Tranh Tết Nét Tinh Hoa Truyền Thống Việt - Tranh Đông Hồ, Đám Cưới Chuột

Tranh Tết Nét Tinh Hoa Truyền Thống Việt - Tranh Đông Hồ, Đám Cưới Chuột

Tranh Tết là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt vào mỗi dịp Xuân về. Xưa, các làng tranh, cứ đến Tết lại nhộn nhịp in vẽ rồi quẩy đi bán khắp các nẻo chợ quê.
419.000đ 377.100đ

Tiết kiệm: 41.900đ (10%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Tranh Tết Nét Tinh Hoa Truyền Thống Việt - Tranh Đông Hồ, Đám Cưới Chuột
Tranh Tết Nét Tinh Hoa Truyền Thống Việt - Tranh Đông Hồ, Đám Cưới Chuột
377.100đ 419.000đ Tiết kiệm: 41.900đ (10%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Tranh Tết Nét Tinh Hoa Truyền Thống Việt - Tranh Đông Hồ, Đám Cưới Chuột
 
Tranh Tết là nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt vào mỗi dịp Xuân về. Xưa, các làng tranh, cứ đến Tết lại nhộn nhịp in vẽ rồi quẩy đi bán khắp các nẻo chợ quê. Hương Xuân, sắc Tết từ đó mà theo mỗi tờ tranh đến từng nhà. Mỗi bức không chỉ là sự kết hợp hài hòa, sắc sảo của cách nhìn và quan niệm về thế giới, hiện lên như là biểu trưng của tinh hoa và kỹ thuật dân gian điêu luyện; mà còn là sự tinh tế trong  thẩm mỹ, là những thông điệp và ước vọng nhân sinh. Tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh Tết nói riêng, có thể coi là một bách khoa thư về đời sống của người Việt, từ hững quan niệm vũ trụ cho đến các tư tưởng khai phóng, đề cao giá trị nhân văn.
Tranh Tết xưa nổi tiếng nhất sản xuất ở bốn địa danh: Đông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống ở châu thổ sông Hồng và làng Sình ở Huế. Các dòng tranh này chủ yếu thuộc thể loại tranh khắc gỗ, tùy theo từng dòng tranh mà dân gian xưa vận dụng các hình thức khắc, in, vẽ thế nào cho phù hợp. Ở tranh dân gian Đông Hồ, Kim Hoàng, ngoài bản khắc nét, người xưa còn dùng đến các bản khắc màu, in theo lối chồng nhiều bản. Trong khi đó, các dòng tranh như Hàng Trống, làng Sình lại sử dụng kỹ thuật vẽ (tô tranh) là chính, nên thường chỉ in một lần với một bản khắc nét. Các qui trình kỹ thuật khắc, in, vẽ này đều đem đến một hiệu quả thẩm mỹ khác nhau, làm nên sự phong phú đa dạng của nghệ thuật đồ họa dân gian Việt Nam. Trong các dòng tranh kể trên ngoại trừ tranh dân gian Làng Sình thì ba dòng tranh ở châu thổ Sông Hồng, bên cạnh các hình tượng biểu tượng (họa) được khắc vẽ trên tranh,  thì chữ Hán, Nôm (thư) đã có một vị thế khá quan trọng. Chúng góp phần tạo nên hồn cốt của nghệ thuật dân gian. “Thư làm cho họa được sâu sắc hơn, thú vị hơn, họa làm cho thư sinh động hơn rực rỡ hơn. Cả họa và thư đồng hiện giúp khắc vào tâm trí người Việt những giá trị tốt đẹp, truyền tải những thông điệp vượt thời gian của cha ông”.
Cuốn sách Tranh Tết – nét tinh hoa truyền thống Việt được ấn hành lần đầu vào năm 2016 cùng với dự án Cùng Bé Sáng Tạo khám phá tranh Tết. Nó đã được các độc giả nhỏ tuổi cho đến các bậc phụ huynh đón nhận một cách thích thú bởi những thông điệp mang đến là ngắn gọn và sáng rõ. Lần tái bản năm cuối 2018, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức phổ thông về các dòng tranh, cuốn sách đã được sửa chữa và bổ sung thêm những kết quả nghiên cứu mới nhằm mang đến sự hiểu biết đầy đủ hơn về nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. Từ các kiến thức về nghệ thuật thư họa cho đến vị thế của những tác phẩm này trong dòng chảy chung của nghệ thuật dân gian châu Á. Bên cạnh những phân tích, các bức tranh được lựa chọn cũng bổ sung một cách đầy đủ và đa dạng hơn. Các tác phẩm tranh dân gian Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan được đưa vào giới thiệu một cách khái quát nhất ngõ hầu mang đến một góc nhìn rộng mở cho độc giả nói chung.
Để tăng thêm dữ liệu và nhận thức về nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam, trong lần tái bản sách năm nay, xuân Canh Tý 2020, chúng tôi đã tiếp tục sửa chữa, cập nhật những kiến thức mới vào các phần đã ấn hành ở các năm trước, đồng thời bổ sung thêm một mảng tranh dân gian rất quan trọng ở phía Nam, đó là nghệ thuật Tranh Kiếng Nam Bộ. Dẫu rằng khác biệt hoàn toàn với các chất liệu tranh in mộc bản của bốn dòng tranh trải từ Bắc đến Trung về chất liệu, nhưng chúng tôi lại tìm thấy ở đó những nét tương đồng trong mẫu hình, tính tư duy và ít nhiều cả về kỹ thuật thể hiện. Ngoài ra với nghệ thuật tranh Kiếng Nam Bộ, ta còn nhìn thấy ở đó tính tiếp cận với nghệ thuật hiện đại, thích ứng với sự phát triển và thay đổi của xã hội. Nghệ thuật Tranh Kiếng Nam Bộ dường như đã thêm vào một nét chấm phá thú vị để hoàn thiện cho bản đồ đa sắc của nghệ thuật dân gian Việt Nam ở vùng đất mới.
Tết là thời điểm khởi đầu của một năm, Tết cũng là thời điểm để con người ngưỡng vọng tổ tiên, trao gửi những thông điệp cho các thế hệ. Trong đó những hình tượng, biểu tượng trên tranh dân gian, từ bao đời đã làm nên tinh thần cho cả một năm. Vậy nên, bắt đầu từ Tết Canh Tý 2020 năm nay, cho đến các lần tái bản sách tiếp theo, chúng tôi luôn gửi đến quí độc giả thông điệp cha ông từ việc giải mã ý nghĩa các bức tranh con giáp của năm. Kèm theo mỗi ấn phẩm là một tờ tranh Tết với lời chúc năm mới an khang thịnh vượng, để bên cạnh việc ăn Tết, chơi Tết, thì thưởng ngoạn Tết sẽ là một phần không thể thiếu, làm nên dư vị đủ đầy cho cuộc sống đương đại.
Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các nghệ nhân Đồng Hồ: Nguyễn Đăng Thế, Nguyễn Hữu Quả, nghệ nhân Hàng Trống Lê Đình Nghiên, nghệ nhân làng Sình Kỳ Hữu Phước đã cùng cấp tư liệu về các làng tranh; Nhà sưu tập Nguyễn Thu Hòa cung cấp tư liệu về tranh Kim Hoàng, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Huy cung cấp tư liệu về tranh Kiếng Nam Bộ. Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Diện đã giúp bổ sung, biên dịch và hiệu đính phần chữ Hán/ Nôm trong các chú giải của sách; cho phép chúng tôi sử dụng bài viết của ông về nghệ thuật thư họa tranh dân gian Việt Nam. Chúng tôi xin cảm ơn các tác giả ảnh: Lê Bích, Hoàng Anh Đức đã cho phép sử dụng một số bức ảnh trong ấn phẩm này.
Hy vọng rằng, cuốn sách này sẽ là một món quà ý nghĩa để lưu giữ truyền thống, vun đắp tương lai cho mọi thế hệ. Để mỗi dịp xuân về Tết đến, tranh dân gian lại tiếp tục vẽ nên ước vọng của người Việt ngàn đời.
Nhân dịp xuân Canh Tý 2020, trong mỗi ấn phẩm đặc biệt của sách Tranh Tết - Nét tinh hoa truyền thống Việt gửi đến quí bạn đọc đều có một bức tranh dân gian được in thủ công và vẽ tay từng bức trên chất liệu giấy dó. Đây là những tác phẩm được chúng tôi đặt hàng từ các nghệ nhân của những làng tranh dân gian như: nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả làng tranh dân gian Đông Hồ, nghệ nhân Trần Quốc Đức làng tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ nhân Kỳ Hữu Phước làng tranh dân gian Sình, bao gồm:
1. Đám cưới chuột, tranh dân gian Đông Hồ
2. Chuột múa rồng, tranh dân gian Đông Hồ
3. Tiến Tài, tranh dân gian Kim Hoàng
4. Tiến Lộc, tranh dân gian Kim Hoàng
5. Lợn nái đen, tranh dân gian Kim Hoàng
6. Đức Ông, tranh dân gian Làng Sình
7. Ông Hổ, tranh dân gian Làng Sình
Mỗi bức tranh được lựa chọn ra ở đây không chỉ là minh họa trực quan để quí bạn đọc có thể hiểu thêm về nghệ thuật của cha ông mà các tác phẩm ấy còn đem theo ân tình của những người làm sách chúng tôi với lời chúc: NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG!!!

Các bài viết liên quan:

► Cùng Đọc Sách Với Chủ Đề Lịch Sử Để Kỷ Niệm 73 Năm Quốc Khánh 2/9
► 
Những Cuốn Sách Hay Nhất Về Lịch Sử Việt Nam Và Thế Giới Qua Các Thời Kỳ
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger