Combo Việt Nam Thế Kỷ XVII + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam (Bộ 2 Cuốn)

Combo Việt Nam Thế Kỷ XVII + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam (Bộ 2 Cuốn)

Combo Việt Nam Thế Kỷ XVII + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam (Bộ 2 Cuốn) tổng quan về Địa Lý, Sản Vật, Kỹ Nghệ, Phong Tục Và Tập Quán An Nam được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876
458.000đ 389.300đ

Tiết kiệm: 68.700đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Việt Nam Thế Kỷ XVII + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam (Bộ 2 Cuốn)
Combo Việt Nam Thế Kỷ XVII + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam (Bộ 2 Cuốn)
389.300đ 458.000đ Tiết kiệm: 68.700đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Việt Nam Thế Kỷ XVII + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam (Bộ 2 Cuốn)

1. 
Việt Nam Thế Kỷ XVII

Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử Việt Nam, khi tình hình chiến sự và chính trị khốc liệt dai dẳng giữa các thế lực đã dẫn đến hiện trạng là ngày nay còn lại rất ít văn bản ghi chép chính thống và phi chính thống của chính người Việt về giai đoạn này.

Tuy vậy, đã xuất hiện một nghịch lý: ở chính thời đoạn nhiễu nhương này, tuy thiếu vắng tài liệu bản địa, song nguồn tài liệu về hai Đàng đến từ thế giới phương Tây lại đặc biệt phong phú. Chưa kể, những tập sách đó, chủ yếu do các thương nhân, nhà truyền giáo, lữ khách và khoa học gia viết nên, đã cung cấp một lượng lớn thông tin chi tiết cùng các góc nhìn đa chiều thú vị.

Trong số các tài liệu này, "Ký sự xứ Đàng Trong" của Cha Christoforo Borri và "Mô tả vương quốc Đàng Ngoài" của thương nhân Samuel Baron là đặc biệt đáng chú ý, với nhiều thông tin và mô tả giúp người đọc hiện đại dựng nên được bức tranh vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh về hai Đàng thời bấy giờ.

Nắm bắt được tầm quan trọng của hai cuốn sách trên trong công tác nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XVII, hai nhà Việt Nam học là Olga Dror và K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng, chất lượng, cùng phần giới thiệu hàm súc cho hai tác phẩm trên, giúp độc giả người Việt hiện đại phần nào dễ tiếp cận với bối cảnh lịch sử thời xưa.

Những chú giải như về nguồn gốc tên gọi “Cochinchina” và “Tonkin” (cùng nhiều biến thể); bối cảnh tiếp cận Việt Nam của người châu Âu ở thế kỷ XVII; cuộc đời riêng của hai tác giả/nhà du hành Christoforo Borri và Samuel Baron…

Tất cả được gói gọn trong ấn phẩm Việt Nam thế kỷ XVII: Những góc nhìn từ bên ngoài (Christoforo Borri về Đàng Trong và Samuel Baron về Đàng Ngoài).


2.
Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam: Tổng Quan Về Địa Lý, Sản Vật, Kỹ Nghệ, Phong Tục Và Tập Quán An Nam

Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam: Tổng Quan Về Địa Lý, Sản Vật, Kỹ Nghệ, Phong Tục Và Tập Quán An Nam (tên tiếng Pháp là L'empire d'Annam et le peuple annamite: Aperçu sur la géographie, les productions, l'industrie, les mœurs et les coutumes de l'Annam) – gọi tắt là Aperçu (Tổng quan), được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa.

Nhưng vào thời điểm đó, tờ báo này, chính thức chỉ được in với số lượng rất nhỏ; vì rất nhiều lý do, hầu hết đã thất lạc và đến lúc này rất khó để có được bộ sưu tập một cách thuận tiện. Đây là lý do tại sao Aperçu (Tổng quan) hoàn toàn bị bỏ qua không chỉ ở Sài Gòn mà đặc biệt cả ở Pháp. Cũng vì lý do này mà Jules Silvestre đã tiến hành định bản để xuất bản nó cùng với việc viết thêm những thông tin bổ sung và chú giải.

Dưới nhan đề khiêm tốn như trên, ẩn giấu một công trình thú vị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế: bất cứ khi nào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thể không viện dẫn.

Nghiên cứu này được xuất bản mà không có tên tác giả. Trên thực tế, đó không phải là công trình của một người: chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng. Họ hết sức thận trọng trong các vấn đề của chính quyền và luật pháp, chứng tỏ rằng họ đã sống xa các cơ quan công quyền, và những cân nhắc này cũng gợi ý cho chúng ta rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ các nhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Ai đó trong số họ, có lẽ là ngài Grand de la Liraye đã phải đúc kết, sắp xếp theo thứ tự và hoàn thành vào năm 1859, để khai sáng cho Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Pháp, và Thống đốc thuộc địa Nam kỳ đánh giá cao sự chính xác có giá trị của nó, đã cho công bố tác phẩm năm 1875.

Sau phần đầu của cuốn sách, khi tôn trọng một cách nghiêm cẩn văn bản gốc, Jules Silvestre mạn phép thêm Phụ lục để làm thành phần thứ hai của cuốn sách. Các ghi chú trong phần này có thể đem lại một vài lợi ích, một số ghi chú bổ sung cho những sự kiện các chi tiết vốn bị bỏ qua nhưng đầy quan trọng và không được trình bày; một số khác có mục đích làm rõ hoặc hoàn thiện các chủ đề chưa được xử lý thỏa đáng hoặc bị các tác giả của Aperçu (Tổng quan) bỏ sót.

Khi nhận xét về tính cách của người An Nam, các tác giả cho rằng trước hết phải xem An Nam là quốc gia văn minh; sau Trung Hoa và Nhật Bản, không có dân tộc nào trong vùng Viễn Đông xứng đáng được khách viễn du chú ý hơn An Nam. Bên cạnh những mô tả về ưu điểm của người dân bản địa thì các tác giả cũng nhận xét về khuyết điểm như: nhẹ dạ, sự kiêu căng tự phụ. Họ mê sự hào nhoáng, thích khoe khoang, dũng cảm khi không cần phải dè dặt. Ngay khi nỗi lo sợ xâm nhập vào lòng người An Nam, thay vì được kiềm chế, nó lại bùng ra, rồi mọi thứ gần như hết ngay. Sau đó, họ trở lại như cũ và tiếp tục mọi việc như trước đây. Người An Nam dối trá và lạnh lùng ở bề ngoài. Vì vậy, họ luôn phân biệt cái mà họ gọi là lý lẽ và thực tế (lý, tình), nghĩa là họ chỉ nói dối khi thấy quá bất tiện để nói sự thật và sự khôn ngoan này phải được chấp nhận là đúng và có lý do chính đáng đủ để trả lời các vấn đề rắc rối... Đối với tính háu ăn, cờ bạc và say rượu, đó là những tệ nạn ở đất nước này...

Ra đời trước tác phẩm Tâm lý dân tộc An Nam của Paul Giran gần năm mươi năm, Aperçu (Tổng quan) này có một vị thế khác, và có một cách đánh giá cũng tương đối khác.

Trong nội dung, bản tiếng Việt có bổ sung 16 tranh ảnh về Việt Nam xưa cho cuốn sách được thêm sinh động.

 

Các bài viết liên quan:

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét