Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái (Minh Long)
Xem trọng giáo dục của cha mẹ với con cái là truyền thống tốt đẹp nổi bật nhất của dân tộc Do Thái. Mặc dù phải trải qua rất nhiều khó khăn và luôn phải phiêu bạt khắp nơi nhưng người Do Thái vẫn không quên dành cho con nền giáo dục tốt nhất. Và, họ còn tìm ra những phương pháp giáo dục con đặc biệt.
Trí tuệ là tài sản lớn nhất của con
Người Do Thái sùng bái trí tuệ, trân trọng kiến thức, họ không chỉ có ý thức bồi dưỡng cho con cái khả năng tự học mà còn thường xuyên cổ vũ trẻ thu nhận kiến thức qua nhiều con đường khác nhau. Khi trẻ còn nhỏ, đại đa số bố mẹ Do Thái dùng những vật dụng hằng ngày để giúp trẻ học ngoại ngữ. Ví dụ, họ thường sử dụng cốc, chậu rửa mặt, khăn mặt,… để đặt câu hỏi, giúp trẻ học những từ mới đơn giản. Ngoài ra, lúc dẫn con cái đi mua đồ, cha mẹ Do Thái thường chú ý đến ánh mắt của trẻ, chọn những đồ mà trẻ thích, nhân cơ hội đó dạy trẻ ngoại ngữ.
Có thể thấy, cha mẹ Do Thái giống như người làm vườn chăm chỉ chăm chồi cây non, họ sẽ phân loại tri thức theo hứng thú và sở thích của con ở từng giai đoạn rồi mới truyền thụ cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu nhẹ nhàng và hiệu quả.
Tự lập tự cường là kĩ năng sinh tồn của con
Cha mẹ Do Thái thường không nuông chiều con cái. Tình yêu của họ dành cho con đều có nguyên tắc, có mức độ. Nếu hành vi của trẻ vi phạm nguyên tắc, vượt quá giới hạn, cha mẹ sẽ không nương tay mà nghiêm khắc phê bình khuyên bảo. Những việc làm này khiến trẻ sống trẻ sống độc lập và có nguyên tắc, để khi trưởng thành là một người độc lập.
Kỹ năng sống độc lập có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Từ nhỏ, cha mẹ Do Thái đã hướng dẫn con làm các công việc trong gia đình như đổ rác, gấp quần áo, lau nhà,… để rèn luyện khả năng sống độc lập cho trẻ. Dù đôi lúc việc dạy những kĩ năng này mất nhiều thời gian hơn so với việc bố mẹ tự làm nhưng họ vẫn kiên trì chỉ bảo cho trẻ đến cùng. Vì họ hiểu rằng: Chỉ khi để trẻ học kĩ năng sống, trẻ mới có thể thực sự tách khỏi bố mẹ, thích nghi với cuộc sống, với xã hội. Cho nên trong quá trình dạy con, các bậc cha mẹ cần học theo phương pháp này, hết sức kiên nhẫn để chỉ bảo cho trẻ.
Quản lí tài chính là kĩ năng cơ bản của con
Người Do Thái ngoài việc hiểu giá trị của đồng tiền còn truyền dạy những kiến thức đó cho con cái để thế hệ sau hiểu được giá trị của nó. Khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền. Họ thường cùng trẻ chơi trò chơi đoán giá trị tiền tệ để nâng cao khả năng nhận biết đồng tiền cho con. Khi đi mua sắm, cha mẹ Do Thái thường để trẻ so sánh giá cả của các loại sản phẩm khác nhau nhằm bồi dưỡng khả năng chi tiêu của trẻ.
Người Do Thái cho rằng dạy trẻ những kiến thức tài chính này là rất quan trọng vì người có khả năng quản lí tài chính và ý thức đầu tư giỏi sẽ biết kiếm tiền và nắm giữ tiền bạc. Các bậc cha mẹ nên học tập cách làm của người Do Thái, bồi dưỡng khả năng đầu tư, quản lí cho trẻ từ nhỏ để trẻ có một nền tảng vững chắc trong tương lai.
Cuốn sách chia sẻ với các bậc cha mẹ bí quyết giáo dục trẻ của một trong những dân tộc thông minh nhất Thế giới. Còn chần chừ gì mà không mở cuốn sách này ra và chào đón tương lai thành công của con bạn!