Combo Sống 365 Ngày Một Năm + Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu (Bộ 2 Cuốn)

Combo Sống 365 Ngày Một Năm + Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu (Bộ 2 Cuốn)

Combo Sống 365 Ngày Một Năm + Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu (Bộ 2 Cuốn) - Qua bộ sách này, độc giả sẽ biết thêm về lối sống phù hợp cho bản thân để luôn tươi trẻ và trọn vẹn.
Sách hot 218.000đ 174.400đ

Tiết kiệm: 43.600đ (20%)

Khuyến mãi kết thúc sau
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Sống 365 Ngày Một Năm + Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu (Bộ 2 Cuốn)
Combo Sống 365 Ngày Một Năm + Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu (Bộ 2 Cuốn)
174.400đ 218.000đ Tiết kiệm: 43.600đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Sống 365 Ngày Một Năm + Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu (Bộ 2 Cuốn)

1. Sống 365 Ngày Một Năm

Mười năm trước, khi dịch những tác phẩm của Dale Canegie, Nguyễn Hiến Lê đã có ý nghĩ rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn cổ nhân nhưng khôn thì chúng ta chưa chắc đã khôn hơn.

Gần đây đọc những sách phổ thông về một môn mới nhất trong y học, môn tâm thân y khoa (médecine psyehosomatique), ông lại thấy chẳng những trong phép xử thế, tu thân mà ngay cả trong cái thuật sống vui vẻ và khỏe mạnh ta cũng cần phải ôn lại những lời của cổ nhân nữa.

Ông không chối cãi rằng trong một thế kỉ nay, khoa học đã giúp chúng ta biết thêm nhiều cách vệ sinh, diệt trùng, cách đề phòng những bệnh truyền nhiễm..., nhờ vậy mà số tử giảm đi trông thấy, mà đời sống trung bình của chúng ta tăng lên được vài chục năm; nhưng cũng từ khoảng một thế kỷ nay chúng ta mắc thêm nhiều bệnh không thấy được hoặc ít thấy ở thời cổ, như bệnh huyết áp cao, bệnh lở bao tử, bệnh trĩ, bệnh thần kinh suy nhược..., mà nguyên do chỉ tại chúng ta tuy chú trọng đến phép vệ sinh mà không theo phép dưỡng sinh của tổ tiên.

Mới cách đây ba chục năm, các nhà y học và các nhà tâm lí học phương Tây tìm ra được điều này là từ 50% đến 75% bệnh của chúng ta do xúc động chứ không phải do vi trùng gây nên, và muốn tránh bệnh đó (mà người Pháp gọi là maladies d’origine émotive: bệnh do xúc động), thì phải thay đổi cách sống, thay đổi tinh thần con người: Biết tự chủ để làm chủ hoàn cảnh, biết dễ dãi, giản dị, yêu công việc và yêu người chung quanh... Mà biết sống như vậy tức là biết phép dưỡng sinh của người xưa.
Cuốn sách kỹ năng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống mà chúng ta đang từng ngày trải qua. Chúng ta có đang thực sự đang sống hay chỉ đang tồn tại? và làm thế nào để có được một cuộc sống thực sự như chúng ta mong muốn...


2. Sống Theo Sở Thích Để Sống Lâu
 
Mới đọc lời giới thiệu bản tiếng Pháp, tôi nghĩ bụng: “Anh chàng này lập dị chăng? Là “lang băm chăng?” Bác sĩ gì mà viết sách khuyên người ta “cứ sống theo sở thích”, muốn ăn cho sướng miệng thì ăn, muốn uống rượu thì uống. Muốn hút thì hút. Mà muốn nằm dài ra suốt ngày thì cứ nằm! Từ xưa tới nay bác sĩ nào cũng cấm chúng ta đủ thứ, bắt chúng ta phải sống đúng phép vệ sinh mà sao ông Peter J.Steinekrohn này lại ăn nói ngược đời như vậy?” Nhưng đọc xong “Lời mở đầu” tôi thấy ông không phải là “lang băm”, ông đã hành nghề trong mấy chục năm, đông thân chủ – điều đó chưa đủ đảm bảo gì cả - ông lại diễn thuyết, viết báo viết sách dạy người ta đề phòng bệnh tật. Có “lang băm” nào lại nghĩ tới việc “trứ thư lập ngôn” đó? Rồi khi đọc hết cả mười chương, chương nào cũng thích thú - vì giọng ông rất hóm hỉnh - tôi nhận ra rằng mình đã ngờ oan ông. Ông can đảm chống lại ý kiến đại đa số các bạn đồng nghiệp của ông, làm cái “đích” cho bao nhiêu mũi tên tẩm độc mà không sờn lòng, nhưng chống lại một cách có lý, đầy lương thức, chứ không lập dị.

Trong mười chương bàn về mười vấn đề, vấn đề nào ông cũng xét cả hai phương diện: lợi và hại, khi nào lợi, khi nào hại, lợi cho ai, hại cho ai? Tại sao? Chẳng hạn “vấn đề uống rượu”, uống nhiều thì có hại, tuổi trẻ không nên tập uống, nhưng đã ngoài bốn mươi tuổi mà chưa hề thích rượu thì không sợ thành nghiện nữa, và nếu hay ưu tư, kém ăn, khó ngủ thì có thể uống mỗi ngày một vài ly nhỏ, miễn là không bị những bệnh đau tim, loét bao tử, động mạch viêm...

Về “vấn đề thể thao” cũng vậy, dưới 30 nên tập thể thao – hồi trẻ ông là một thể thao gia - nhưng từ 40 tuổi nếu không thích vận động mà thích nằm ghế xích đu thì đừng nên đua đòi người ta, đừng sợ dư luận, mà miễn cưỡng chạy nhảy tập tành, hại hơn là lợi.

Chủ trương của ông là không có một quy tắc bất di bất dịch nào áp dụng cho mọi người được mà cũng không có phương pháp trị bệnh nào công hiệu cho mọi bệnh nhân. Mập quá thì hại cho tim, cho động mạch, cần phải bớt ăn cho sút cân, nhưng một bà già 70 tuổi dù có dư hai ba chục ký lô thì cũng đừng nên bắt bà ta thay đổi cách ăn uống và lối sống. Hóa công đã cho bà mập mà vẫn thọ thì công trình của hóa công tuyệt hảo rồi, đừng theo sở kiến hẹp hòi, nông cạn của ta mà đòi sửa đổi, chỉ “lợn lành” hóa “lợn toi” thôi. Trong sách toàn những lời khuyên khá sáng suốt, xác đáng như vậy. Ông không lập dị chút nào cả! Đáng quý hơn nữa là ông có một nhân sinh quan rất khoáng đạt. Trong “Lời mở đầu” ông viết: “Triết lý của tôi như vầy: chúng ta chỉ sống có một lần thôi. Hôm qua là dĩ vãng, ngày mai là hy vọng, hôm nay là đời sống. Mỗi ngày chúng ta cứ sống cho thỏa thích, nếu không thì không phải là sống. Chỉ có mỗi một quy tắc mà bạn phải theo là quy tắc của cổ nhân: Đừng thái quá”.

Trong chương VII, xét về bệnh ưu tư của thời đại, ông khuyên: “Khi bạn kiếm được nhiều tiền quá, danh vọng cao quá, thiên hạ cúi rạp xuống chào bạn, bạn thử đặt lên bàn cân xem: một bên là sự thành công, một bên là sức khoẻ bị tiêu mòn, gia đình không vui, bạn bè thưa thớt, bên nào nặng, bên nào nhẹ? Bây giờ đã thành công rồi, bạn có chịu trả một giá đắt như vậy để mua cái danh lợi hão huyền kia nữa không? Thực thích thú mà được nghe một bác sĩ nổi tiếng là duy vật nói như vậy. Ông Steinekrohn không phải chỉ là một bác sĩ mà còn là một triết gia nữa. Tôi nhận thấy khoa học phương Tây sau một hai thế kỷ thắng được thiên nhiên trong vài khu vực mà sinh ra tự hào, coi thường thiên nhiên, thì từ sau thế chiến vừa rồi đã bắt đầu tự nhận là lầm lẫn, đôi khi muốn trở về với thiên nhiên, chẳng hạn trong việc trồng trọt, chăn nuôi, người ta đã ngờ rằng dung nhiều chất hóa học để diệt trùng, bồi bổ cho cây và súc vật mau lớn, chưa chắc là có lợi mà có thể có hại.

Về sự nuôi trẻ, xưa người ta khuyên phải cho bú, cho ngủ đúng giờ, cấm trò bú tay, ngày nay người ta chủ trương ngược lại, như các ông bà ta hồi xưa: trẻ đòi bú thì cho bú, buồn ngủ thì cho ngủ, tha hồ được mút cái núm vú cao su. Về y khoa, nhiều bác sĩ đã cảnh cáo không nên hơi chút là đè bệnh nhân ra cắt “hạch hầu long” (amygdale), ruột dư, hoặc cắt cả trái mật, bao tử, như vậy trái với thiên nhiên, sẽ mang họa vì công trình nào của thiên nhiên cũng hoàn hảo. Phải tìm ra nguyên nhân của bệnh về thể chất và về tinh thần, tâm lý, do đó mà môn “tâm thể y học” (médecine psychosomatique) hiện nay đang được coi trọng. Ông Steinekrohn thuộc hạng bác sĩ tân tiến đó, khi ông khuyên người ta sống theo thiên nhiên, nghĩa là một cách điều độ và hợp với bản tính của mỗi người.

Tôi tin rằng đọc cuốn này, độc giả sẽ hiểu được phần nào xu hướng tự nhiên của mình, tìm được một lối sống thích hợp với mình, vẫn tin khoa học nhưng không tận tin những thuyết chưa được chứng minh hẳn hoi, và nhờ vậy mà hết lo ngại, hưởng đời được nhiều hơn, sống lâu hơn. Sau cùng tôi cần xin lỗi độc giả: Tôi không phải là nhà chuyên môn, nhiều danh từ
y khoa dịch chắc chưa đúng, để độc giả khỏi hiểu lầm, tôi đã phải ghi thêm tiếng Pháp ở bên cạnh.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét