Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2

Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2

Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2 - góp phần làm phong phú kho tàng văn học dân gian của dân tộc; và mặt khác, từ đó, hiểu thêm về các khía cạnh lịch sử văn hóa – xã hội, đất và người Nam bộ.
180.000đ 153.000đ

Tiết kiệm: 27.000đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2
Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2
153.000đ 180.000đ Tiết kiệm: 27.000đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2

Tổng Tập Văn Học Dân Gian Nam Bộ - Quyển 2: Truyền thuyết địa danh và thôn làng; Truyền thuyết thú dữ; Truyền thuyết lịch sử thuộc thời Chúa Nguyễn, Tây Sơn và nhà Nguyễn; Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp; Truyền thuyết về Chư Tăng và các ông Đạo

Thực tế, tín niệm thiên định luôn cộng tồn và xung đột với quan niệm “nhân định thắng thiên”. Rõ ràng vùng đất mới phương Nam thời khai hoang, tuy đất đai màu mỡ, nguồn thủy sản phong phú, thời tiết khí hậu thuận lợi, song còn hoang hóa, dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um, muỗi mòng, rắn rít... là trở lực to lớn. Đó là cơ sở thực tiễn của thái độ lưng chừng giữa thiên định và nhân định.

Ở các truyền thuyết kể về nguồn gốc địa danh và lai lịch làng xã đã phản ánh những sự tích, những tấm gương của các bậc tiền bối đã “đâm hà bá phá sơn lâm” để thiết lập nên làng xã. Đó là những nỗ lực giành được thắng lợi trong công cuộc đấu tranh với thiên nhiên.…

Một trong những loại truyện kể tiêu biểu cho công cuộc khai phá vùng đất mới là tập hợp chuyện kể về thú dữ: sấu, rắn, trâu hoang, heo rừng và đặc biệt là truyền thuyết và giai thoại về cọp. Ở đây, các truyện kể bao gồm cả truyền thuyết lẫn giai thoại – hay nói thông tục hơn là một thứ “ký sự lịch sử” bởi tính chất chỉ định về thời gian, địa điểm và tên người, tên đất cụ thể, và đặc biệt nó phản ánh chân thực thực tế lịch sử của buổi đầu khẩn hoang của từng địa phương, của từng vùng đất. Các giai thoại cười ra nước mắt về cọp đã chỉ ra nỗi ám ảnh về mối đe dọa của cọp; ở đó, có những giai thoại được xác định thời gian diễn ra mới vào những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX. Khi cộng đồng làng tổng đã biết chống cọp bằng súng chứ không thuần là võ nghệ, ví khại, gậy gộc, roi trường và gươm giáo.…

Nếu trong tập hợp truyện kể về thú dữ, tiêu biểu là chùm truyện kể về cọp hàm chứa những tín niệm dân gian về tín ngưỡng thờ thần hổ lẫn tín niệm thiên nhân tương ứng, theo phương châm “Đạo cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh” thì trong truyền thuyết lịch sử, một biến tướng đặc dị của tín niệm “thiên nhân tương ứng” là tín niệm chủ đạo trong hàng loạt các truyền thuyết liên quan đến thời đoạn bôn ba của Nguyễn Ánh, thường gọi là thời “tẩu quốc”. Ở đó, Nguyễn Ánh được xác tín là một vị “chúng vi vương”, tức có được thiên mệnh nắm giữ ngôi báu trong tương lai. Đó là cơ sở tạo nên hàng loạt các tình tiết hoang đường về việc trên đường bôn tẩu bị quân tướng Tây Sơn truy đuổi đã được trâu đưa sang sông, được rái cá xóa dấu chân, được sấu/ cá ông hỗ trợ, được trời ban cho dòng nước ngọt khi sắp chết khát trên biển, được trời làm mưa giúp ngăn chặn, đánh lạc hướng quân Tây Sơn....

Nói chung, dù việc thêu dệt ra những truyền thuyết này là vô tình hay cố ý thì hiện tượng này đã chỉ rõ tín nhiệm “thiên nhân tương ứng” là một tín niệm phổ biến của thời đại ấy. Nói cách khác, tín niệm này là một tín niệm quan trọng định hướng cho sự ảo hóa của nhiều truyền thuyết ở vùng đất này.…

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều biện sự ứng hợp với các giai đoạn lịch sử cụ thể, một giai đoạn lịch sử vinh quang và đầy bi phẫn, các câu chuyện về những người anh hùng kháng Pháp lại bị chi phối bởi những tín niệm cơ trời, vận trời. Sự thật lịch sử hiển nhiên là tất cả những nỗ lực đầy nhiệt huyết nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược trong giai đoạn này đều thất bại. Thế nhưng đối với người dân Lục tỉnh, tác giả những truyền thuyết và giai thoại kháng Pháp lại lý giải theo cách riêng của họ: đất nước đang hồi bĩ cực, cơ trời chuyển xoay như vậy nên phải vậy.… 

Tín niệm thời thế này có một điểm chung với một quan niệm xuất phát từ các giáo thuyết thời thượng khác của các tôn giáo cứu thế, những tôn giáo địa phương mà giáo thuyết mang tính chất tổng hợp cả Nho, Phật, Lão đang thu hút một bộ phận dân cư Nam Kỳ trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Đặc biệt nổi bật của thời kỳ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX này là nghĩa quân thất trận và nông dân mất ruộng, cơ cấu xã hội nông nghiệp cổ truyền bị xáo trộn dữ dội, những chuẩn mực đạo đức, văn hóa truyền thống đang đối đầu với những trào lưu tân thời ngoại nhập... Do vậy dưới nhãn quan của những người ưu thời mẫn thế, sau những cuộc đấu tranh võ trang thất bại thì thực tế lịch sử – xã hội đó cũng được xác tín đúng là thời mạt pháp(theo Phật giáo) hoặc là thời hạ ngươn (tức hạ nguyên– hiểu theo dịch lý Nho – Đạo). Đây là một khẳng định có tính chất tiên tri mà Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên đã phán truyền trước đó và bây giờ lại tỏ ra ứng nghiệm nên giờ đây được tiếp tục xiển dương.

 

Nhà sách NewShop xin trân trọng giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét