Combo Sách Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ

Combo Sách Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ

Combo Sách Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc; và mặt khác, từ đó, hiểu thêm về các khía cạnh lịch sử văn hóa – xã hội, đất và người Nam bộ.
654.000đ 555.900đ

Tiết kiệm: 98.100đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Sách Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ
Combo Sách Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ
555.900đ 654.000đ Tiết kiệm: 98.100đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Sách Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ 

1. 
Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 1

Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 1: Sự tích thần kỳ và hoang đường;  Cổ tích 

Yếu tố thần kỳ, biện pháp nghệ thuật mang tính chất lãng mạn và tượng trưng, vẫn còn được duy trì trong truyện cổ tích ở vùng đất này, song điều đó chiếm tỷ lệ ít ỏi hơn các yếu tố hoang đườngbắt nguồn từ các tín niệm gốc từ tín ngưỡng – tôn giáo. Ở loại cổ tích thần kỳ thì ngay như truyện Thạch Sanh cổ truyện cũng gắn với các địa điểm cụ thể, tức đa phần đều gắn với các yếu tố chỉ định về địa danh, nhân danh, tức rất gần với thể loại truyền thuyết và được tồn tại như những câu chuyện truyền ngôn của địa phương. Ở đây, một tín niệm phổ biến chi phối xu hướng sáng tạo truyện dân gian Nam bộ là thuyết duy hồn, và trong một số trường hợp tín niệm này lại gắn với thuyết nhân quả luân hồi của Phật giáo.

Biểu hiện đơn giản nhất của tín niệm này là sự không siêu thoát của những oan hồn, tức linh hồn của những người bị chết oan “chết bất đắc kỳ tử”. Những oan hồn này thường hiện hình thành hồn ma bóng quế để chọc ghẹo người trần thế (Sự tích sông Đôi Ma, Sự tích vịnh Đôi Ma, Hồn ma trên sông Vàm Cỏ Tâycủa người nô lệ bị ông Hóng nhấn chìm cùng với chiếc ghe đựng tiền kẽm...); hoặc bị chết đuối liền hiển hách linh thiêng (Cô Hiên ở Nha Mân, cô gái được thờ ở Dinh Cô Long Hải hay thành thần bảo hộ cho người (Sự tích Bà Đen Linh Sơn Thánh mẫu ở Tây Ninh)... Hiện tượng sóng thần ở vàm Tham Mạng (Đồng Nai), ở sông Xá Hương (hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây – Long An),ở rạch Cái Nai (Cần Thơ), ở Tắc Cậu v.v... là những câu chuyện được lý giải theo hướng này.
… 
Ở tập hợp trong truyện cổ tích thế sự, bao gồm loại truyện kể suy nguyên về nguồn gốc muông thú, cây cỏ và các sự vật, tập trung phản ánh các mối quan hệ trong gia đình và giữa các hạng người trong xã hội với bối cảnh sinh hoạt đời thường. Ở đây, các phẩm chất đạo lý đề cao tình nghĩa anh em, vợ chồng chung thủy và lẽ sống “ở hiền gặp lành”, sống có đức không có sức mà xài...

Ở đây yếu tố thần kỳ lại bắt nguồn từ tín niệm “thiên nhân tương ứng”, theo phương châm “Hoàng thiên bất phụ hảo nhơn”, tức trời cao cũng can thiệp vào việc xử lý những kẻ bất hảo, tham lam, làm việc ác, sống bất nghĩa.

Ở mỗi câu chuyện, hiện thực xã hội cổ xưa được nhìn với một tình cảm chất phác tự nhiên, được kể theo định hướng đạo đức thực tiễn với ước mơ đậm chất lãng mạn. Rõ ràng, những câu chuyện thế sự được kể theo một mạch truyện hợp lý và để đạt đến những cái hậu như ước mơ của mình, người ta phải viện đến yếu tố thiêng do trời định. Tín niệm làm cơ sở cho sự ảo hóa trong không ít cổ tích thế sự là sự tương ứng của trời và người.


2. 
Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2


Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2: Truyền thuyết địa danh và thôn làng; Truyền thuyết thú dữ; Truyền thuyết lịch sử thuộc thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn; Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp; Truyền thuyết về Chư Tăng và các ông Đạo

Thực tế, tín niệm thiên định luôn cộng tồn và xung đột với quan niệm “nhân định thắng thiên”. Rõ ràng vùng đất mới phương Nam thời khai hoang, tuy đất đai màu mỡ, nguồn thủy sản phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi, song còn hoang hóa, dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um, muỗi mòng, rắn rít... là trở lực to lớn. Đó là cơ sở thực tiễn của thái độ lưng chừng giữa thiên định và nhân định.

Ở các truyền thuyết kể về nguồn gốc địa danh và lai lịch làng xã đã phản ánh những sự tích, những tấm gương của các bậc tiền bối đã “đâm hà bá phá sơn lâm” để thiết lập nên làng xã. Đó là những nỗ lực giành được thắng lợi trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên.…

Một trong những loại truyện kể tiêu biểu cho công cuộc khai phá vùng đất mới là tập hợp chuyện kể về thú dữ: sấu, rắn, trâu hoang, heo rừng và đặc biệt là truyền thuyết và giai thoại về cọp. Ở đây, các truyện kể bao gồm cả truyền thuyết lẫn giai thoại – hay nói thông tục hơn là một thứ “ký sự lịch sử” bởi tính chất chỉ định về thời gian, địa điểm và tên người, tên đất cụ thể, và đặc biệt nó phản ánh chân thực thực tế lịch sử của buổi đầu khẩn hoang của từng địa phương, của từng vùng đất. Các giai thoại cười ra nước mắt về cọp đã chỉ ra nỗi ám ảnh về mối đe dọa của cọp; ở đó, có những giai thoại được xác định thời gian diễn ra mới vào những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Khi cộng đồng làng tổng đã biết chống cọp bằng súng chứ không thuần là võ nghệ, ví khại, gậy gộc, roi trường và gươm giáo.…

Nếu trong tập hợp truyện kể về thú dữ, tiêu biểu là chùm truyện kể về cọp hàm chứa những tín niệm dân gian về tín ngưỡng thờ thần hổ lẫn tín niệm thiên nhân tương ứng, theo phương châm “Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh” thì trong truyền thuyết lịch sử, một biến tướng đặc dị của tín niệm “thiên nhân tương ứng” là tín niệm chủ đạo trong hàng loạt các truyền thuyết liên quan đến thời đoạn bôn ba của Nguyễn Ánh, thường gọi là thời “tẩu quốc”. Ở đó, Nguyễn Ánh được xác tín là một vị “chúng vi vương”, tức có được thiên mệnh nắm giữ ngôi báu trong tương lai. Đó là cơ sở tạo nên hàng loạt các tình tiết hoang đường về việc trên đường bôn tẩu bị quân tướng Tây Sơn truy đuổi đã được trâu đưa sang sông, được rái cá xóa dấu chân, được sấu/ cá ông hỗ trợ, được trời ban cho dòng nước ngọt khi sắp chết khát trên biển, được trời làm mưa giúp ngăn chặn, đánh lạc hướng quân Tây Sơn....

Nói chung, dù việc thêu dệt ra những truyền thuyết này là vô tình hay cố ý thì hiện tượng này đã chỉ rõ tín nhiệm “thiên nhân tương ứng” là một tín niệm phổ biến của thời đại ấy. Nói cách khác, tín niệm này là một tín niệm quan trọng định hướng cho sự ảo hóa của nhiều truyền thuyết ở vùng đất này.…

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều biện sự ứng hợp với các giai đoạn lịch sử cụ thể, một giai đoạn lịch sử vinh quang và đầy bi phẫn, các câu chuyện về những người anh hùng kháng Pháp lại bị chi phối bởi những tín niệm cơ trời, vận trời. Sự thật lịch sử hiển nhiên là tất cả những nỗ lực đầy nhiệt huyết nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược trong giai đoạn này đều thất bại. Thế nhưng đối với người dân Lục tỉnh, tác giả những truyền thuyết và giai thoại kháng Pháp lại lý giải theo cách riêng của họ: đất nước đang hồi bĩ cực, cơ trời chuyển xoay như vậy nên phải vậy.… 

Tín niệm thời thế này có một điểm chung với một quan niệm xuất phát từ các giáo thuyết thời thượng khác của các tôn giáo cứu thế, những tôn giáo địa phương mà giáo thuyết mang tính chất tổng hợp cả Nho, Phật, Lão đang thu hút một bộ phận dân cư Nam Kỳ trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Đặc biệt nổi bật của thời kỳ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX này là nghĩa quân thất trận và nông dân mất ruộng, cơ cấu xã hội nông nghiệp cổ truyền bị xáo trộn dữ dội, những chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống đang đối đầu với những trào lưu tân thời ngoại nhập... Do vậy dưới nhãn quan của những người ưu thời mẫn thế, sau những cuộc đấu tranh võ trang thất bại thì thực tế lịch sử – xã hội đó cũng được xác tín đúng là thời mạt pháp(theo Phật giáo) hoặc là thời hạ ngươn (tức hạ nguyên– hiểu theo dịch lý Nho – Đạo). Đây là một khẳng định có tính chất tiên tri mà Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên đã phán truyền trước đó và bây giờ lại tỏ ra ứng nghiệm nên giờ đây được tiếp tục xiển dương.

3. 
Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 3

Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 3: Giai thoại văn nghệ; Cố sự thời thuộc địa

Kể từ khi đánh thành Gia Định, thực dân Pháp tiến hành công cuộc xây dựng bộ máy cai trị trên vùng đất này. Rõ ràng là trong hơn một trăm năm qua, tuy âm điệu phương Tây chiếm phần chủ đạo trong bản trường ca hiện đại hóa của vùng đất này, song sự rung động của các thế hệ cư dân hoàn toàn không như nhau, đặc biệt là những dị ứng và phản ứng từ thực tiễn ấy đã nảy sinh ra những phong trào có quy mô, đích và đường khác nhau, nhưng tất thảy đều có xu hướng đối kháng dân tộc chủ nghĩa. Ở buổi giao thời, cái mới phát đi một hướng và cái cũ, cái truyền thống lại được bảo lưu, đặc biệt là trong hoạt động sáng tác thơ văn của thế hệ nhà Nho yêu nước, các thức giả ưu thời mẫn thế và các ông Đại của những tôn giáo địa phương.

Giai thoại văn nghệ, ngoài những giai thoại liên quan đến hát bội, hò hát dân gian, còn được lưu truyền thì nổi bật là các giai thoại văn học gắn với các tên tuổi thời danh, từ Nguyễn Đình Chiểu, Thủ Khoa Huân, Thủ Khoa Nghĩa đến ông đò Sáu Mới, Nguyễn Quang Diêu thời Minh Tân... kéo dài đến các thế hệ nhà Nho đã biết dùng cả bút lông lẫn bút sắt, giỏi chữ Hán và thông quốc ngữ. Họ đã sử dụng vốn liếng Hán tự có được để làm thơ, sáng tác câu đối vạch mặt đám quan chức tân trào hãnh tiến, hợm hĩnh. Đây là thời kỳ mà văn chương tham dự tích cực vào nỗ lực

“Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.…

Mặt khác, các biến cố thời sự nóng bỏng cũng được phổ cập qua các sáng tác văn vần lục bát truyền đi khắp các địa phương và cũng nhanh chóng được in thành các tập sách mỏng bán ra thị trường. Các câu chuyện thời sự như vậy, một mặt được định hình bằng văn bản và mặt khác lại lưu truyền qua con đường truyền khẩu với sự thêm bớt không chừng, tạo nên tập hợp các câu chuyện có sức hấp dẫn riêng. Loại truyền thời sự này lưu truyền qua thời gian và không gian hoặc thuần theo con đường truyền khẩu hoặc từ các truyện kể thành văn do các nhà văn, nhà báo điều tra, sưu tầm công bố và từ đó được phổ biến, được độc giả kể lại theo cách kể truyện truyền khẩu, tức có thêm mắm dặm muối... cho đậm đà hơn và tất nhiên cũng được hướng theo chủ kiến riêng của họ. Điều này đã giải thích sự khác biệt về tình tiết, sự việc cụ thể của từng câu chuyện. chính vì vậy mà chúng trở thành một chùm truyện ký sự lịch sử – xã hội; ở đây, chúng tôi tạm định danh là loại truyện Cố sự thời thuộc địa.

Đa phần loại truyện này kể về những nhân vật ngoại hạng có những thành tích đặc dị với lối sống hảo hán hoặc phóng túng. Ở đó, trong mỗi truyện, bộc lộ bộ mặt trái của thời buổi văn minh Lang Sa.

 
4. 
Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 4


Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 4: Truyện ngụ ngôn; Truyện cười; Truyện Trạng

Kho tàng truyện ngụ ngôn dân gian Nam bộ về cơ bản, thuộc dòng truyện ngụ ngôn dân gian truyền thống. Tức đó là các truyện ngắn bao gồm một tích truyện được kể nhằm đưa ra một thông điệp về nhân sinh, một kết luận luân lý, triết lý hay một ý răn đời hoặc một nhận xét về thực tế. Chủ đề hoặc để đề cao trí thông minh, phẩm chất chính trực, sự khôn ngoan, lòng nhân ái...hay giễu cợt, châm biếm thói đời xấu xa, nhân tình thế thái đầy ý vị.

Ở tập hợp các truyện ngụ ngôn sưu tầm được ở miền Tây Nam bộ, đặc biệt loạt truyện ngụ ngôn nói về thỏ, chó sói, rái cá, chồn, voi, chim sẻ... rất dễ nhận ra đây là truyện ngụ ngôn gốc từ kho tàng văn học dân gian của đồng bào Khmer, thậm chí có một số truyện vốn từ truyện ngụ ngôn Ấn Độ mà nguồn gốc cụ thể là từ tập truyện Sri Hiptopatế (Hiptopadesa), dị bản Nam Ấn của bộ truyện ngụ ngôn lừng danh Panchatantra.

Hiển nhiên là do quá trình cộng cư chan hòa của người Việt và người Khmer là tiền đề khởi tạo nên hiện tượng giao lưu – tiếp biến văn hóa này. Điều này đã làm phong phú đáng kể cho kho tàng truyện ngụ ngôn dân gian Nam bộ....

Truyện cười ở Nam bộ, theo cách phân loại thông thường, có thể phân thành hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng.Tập hợp truyện khôi hài có hình thức như là những “trích đoạn” ngắn từ những sự việc xảy ra đây đó trong sinh hoạt hàng ngày: Tiếng cười được tạo ra là do một hành vi, một cử chỉ thất thường hay do vụng về trong lời đối thoại.

Các đối thoại diễn ra thì lời nói gây cười là câu nói ở đó xuất hiện một từ/cụm từ làm người nghe hiểu lệch hướng qua một nội dung khác. Đó có thể là cách chơi chữ kiểu “nhất tự lục nghĩa” tức cũng là từ đó, cụm từ đó được mở ra nhiều cách hiểu khác nhau, hướng sự việc được hiểu theo cách hài hước. Lại cũng phổ biến là cách cố ý đọc sai một số chữ Hán để sau đó đính chính lại nhằm biểu đạt ý kiến phê phán thói xấu nào đó của thế nhân.

Thêm nữa, cách đọc trại những câu châm ngôn chữ Hán vốn có ý nghĩa nghiêm túc thành ra câu nói nôm na thông tục dẫn đến một trường ngữ nghĩa cực kỳ táo tợn, thậm chí biến “thanh” thành “tục”...

Loại truyện khôi hài cũng thâu tóm các hành vi vụng về làm đối tượng phản ánh của mình. Ở đó, mỗi câu chuyện kể lại một sự việc và qua đó phơi bày các thói hư tật xấu của các hạng người trong xã hội đồng thời cũng hàm ý phê phán những tật xấu của các loại hạng ấy như thói ham mê cờ bạc, thói đĩ thõa, keo kiệt, hà tiện, hèn nhát, tham lam, dốt nát. Ở đây, tiếng cười dừng lại ở sự trào lộng hơn là đả kích như trong tập hợp truyện trào phúng,Truyện trào phúng là truyện châm biếm mang đậm ý nghĩa nhân sinh, được coi là tiếng cười xã hội. Ở đó, mũi nhọn tập trung vào các mối quan hệ xã hội trong các nhóm xã hội cụ thể.…

Một số truyện thuộc hệ thống truyện Trạng Quỳnh đã xuất hiện ở vùng đất này năm 1866 trong tập Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký và truyện Ba Giai - Tú Xuất, sau đó, cũng xuất hiện trong tập Chuyện khôi hài cũng của tác giả này, xuất bản năm 1882. Đây là chứng cớ cho thấy kiểu truyện trạng ở miền Bắc đã có mặt ở phương Nam. Chúng ta không có bằng chứng cụ thể, nhưng có thể dự đoán được rằng những khuôn mẫu của truyện trạng từ miền Trung, miền Bắc cũng đã theo chân những lưu dân vào đây từ khá lâu đời. Đều đó giải thích sự tương đồng của những mẫu đề của truyện cười và truyện trạng ở Nam bộ với các truyện trạng truyền thống và xác định truyện trạng Nam bộ kế thừa và phát triển dòng truyện trạng Việt ở một tọa độ địa lý – lịch sử mới.

Đến nay truyện trạng Nam bộ gồm truyện Thằng Dày, truyện Tư Nụm, truyện Ông Ó, truyện Ông Me, truyệnBảy Lẹ, truyện Bộ Ninh, truyện Tám Cồ, truyện Tám Chợ, truyện Hồng Cẩm Miêu và truyện Bác Ba Phi. Ngoài ra, chúng ta cũng được biết đến các ông trạng ở các miệt khác như Ông Cheo, Trùm Pho, Mười Công ở vùng Thủ Dầu Một xưa hay ở đất Gia Định xưa, nhưng số lượng truyện của các ông trạng này hầu như đã thất truyền, chỉ còn một vài truyện mà nay có thể sưu tầm được như truyện Ông Cheo đẽo cẳng lấy dăm nấu nước pha trà, truyện Ông Mười Phoăn thịt cheo nướng chấm cát thay vì muối, truyện Ông Mười Công kể về con sáo biết nói của bà nội... Đa phần các truyện trạng Nam bộ, không nhiều thì ít chen lẫn với một số truyện cười đậm chất trào lộng hơn là trào phúng.
 

Nhà sách NewShop xin trân trọng giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét