Kinh Doanh Quốc Tế - Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu

Kinh Doanh Quốc Tế - Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu - Đây là quyển sách thứ hai về “Kinh Doanh Quốc Tế” sau quyển thứ nhứt đã được xuất bản lần đầu năm 2007, nhưng trong phần này, chúng tôi đã đề cập đến các chủ đề khác với những tầm nhìn khác và với các tài liệu mới.
219.000đ 175.200đ

Tiết kiệm: 43.800đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 20k
Giảm 11k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Kinh Doanh Quốc Tế - Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu
Kinh Doanh Quốc Tế - Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu
175.200đ 219.000đ Tiết kiệm: 43.800đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Kinh Doanh Quốc Tế - Thách Thức Của Cạnh Tranh Toàn Cầu

Hiện nay, tốc độ toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sôi động và nhanh chóng so với các thập niên trước đây của thế kỷ 20. Chúng ta đã nhìn thấy công ty đa quốc gia Siemens Đức có mặt tại 190 nước, so với số nhân viên trên 400.000 người, công ty Dutch Lady Hà Lan, công ty Samsung… đều đã đặt địa điểm kinh doanh tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh số bán và lợi nhuận của các công ty đa quốc gia đã nói trên đạt được ở ngoại quốc nhiều hơn gấp nhiều lần so với doanh số và lợi nhuận thu được ở trong chính các quốc gia họ. Việc sáp nhập và mua lại M&A (Mergers and Acquisitions) giữa các công ty đa quốc gia đã diễn ra mạnh mẽ trên thương trường quốc tế trong những năm gần đây. Vào khoảng tháng 3-2006, tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông Alcatel SA (Pháp) đã đạt được thỏa thuận mua lại Lucent Technologies Inc., một hãng của Mỹ cũng hoạt động trong lãnh vực này, với giá 13,4 tỷ USD. Theo kết quả kinh doanh năm 2005 của Alcatel và Lucent, tập đoàn mới chiếm 18,8% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu, có doanh thu 25 tỷ USD (tức 21 tỷ euro), vượt tập đoàn LM Ericsson của Thụy Điển (Doanh số 19,9 tỷ USD) và chỉ kém tập đoàn Circo Systems của Mỹ. Với việc sáp nhập này, năm 2009, tập đoàn mới tiết kiệm được 1,7 tỷ USD các loại chi phí và sẽ phải cắt giảm 8.800 lao động (tương đương 10% tổng số nhân viên).

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng suy giảm, các quốc gia và khu vực đều tìm cách điều chỉnh và cải cách thể thế kinh tế. Các quốc gia phát triển tiến hành việc điều chỉnh chánh sách kinh tế vĩ mô, giảm bớt việc can thiệp của chánh quyền vào đời sống kinh tế để chính thị trường tự điều chỉnh theo luật cung cầu, tức tăng cường tác động của cơ chế kinh tế thị trường. Trong khi đó, các nước đang phát triển thực hiện việc điều chỉnh và cải cách phương thức quản trị xí nghiệp, chủ yếu là “tư nhân hóa” (privatization), hay “phi quốc hữu hóa” và áp dụng cơ chế tự chủ của xí nghiệp. Đối với các nền kinh tế đã từng theo hệ thống kinh tế chỉ huy (command economy) trước đây như Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Đông Âu… các nước này đang trong tiến trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường (Market economy).

Như vậy, có thể nói làn sóng cải cách kinh tế đã lan rộng khắp thế giới, tăng cường thể chế
kinh tế thị trường và phát triển theo hướng kinh tế thị trường, đã trở thành trào lưu lịch sử và khuynh hướng của thế giới cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.

Nền kinh tế thế giới chịu tác động mạnh của ba yếu tố:
· Làn sóng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin.
· Các lợi ích của việc tự do hóa thương mại và
· Sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế.

Bố Cục Sách:
Nội dung quyển sách gồm các chương liên hệ sau:
Chương 1:       Toàn Cầu Hóa
Chương 2:       Các Mối Quan Hệ Giữa Doanh Nghiệp Và Chánh Quyền
Chương 3:       Lý Thuyết Thương Mại Quốc Tế
Chương 4:       Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực
(Regional economic integration)
Chương 5:       Thị Trường Hối Đoái
Chương 6:       Hệ Thống Tiền Tệ Quốc Tế IMS
Chương 7:       Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (Foreign Direct Investment: FDI)
Chương 8:       Các Chiến Lược Xuất Và Nhập Khẩu (Export and Import Strategies)
Chương 9:       Chiến Lược Và Tổ Chức Quốc Tế
(International Strategy And Organization)

Đặc Điểm Sư Phạm Của Sách:
Ngoài ra, trong quyển sách này, chúng tôi cũng đã đưa vào một số điểm sau:

· Dẫn chứng đến những hoạt động kinh doanh quốc tế của một số công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam hay ngoại quốc để minh họa việc kinh doanh.
· Các thuật ngữ chủ yếu, quan trọng của mỗi chương bằng tiếng Việt và tiếng Anh để giúp độc giả quen với các thuật ngữ tương đương này.
· Các “Tóm Lược” của mỗi chương bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh liên hệ.
· Cuối mỗi chương đều có các câu hỏi tự trắc nghiệm nhằm giúp độc giả tự kiểm tra kiến thức của mình sau khi đã đọc xong chương.
Sau cùng là Glossary bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt, để giải thích các từ chuyên môn.

Đây là quyển sách thứ hai về “Kinh Doanh Quốc Tế” sau quyển thứ nhứt đã được xuất bản lần đầu năm 2007, nhưng trong phần này, chúng tôi đã đề cập đến các chủ đề khác với những tầm nhìn khác và với các tài liệu mới. Chúng tôi đã căn cứ chủ yếu vào các sách sau để biên soạn, ngoài các tài liệu khác.

- Wild Wild Han (2006), “International Business: The Challenges of Globalization, thuộc University of London,  University of Wisconsin, Madison
- John Daniels & Lee H. Radebaugh (2001), “International Business” thuộc University of Miami…
- Ball & Mc Culloch & Frantz… (2006), “International Business”: The Challenge of Global Competition”, thuộc California State Universty, Long Beach, California Polytechnic University…
- John H. Willes & John. A. Willes (2006), “International Business Law”, Mc Graw - Hill.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger