Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu

Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu

Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu cách duy nhất để tự biết mình, theo Gibran trong Tiếng vô thanh, là tự mình lau sạch chiếc gương linh hồn để soi lấy nó, như một đức vua khác trong ngày đăng quang.
40.000đ 34.000đ

Tiết kiệm: 6.000đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu
Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu
34.000đ 40.000đ Tiết kiệm: 6.000đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Tiếng Vô Thanh & Người Tình Vĩnh Cửu

Thi sĩ, triết gia và họa sĩ Kahlil Gibran chào đời tại xứ Li-băng (Lebanon) giáp ranh miền Bắc của Israel. Mảnh đất nhìn ra Địa Trung Hải, với Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sát cạnh sườn, nên là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa lớn và sản sinh ra nhiều ngôn sứ nổi tiếng. Bản thân Kahlil Gibran cũng được đánh giá là một ngôn sứ của thời đại.

Kahlil Gibran đã được dịch khá nhiều ở Sài Gòn trước 1975. Một số tác phẩm được xuất bản gần đây như Giọt lệ và nụ cười, 2007, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Nguyễn Yến Anh dịch, tái bản bản in trước 1975), Ngọn lửa vĩnh cửu, 2009, Nxb Văn hóa Sài Gòn (Đỗ Tư Nghĩa dịch) và Nhà tiên tri, 2010, Nxb Thời đại (Châu Diên dịch, tái bản bản in năm 1992), nhưng rải rác. Lần này, với bộ sách Kahlil Gibran, nhà nghiên cứu – dịch giả Nguyễn Ước đã dành thời gian hơn 2 năm để dịch và giới thiệu cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về con người – tác phẩm lừng danh: Kahlil Gibran.

“Hãy tự biết mình”, như đức vua trong câu truyện Vua ẩn tu, là chủ đề chính của 24 dụ ngôn và thơ làm thành cuốn Tiếng vô thanh này, được dịch từ cuốn The Forerunner, His Parables and Poems ( Kẻ tiền hô, dụ ngôn và thơ của hắn, 1920), tác phẩm thứ hai Gibran viết bằng tiếng Anh.

Cách duy nhất để tự biết mình, theo Gibran trong
Tiếng Vô Thanh, là tự mình lau sạch chiếc gương linh hồn để soi lấy nó, như một đức vua khác trong ngày đăng quang. Hình ảnh chiếc gương gợi cho ta thấy một quan điểm tu tập của hệ phái thần bí Sufi Hồi giáo: bạn không thể tự thấy mình qua phản ánh của người khác. Như thế, ta thấy rõ tại sao Gibran được xem là nơi hội tụ của các tôn giáo và triết học Đông Tây.

Tự soi lấy mình để thức ngộ, thoát khỏi vô minh, như một câu hát của Phạm Duy: “Và khi thức dậy, tôi tìm thấy tôi.” Tỉnh thức và tìm thấy chỉ là một. Cái tôi tiền kiếp về đứng ngó hay cái tôi hiện kiếp đang ngồi đây cũng là một: nó là Kẻ tiền hô vô thanh của cái tôi bây giờ và cái tôi mai sau. Và từ đó, ta làm hành giả như trong một câu hát khác lần này của Trịnh Công Sơn: “Trời cao đất rộng một mình tôi đi; đời như vô tận, một mình tôi về với tôi.”

 

Nhà sách Newshop trân trọng gửi đến độc giả!
 

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét