10: Người ta cần xe ô tô có 40 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại để chở hết số người đi dự hội nghị?

Bài 11: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng, tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài 12: Anh đi từ nhà đến trường hết giờ. Em đi từ nhà đến trường hết giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức :
a) 2 + 4 + 6 + 8 + ... + 34 + 36 + 38 + 40
b) 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 35 + 37 + 39

Bài 14: Hiện tại em học lớp 1, còn anh học lớp 6. Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp?

Bài 15: Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nữa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

Bài 16: Một hình chữ nhật có 2 lần chiều rộng thì hơn chiều dài 5m. Nhưng 2 lần chiều dài lại hơn 2 lần chiều rộng 10m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Bài 17: Lúc đầu nhà trường thuê 3 xe ô tô để chở vừa đủ 120 học sinh khối lớp 3 đi tham quan. Sau đó có thêm 80 học sinh khối lớp 4 đi cùng. Hỏi phải thuê tất cả bao nhiêu ô tô cùng loại để chở học sinh khối lớp 3 và khối lớp 4 đi tham quan.

Bài 18: Biết 1/3 tấm vải đỏ dài bằng 1/4 tấm vải xanh, cả hai tấm vải dài 84m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu m?

Bài 19: Hiệu hai số bằng 76. Nếu thêm vào số bị trừ 12 và giữ nguyên số trừ thì hiệu hai số thay đổi như thế nào? Tính hiệu đó.

Bài 20: Hãy nêu “qui luật” viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa:
a) 1, 4, 7, 10, …
b) 45, 40, 35, 30, …
c) 1, 2, 4, 8, 16, …


>>>  Tải file tại đây: ĐỀ LUYỆN THI VIOLYMPIC LỚP 3 MÔN TOÁN

 

II. Các dạng đề luyện thi Violympic lớp 2 - Môn Tiếng Việt 


Bài 1. Em hãy giúp Hổ Vàng sắp xếp lại vị trí các ô trống để thành câu hoặc thành phép tính phù hợp.
  • với/ mọi/ thân/ nhà./ thích/ chơi/ Gió
  • ương/ D/ ầm/ c
  • mơ/ xuân/ nở/ trắng/ rừng./ Ngày
  • giăng/ dày./ thành/ lũy/ sắt/ Núi
  • ở/ vót./ Bố/ tầng/ năm/ chót
  • bình./ hòa/ thu/ trăng/ Rừng/ rọi
  • H/ đ/ iện/ ại
  • đánh/ ta/ đá/ Tây./ cùng/ cây/ Rừng/núi
  • Đầu/ gọi/ trăng./ Dang/ tay/ gió/ đón/ gật
  • xuất/ quân./ Sư/ tử/ bàn/ chuyện
Bài 2. Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ (chú ý: có những ô chữ không ghép được với ô giữa)

Câu 1: Các từ hàng trên có thể ghép với từ “mặt” ở hàng giữa là:
  • tiền
  • khuôn
  • thương
  • khăn
  • thay,
  • gặp
Câu 2: Từ “mặt” có thể ghép được với các từ hàng dưới là
  • trời
  • mũi
  • bàn
  • nước
  • trăng
  • gió

Bài 3: Trắc nghiệm

Câu 1. từ nào chỉ đặc điểm trong câu: Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.”
A. Hóa ra
B. Một chú thỏ
C. Trắng, hồng
D. Đó là

Câu 2. Mái nhà chung trong bài thơ “Mái nhà chung” là gì?
A. sóng xanh rập rình
B. Lợp nghìn lá biếc
C. Nghiêng giàn gấc đỏ
D. Là bầu trời xanh

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:
"Anh em cùng một mẹ cha
Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành.”

A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Lặp từ
D. So sánh và nhân hóa

Câu 4. Từ nào là từ chỉ hành động trong các từ sau:
A. Công viên
B. Thư viện
C. Đọc sách
D. Chăm ngoan

Câu 5. Từ nào chứa “bảo” có nghĩa là chỉ bảo cho biết điều hay lẽ phải?
A. Bảo mật
B. Bảo ban
C. Bảo vệ
D. Bảo lưu

Câu 6. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Chuyên cần
B. Trái cây
C. Trong trẻo
D. Trung thủy

Câu 7. bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “bằng gì”? “Mẹ tô môi bằng son đỏ Bà tô môi bằng trầu xanh.” (bà và mẹ)
A. Bằng son đỏ
B. Trầu xanh
C. Bằng son đỏ, bằng trầu xanh
D. Tô môi

Câu 8. từ nào chứa tiếng “chật” không có nghĩa là nhỏ, hẹp
A. Chật ních
B. Chật vật
C. Chật chội
D. Chật hẹp

Câu 9. chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống
“Núi cao ngủ giữa ….. mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường.”
A. Chùm
B. Tầng
C. Chân
D. Chăn

Câu 10. Từ nào dưới đây khác với từ còn lại
A. Ăn tối
B. Ăn sáng
C. Ăn năn
D. Ăn trưa

Đáp án đề luyện vòng 17 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Bài 1. Em hãy giúp Hổ Vàng sắp xếp lại vị trí các ô trống để thành câu hoặc thành phép tính phù hợp.
  • Gió thích chơi thân với mọi nhà.
  • Dương cầm
  • Ngày xuân mơ nở trắng rừng.
  • Núi giăng thành lũy sắt dày.
  • Bố ở tầng năm chót vót.
  • Rừng thu trăng rọi hòa bình.
  • Hiện đại
  • Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
  • Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
  • Sư tử bàn chuyện xuất quân.
Bài 2. Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ (chú ý: có những ô chữ không ghép được với ô giữa).
Các từ đó là: tiền, khuôn, khăn, thay, gặp (tiền mặt, khuôn mặt, thay mặt, gặp mặt)

Bài 3: Trắc nghiệm
Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: B
Câu 6: D Câu 7: C Câu 8: B Câu 9: D Câu 10: C

>>>  Tải file tại đây: ĐỀ LUYỆN THI VIOLYMPIC LỚP 3 MÔN TIẾNG VIỆT
 


Hy vọng bài viết về Các dạng đề luyện thi Violympic lớp 3 của Newshop sẽ có ích đối với quý thầy cô, phụ huynh trong quá trình ôn luyện cho bé. Ngoài ra, quý phụ huynh cũng có thể tham khảo các cuốn sách tham khảo lớp 3 khác giúp các em đạt được kết quả mong muốn trong các kỳ thi sắp tới.