Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21 mang đến cái nhìn tổng quan về quá trình hoạch định chính sách của Fed trong 70 năm qua, cho thấy những thay đổi trong nền kinh tế đã thúc đẩy những đổi mới của Fed như thế nào cũng như những thách thức mới mà Fed phải đối mặt, bao gồm: lạm phát quay trở lại, tiền điện tử, rủi ro bất ổn tài chính gia tăng và các mối đe dọa đối với tính độc lập của tổ chức này.
325.000đ 266.500đ

Tiết kiệm: 58.500đ (18%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 20k
Giảm 11k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21
Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21
266.500đ 325.000đ Tiết kiệm: 58.500đ (18%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Chính Sách Tiền Tệ Thế Kỷ 21

Cuốn sách đầu tiên bàn về lịch sử chống lạm phát & khủng hoảng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

Chính sách tiền tệ thế kỷ 21 xem xét Fed – cơ quan quản lý chính sách tiền tệ Mỹ của hiện tại và tương lai chủ yếu thông qua lăng kính lịch sử, nhằm giúp người đọc hiểu được Fed đã làm thế nào để đạt được vị trí như ngày nay, học được gì từ những thách thức đa dạng phải đối mặt, và có thể phát triển như thế nào trong tương lai.

Được viết bởi Ben S. Bernanke – người giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 đến năm 2014, cuốn sách mang đến cái nhìn tổng quan về quá trình hoạch định chính sách của Fed trong 70 năm qua, cho thấy những thay đổi trong nền kinh tế đã thúc đẩy những đổi mới của Fed như thế nào cũng như những thách thức mới mà Fed phải đối mặt, bao gồm: lạm phát quay trở lại, tiền điện tử, rủi ro bất ổn tài chính gia tăng và các mối đe dọa đối với tính độc lập của tổ chức này.

Ngoài việc giải thích các công cụ hoạch định chính sách mới của hệ thống ngân hàng trung ương, cuốn sách còn kể về những khoảnh khắc kịch tính mà với đó, các quyết định của Fed dưới triết lý của những người từng chèo lái tổ chức này - đã tạo nên nhiều tác động đáng kể. Sách gồm 4 phần:

1. Sự tăng giảm của lạm phát: bàn về các chiến lược ứng phó của Fed trước Đại Lạm Phát (thập niên 60-80 thế kỷ 20) và giai đoạn bùng nổ 1990.

2. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và Đại Suy thoái: bàn về những thách thức của thiên niên kỷ mới, trong đó có suy thoái 2001, giảm phát 2003, Khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008) và Đại Suy thoái (2009).

3. Từ nâng lãi suất đến đại dịch Covid-19: bàn về chiến lược của Fed từ sau thời Bernanke (2014) đến đại dịch Covid-19, gồm các chính sách nâng lãi suất, chính sách tiền tệ trung lập, nỗ lực đảm bảo tính độc lập của Fed và các biến động dưới thời Jay Powell, và chiến lược ứng phó khủng hoảng trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

4. Tương lai phía trước: đánh giá lại các công cụ mà Fed đã áp dụng, bàn về các phương án & công cụ mới để xây dựng chính sách hiệu quả, mạnh mẽ hơn, vai trò của chính sách tiền tệ trong việc duy trì ổn định tài chính, về tính độc lập và vai trò của Fed trong xã hội.

Những đánh giá thành công hay thất bại và những bài học trong chính sách tiền tệ của Mỹ trong 70 năm qua từ một chuyên gia như Bernanke chắc chắn là những kiến thức quý báu cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới. Hơn thế, người đọc còn học được từ trong cuốn sách này những bài học về lãnh đạo trong những tình huống khó khăn, về các lựa chọn mà những nhà làm chính sách phải đưa ra trong bối cảnh thông tin không đầy đủ.

MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN

“Như tôi thường nhận xét khi còn lãnh đạo Fed, chính sách tiền tệ không phải là thuốc chữa bách bệnh. Nhưng tiền thì quan trọng – rất quan trọng. Như phản ứng của Fed dưới thời Powell trước đại dịch đã minh họa, chính sách tiền tệ trong thế kỷ 21 – và hoạt động ngân hàng trung ương nói chung – được định hình bởi những đổi mới và thay đổi đáng chú ý.”

“Hầu hết nhà kinh tế tin rằng không nên dùng chính sách tài khóa thống trị, chính sách thường liên quan đến các quốc gia bị chiến tranh, thiên tai hoặc bất ổn chính trị tàn phá. Tuy nhiên, người ủng hộ lý thuyết tiền tệ hiện đại lập luận rằng dạng chính sách tài khóa thống trị là cách hiệu quả nhất để quản lý nền kinh tế.”

“Nhiều quốc gia khác, cả thị trường mới nổi và các nền kinh tế tiên tiến, đã áp dụng chính sách an toàn vĩ mô nhắm vào tình trạng giá bất động sản và cho vay thế chấp tăng quá cao. Chẳng hạn, một số nước không chỉ đặt ra mức tối đa tỉ lệ cho vay trên giá trị hoặc tỉ lệ nợ trên thu nhập tối đa đối với bên đi vay thế chấp mà còn cho phép các hạn chế đó thay đổi tùy theo diễn biến kinh tế. Các quốc gia khác còn áp dụng quy định giới hạn tỉ lệ khoản thế chấp có mức tiền trả trước thấp hoặc tỉ lệ nợ trên thu nhập cao mà một bên cho vay có thể đưa ra, kìm hãm tốc độ tăng trưởng cho vay chung của ngân hàng hoặc cho phép cơ quan quản lý tăng yêu cầu về vốn khi lo ngại giá nhà đất hoặc tín dụng tăng nhanh chóng.”

“Fed thường được xem là cơ quan độc lập. Điều này không có nghĩa là Fed hoàn toàn tự chủ, không chịu trách nhiệm giải trình, hoặc tách biệt khỏi chính trị. Trái lại, Fed là sản phẩm của hệ thống chính trị. Quyền hạn và cấu trúc của Fed – hay chính sự tồn tại của Fed – được quy định bởi đạo luật Dự trữ Liên bang, mà Quốc hội có thể sửa đổi bất kỳ lúc nào.”

“Chính sách tiền tệ vận hành với độ trễ đáng kể và việc nới lỏng hoặc thắt chặt chính sách có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài nhiều năm. (Việc nới lỏng và đảo ngược chính sách sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài hơn một thập kỷ.) Theo đó, tính liên tục và nhất quán của chính sách đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải duy trì tầm nhìn dài hạn hơn.”

“Vai trò nổi bật của Fed trong việc ổn định nền kinh tế và hệ thống tài chính đặt ra câu hỏi liệu cơ quan này có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề cấp bách khác không. Ví dụ, cái giá phải trả cho môi trường, xã hội và kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng rõ rệt. Ở lĩnh vực khác, khủng hoảng do đại dịch làm trầm trọng hơn những rạn nứt sâu sắc trong xã hội Mỹ. Trong số này, tình trạng bất bình đẳng ngày càng lớn về thu nhập và của cải, kinh tế hạn hẹp và tính cơ động xã hội, và sự chênh lệch dai dẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cơ hội kinh tế. Người da màu, người gốc Tây Ban Nha và các nhóm thiểu số khác chịu những bất lợi lớn nhất. Fed có thể giải quyết những vấn đề này không?”
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger