Combo Sách Chiến Lược Gia: The Strategist + Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi + Tư Duy Của Chiến Lược Gia (Bộ 3 Cuốn)

Combo Sách Chiến Lược Gia: The Strategist + Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi + Tư Duy Của Chiến Lược Gia (Bộ 3 Cuốn)

Combo Sách Chiến Lược Gia: The Strategist + Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi + Tư Duy Của Chiến Lược Gia (Bộ 3 Cuốn) - Bộ sách kinh điển về chiến lược do một tượng đài về chiến lược dày công nghiên cứu.
537.000đ 456.450đ

Tiết kiệm: 80.550đ (15%)

THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Sách Chiến Lược Gia: The Strategist + Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi + Tư Duy Của Chiến Lược Gia (Bộ 3 Cuốn)
Combo Sách Chiến Lược Gia: The Strategist + Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi + Tư Duy Của Chiến Lược Gia (Bộ 3 Cuốn)
456.450đ 537.000đ Tiết kiệm: 80.550đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Sách Chiến Lược Gia: The Strategist + Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi + Tư Duy Của Chiến Lược Gia (Bộ 3 Cuốn)

1. Tư Duy Của Chiến Lược Gia - Nghệ Thuật Kinh Doanh Nhật Bản - The Mind Of The Strategist

 
 

Tư Duy Của Chiến Lược Gia - Nghệ Thuật Kinh Doanh Nhật Bản - The Mind Of The Strategist của tác giả Kenichi Ohmae là cuốn sách tập hợp quá trình tư duy và các kỹ thuật lập kế hoạch cần thiết của các công ty có tên tuổi, vén bức màn bí mật về cơ chế hoạt động của chúng và lý do tại sao các công ty này có thể tận dụng chúng để mang về lợi nhuận lớn cho họ.

Với hàng loạt các nghiên cứu tình huống về tư duy chiến lược, tác phẩm đậm chất cổ điển này của Ohmae đã truyền thêm động lực cho các nhà quản lý ngày nay tiếp tục trau dồi thêm kỹ năng, phát huy trí tưởng tượng và tìm ra thêm nhiều giải pháp hơn nữa cho doanh nghiệp.

Đây là cuốn sách về nghệ thuật kinh doanh Nhật bản – đất nước đã sản sinh ra Sony, Toyota, Panasonic, Honda, những cái tên đã quá quen thuộc và từng đánh bại cả những gã khổng lồ Mỹ trên thương trường. Cuốn sách này cũng nằm trong danh sách 100 cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại. Trong khi đó, tác giả Kenichi Ohmae là cộng sự cao cấp của McKinsey & Company, Inc. một trong những công ty tư vấn danh giá nhất trên thế giới. Chỉ vài lý do trên cũng đủ để bạn một lần mở thử cuốn sách này ra. Và cũng chỉ một lần mở ra là đủ để bạn đọc hết cuốn sách này vì thật khó có thể gấp lại khi bắt đầu đọc từ những trang đầu tiên. Hãy khám phá điều gì trong cuốn sách khiến nó trở nên hấp dẫn đến vậy?


2. The Strategist - Chiến Lược Gia - Để Tư Duy Chiến Lược Không Chỉ Nằm Trên Trang Giấy


A. NỘI DUNG CUỐN SÁCH

"Bạn có phải chiến lược gia không?", đó là câu hỏi mà Giáo sư Cynthia Montgomery đặt ra ngay từ đầu trong chương trình đào tạo lãnh đạo điều hành EOP (Entrepreneur, Owner, President) của Trường kinh doanh Harvard. Đây không phải câu hỏi để có câu trả lời, đây là câu hỏi gợi mở cho quá trình khám phá và hoàn thiện các năng lực chiến lược như xây dựng tầm nhìn, quản lý nguồn lực, điều binh khiển tướng vẫn dẫn dắt tổ chức đến thành công.

Viết theo phong cách cởi mở, lôi cuốn, cuốn sách của Cynthia Montgomery đưa ra những ý tưởng, quan điểm chiến lược không phức tạp đối với những người mới bắt đầu xây dựng tư duy chiến lược nhưng cũng không đơn giản đến mức những chuyên gia lão luyện thấy hời hợt và bỏ qua. Thông qua các câu chuyện, Giáo sư Cynthia Montgomery giúp các nhà lãnh đạo nắm bắt vai trò quan trọng trong vai hình tượng của một “chiến lược gia” để xác định các mục tiêu, lợi thế, kết hợp năng lực lãnh đạo với chiến lược nhằm thúc đẩy tổ chức phát triển. Tác giả chỉ ra rằng chiến lược không chỉ là một công cụ để khắc chế cạnh tranh, mà còn là lối tiếp cận mà các nhà lãnh đạo sử dụng để định hình con đường phát triển tổ chức một cách bền vững. Đây có lẽ đây là cuốn sách hay nhất về sự kết hợp hữu cơ giữa chiến lược và năng lực lãnh đạo.


B. CUỐN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI?

- Các lãnh đạo doanh nghiệp thuộc mọi quy mô;
- Các nhà điều hành đang loay hoay với việc thiết lập và thực thi chiến lược;
- Bất kỳ ai mong muốn làm chiến lược doanh nghiệp.

C. CUỐN SÁCH NÀY CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?

- Các ví dụ và câu chuyện trong cuốn sách này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm giảng dạy trong vòng 5 năm tại một trong những chương trình đào tạo toàn diện dành cho lãnh đạo cấp cao tại Trường Kinh doanh Harvard. Vì vậy, các bài học và phân tích trong cuốn sách mang tính thực tế cao, đã được kiểm chứng.

- Đây là một trong số ít những cuốn sách nói về chiến lược gia và phân tích sâu sắc hành trình trở thành chiến lược gia. Tác giả đã dành một phần nội dung để phân tích và làm rõ những sai lầm về khái niệm chiến lược gia của các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra một cái nhìn rõ ràng về chân dung của người làm chiến lược – cũng chính là nhà lãnh đạo.

- Cuốn sách phân tích sâu sắc về lý do tại sao nhà lãnh đạo cần phải là người làm chiến lược cho chính doanh nghiệp của mình. Tác giả cũng chỉ rõ rằng chiến lược không bao giờ kết thúc, nó là một quá trình tuần hoàn liên tục, bắt đầu với mục đích kinh doanh. 

- Thông qua các nghiên cứu sâu sắc về sự thành công của các ông lớn như Gucci, IKEA, Apple, tác giả cho độc giả thấy được rằng chiến lược không chỉ là bản kế hoạch trên giấy, nó giống như thực thể sống và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng để giúp doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn thăng trầm trong kinh doanh.   
 
D. VÌ SAO BẠN NÊN ĐỌC CUỐN SÁCH NÀY? 

- Giúp người đọc nắm được tầm quan trọng và lộ trình rõ ràng để trở thành một chiến lược gia giúp phát triển các chiến lược thành công, cả theo tổ chức và cá nhân.

- Thông suốt tư tưởng của người đọc rằng chiến lược không chỉ là một công cụ để khắc chế cạnh tranh, mà còn là lối tiếp cận mà các nhà lãnh đạo sử dụng để định hình con đường phát triển tổ chức một cách bền vững.

- Dề đọc và dễ áp dụng cho cả người mới và người đã có kinh nghiệm.

E. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ 

CYNTHIA A. MONTGOMERY là Giáo sư Quản trị Kinh doanh của Timken và là nguyên trưởng khoa Chiến lược tại Trường Kinh doanh Harvard, nơi bà đã giảng dạy trong 20 năm. Trong sáu năm qua, bà đã dẫn đầu lĩnh vực chiến lược trong chương trình điều hành được đánh giá cao của trường dành cho các nhà quản lý-chủ doanh nghiệp tại các công ty quy mô vừa trên toàn cầu. Montgomery là tác giả nhiều bài viết được đăng trên Financial Times, American Economic Review, Rand Journal of Economics, Strategic Management Journal, Management Science cùng nhiều tạp chí khác. 

F. ĐOẠN TRÍCH NỔI BẬT 

“Thật nông cạn, thậm chí nguy hiểm khi nghĩ rằng chiến lược gia có thể hoàn thành phần lớn chiến lược ngay từ đầu và tất cả những gì họ cần làm chỉ là thực thi đúng các phân tích đó. Các công ty lớn như Nike, Toyota và Amazon không ngừng phát triển và thay đổi. Chiến lược xuất sắc cũng vậy. Dù có thuyết phục và rõ ràng đến đâu, không một chiến lược nào có thể trở thành “cẩm nang” đầy đủ cho một công ty muốn duy trì sự phát triển lâu dài và thịnh vượng.”

“Không ai tôn trọng những nhà quản lý rụt rè, thụ động. Những nhà lãnh đạo táo bạo, có tầm nhìn xa, những người tự tin đưa công ty đi theo những hướng mới thú vị đều được nhiều người ngưỡng mộ. Đó không phải là một phần quan trọng của chiến lược và lãnh đạo sao?
Sự thật là như vậy. Nhưng sự tự tin mà mọi chiến lược gia giỏi cần đều có thể dễ dàng biến thành sự tự tin thái quá. Trong tư duy của nhiều nhà quản lý cũng như trong nhiều bài viết về quản lý hiện nay, có một niềm tin ngầm hiểu rằng một nhà quản lý có năng lực cao có thể tạo ra thành công trong hầu hết mọi tình huống. Một tác giả gọi đây là “cảm giác về quyền năng vô hạn đang cản trở hoạt động quản lý của người Mỹ, niềm tin rằng không có sự kiện hoặc tình huống nào quá phức tạp hoặc quá khó lường để phải quản lý và kiểm soát.””

“Khi bạn nghiền ngẫm ý tưởng về mục đích của công ty, bạn có thể tạo ra mối liên hệ quen thuộc với “lợi thế cạnh tranh”. Trên thực tế, thuật ngữ mục đích và lợi thế cạnh tranh có thể được sử dụng kết hợp với nhau, nhưng lợi thế cạnh tranh tập trung vào khả năng cạnh tranh của một công ty. Điều đó quan trọng nhưng chưa đủ. Các nhà lãnh đạo thường nghĩ rằng trọng tâm của chiến lược là đánh bại đối thủ cạnh tranh. Không phải vậy. Chiến lược là phục vụ một nhu cầu chưa được đáp ứng, làm điều gì đó độc đáo hoặc tốt cho một số bên liên quan. Chắc chắn việc đánh bại đối thủ là rất quan trọng, nhưng đó là kết quả của việc tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu đó chứ không phải là mục tiêu.”

“Nếu chỉ tập trung vào một lợi thế cạnh tranh duy nhất và mong đợi nó bền vững, thì bạn chưa hiểu hết những thách thức mà một chiến lược gia phải đối mặt. Điều này khiến các nhà quản lý xem chiến lược của họ như thứ đã đúc kết sẵn, và khi nhìn thấy rắc rối phía trước, nhà quản lý chuyển sang chế độ phòng thủ, co cụm để bảo vệ tình trạng hiện tại thay vì mạnh mẽ đối diện với thực tế mới. Đúng là, lợi thế cạnh tranh đóng vai trò quan trọng với chiến lược, và nếu kéo dài được càng lâu thì càng tốt. Tuy nhiên, lợi thế nào đi chăng nữa, giả sử như hệ thống tạo giá trị cốt lõi của công ty, chỉ là một phần nhỏ trong câu chuyện lớn hơn, một cảnh trong bộ phim đang chiếu. Điều quan trọng vẫn là quản lý linh hoạt qua từng cảnh, từng ngày, từng năm, đó mới là bản chất cốt yếu của vai trò lãnh đạo trong chiến lược.”

3. Chiến Lược Tốt Và Chiến Lược Tồi - Good Strategy Bad Strategy

 
Chiến lược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ định hướng doanh nghiệp đến an ninh quốc gia. Xây dựng và thực thi chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm của người lãnh đạo. Tuy nhiên, chiến lược giờ đây chỉ là những lời hô hào nhàm chán, đến nỗi chúng ta chẳng buồn để tâm khi một nhà lãnh đạo hô vang khẩu hiệu và đề ra những mục tiêu hoành tráng rồi gọi đó là “chiến lược”. Khái niệm này đã trở nên mong manh đến mức các chuyên gia gắn nó với mọi thứ, từ những tầm nhìn không tưởng đến các quy tắc thẩm mỹ không liên quan. 
Khoảng cách giữa chiến lược tốt và mớ bòng bong của những thứ mà người ta gọi là “chiến lược” ngày càng lớn dần theo năm tháng. Cuốn sách này ra đời nhằm “thức tỉnh” chúng ta về sự khác biệt to lớn giữa chiến lược tốt và chiến lược tồi, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo cải thiện khả năng xây dựng chiến lược tốt.

Trong Chiến Lược Tốt và Chiến Lược Tồi, Richard Rumelt đã định nghĩa một cách chính xác về “chiến lược”, chỉ ra những lầm tưởng của thế giới hiện đại về thuật ngữ đang được sử dụng một cách bừa bãi này. Thông qua những ví dụ được nghiên cứu kỹ lưỡng suốt hàng thập kỷ, từ câu chuyện của Apple, Wal-Mart, General Motors đến cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Chiến tranh Vùng vịnh hay Thế chiến thứ nhất,... ông vạch trần những yếu tố khiến các nhà lãnh đạo rơi vào cái bẫy của “chiến lược tồi” và phân tích sức mạnh to lớn của một “chiến lược tốt”.

Cuốn sách này cung cấp cho bạn:

Khung tư duy để đánh giá chiến lược kinh doanh
Hiểu biết về các yếu tố tạo nên chiến lược tốt
Cách thức xây dựng và triển khai chiến lược hiệu quả
Phân biệt được chiến lược tốt và chiến lược xấu

 

Điểm nổi bật

Chiến lược tốt và chiến lược tồi là cuốn sách kinh điển về chiến lược do một tượng đài về chiến lược dày công nghiên cứu. Giữa một thế giới nơi “chiến lược” bị gán cho những ý niệm mơ hồ và viển vông, Richard đã đưa ra những quan điểm đầy sắc sảo và vạch trần sự thật không làm hài lòng số đông. Ông đã đưa “chiến lược” về đúng bản chất vốn có của nó: chiến lược là sự tổng hợp nhất quán từ những phân tích, ý tưởng, chính sách, tranh luận và hành động nhằm ứng phó với một thách thức mang tính rủi ro cao.
Tác giả Richard Rumelt là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới về chiến lược và quản lý. The Economist đã đánh giá ông là một trong 25 người còn sống có ảnh hưởng lớn nhất đến các mô hình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Tờ McKinsey Quarterly mô tả ông là “nhà chiến lược về chiến lược” và là “một tượng đài về chiến lược”.
Cuốn sách phản ánh khả năng nắm bắt, tổng hợp và phân tích đáng kinh ngạc của Richard qua những giai thoại kinh điển về thế giới kinh doanh đương đại và lịch sử thế giới như Thế chiến thứ nhất, Chiến tranh Vùng vịnh, sự hồi sinh của Apple, đế chế Wal-mart,...

Cuốn sách này phù hợp với:

Doanh nhân
Quản lý cấp cao
Chuyên gia tư vấn chiến lược
Bất kỳ ai quan tâm đến việc học hỏi về chiến lược kinh doanh

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:

RICHARD P. RUMELT là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới về chiến lược và quản lý. The Economist đã đánh giá ông là một trong 25 người còn sống có ảnh hưởng lớn nhất đến các mô hình quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Tờ McKinsey Quarterly mô tả ông là “nhà chiến lược về chiến lược” và là “một tượng đài về chiến lược”.

Ông nhận bằng tiến sĩ tại Trường Kinh doanh Harvard, giữ chức Chủ tịch Harry và Elsa Kunin tại Trường Quản lý UCLA Anderson và là nhà tư vấn cho các công ty nhỏ như Công ty Samuel Goldwyn đến những gã khổng lồ như Shell International, cũng như cho các tổ chức trong lĩnh vực giáo dục và tổ chức phi lợi nhuận.


 
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger