Được Sống Và Kể Lại

Được Sống Và Kể Lại

Được Sống Và Kể Lại - Những năm cuối của cuộc chiến tranh, đứa trước đứa sau lần lượt nhập ngũ. Tín đi trước, làm lính thông tin ở mặt trận Quảng Trị, rồi đến lượt tôi, lính bộ binh, vào Kon Tum.
76.000đ 60.800đ

Tiết kiệm: 15.200đ (20%)

THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Được Sống Và Kể Lại
Được Sống Và Kể Lại
60.800đ 76.000đ Tiết kiệm: 15.200đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Được Sống Và Kể Lại

Trong lời tựa, họa sĩ Nguyễn Thanh Bình đã viết: “Năm 1965 tôi và Tín cùng nhập học vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam khi đó đang sơ tán ở Hà Bắc... Tín 14 truổi, còn tôi mới 11... Hai thằng nhóc đã cùng ngủ chung trên cái giường cá nhân bé tí, trong căn nhà cũng bé tí của một gia đình nông dân nghèo, suốt 7 năm trời. Những năm cuối của cuộc chiến tranh, đứa trước dước sau lần lượt nhập ngũ. Tín đi trước, làm lính thông tin ở mặt trận Quảng Trị, rồi đến lượt tôi, lính bộ binh, vào Kon Tum. Gần 30 năm sau, như sự run rủi của số phận, hai đứa lại ở gần nhau, khi tóc đã điểm bạc. Rất nhiều việc để chia sẻ, nhiều câu chuyện để kể cho nhau nghe, nhưng ấn tượng nhất, sâu đậm nhất vẫn là chuyện về những năm chiến tranh... với tất cả sự đồng cảm của những người bạn từng sống bên nhau thời niên thiếu và từng là lính vào sinh ra tử”.

Trong tác phẩm
Được Sống Và Kể Lại, Trần Luân Tín kể lại những năm tháng tuổi thơ, sau đó, anh đi bộ đội. Mở đầu tập sách là những câu thơ của Thu Bồn:

Con, một đứa con như trăm ngàn đứa khác
Khoác trên vai chiếc áo màu xanh bạc
Quẳng ba lô, ngồi phịch, nghỉ bên thềm

Trong sách có nhiều chi tiết thú vị, chẳng hạn lần đầu tiên được mặc quân phục: “Trung đội xếp thành hàng ngang. Lính quân nhu phân phát quân phục cho lính mới. Ba lô, quần áo, dép đúc, khăn mũ và những thứ thiết yếu khác được những người lính già ném xuống chân những người đang mặc thường phục. Cởi bỏ thường phục, mặc quân phục tại chỗ.

Tôi nhận được bộ số 1 với một cái áo trùm xuống tới gối, còn quần thì kéo lên tới ngực. Người trung đội trưởng đứng trên bậc tam cấp nhà kho rướn cổ nói rất to:

- Các đồng chí đổi cho nhau. Người nào không đổi được thì báo cho quân nhu để đổi.

Sân kho hợp tác xã đầy nắng đang im phắc chợt nhốn nháo. Người người nhấp nhổm săm soi quần áo. Bỏ áo vào quần, kéo ra rồi nhét vào. Xắn ống quần lên rồi lại thả xuống. Trung đội trưởng lại rướn cái cổ nổi đầy mạch máu, nói:

- Quân phục khác với xơvin, phải rộng rãi mới vận động chiến đấu được. Các đồng chí cứ mặc rộng, rồi sẽ quen.
Mầu xanh thay đổi hoàn toàn cảm giác của ngày hôm qua. Không còn viên chức, sinh viên hay thợ thuyền nữa, đột nhiên thấy gần gũi nhau hơn”.

Sự việc này diễn ra vào năm 1971, khi đó tác giả vừa 20 tuổi và là sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Trong Được Sống Và Kể Lại, tác giả dành nhiều trang để viết về “mùa hè đỏ lửa” năm 1972 ở thành cổ Quảng Trị. Kết thúc tập sách là câu chuyện đêm 30-4, rạng sáng 1-5-1975, đã có nhiều người lính hét vang một cách sung sướng: “Hoà bình”. Nhà điêu khắc Trần Luân Tín tự sự: “Tôi chỉ đơn giản là ghi lại thôi. Cho con nó đọc, cho bọn trẻ sau này đứa nào cần biết thêm về thời chiến tranh thì đọc…”.

 

Ngoài ra các bạn có thể đón đọc:

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét