Combo Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao (Bộ 4 Cuốn)

Combo Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao (Bộ 4 Cuốn)

Combo Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao (Bộ 4 Cuốn) - Chỉ cần mở sách ra, kiến thức khoa học thường thức về hàng vạn thứ sẽ cho bạn những khám phá vô cùng lí thú.
598.000đ 508.300đ

Tiết kiệm: 89.700đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao (Bộ 4 Cuốn)
Combo Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao (Bộ 4 Cuốn)
508.300đ 598.000đ Tiết kiệm: 89.700đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao (Bộ 4 Cuốn)

Xây dựng hệ thống kiến thức cho thiếu niên nâng cao năng lực tổng hợp qua hình thức hỏi đáp

Bạn có hứng thú với khoa học kĩ thuật và môi trường xung quanh không? Hay bạn đang muốn tìm hiểu những bí ẩn về con người và các loài sinh vật khác? Bạn cũng muốn khám phá các kì quan của nhân loại? Bộ sách Khoa học cho lứa tuổi thiếu niên – Mười vạn câu hỏi vì sao chứa đựng những vấn đề mà bạn quan tâm, nội dung kiến thức đáng tin cậy, lời giải đáp rõ ràng. Chỉ cần mở sách ra, kiến thức khoa học thường thức về hàng vạn thứ sẽ cho bạn những khám phá vô cùng lí thú.


1. Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Văn Hoá Và Đời Sống

Vì sao lại có nhiều cách lí giải khác nhau về bảy kì quan của thế giới cổ đại?

Vào thế kỉ 2 trước Công nguyên, nhà thám hiểm nổi tiếng người Phoenicia là Antipater đã lập ra danh sách bảy kì quan vĩ đại nhất do con người tạo ra mà ông đã thấy suốt dọc đường thám hiểm, gồm có: vườn treo Babylon, tượng thần Mặt Trời trên đảo Rhodes, lăng mộ của Mausolus, đền thờ thần Artemis, tượng thần Zeus, ngọn hải đăng Alexandria và kim tự tháp Ai Cập. Trong bảy kì quan này, ngoài kim tự tháp, những cái còn lại đều đã bị hủy hoại; vì vậy, vào thời Trung cổ, lại có một danh sách khác về bảy kì quan gồm: đấu trường La Mã ở Ý, khu hầm mộ Kom el Shoquafa ở vùng ven Sa mạc Libya, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, vòng tròn đá Stonehenge ở Anh, tháp Lưu Ly tại chùa Báo Ân ở Nam Kinh (Trung Quốc), tháp Nghiêng Pisa của Ý, thánh đường Hagia Sophia ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trạm bổ sung kiến thức

Phoenicia cổ đại, nơi đầu tiên nhắc đến “bảy kì quan của thế giới cổ đại”, có ngành thương mại và hàng hải cực kì phát triển. Hơn 2.600 năm trước, các nhà hàng hải người Phoenicia đã hoàn thành chuyến hành trình vòng quanh châu Phi.


2. Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Sinh Vật Và Môi Trường

Vì sao cá có thể lơ lửng trong nước?

Bên trong cơ thể cá có một túi bong bóng dài màu trắng chứa đầy không khí. Túi bong bóng này kiểm soát việc nổi hay chìm của cá. Tỉ trọng của cơ thể cá gần bằng hoặc bằng với tỉ trọng nước ở xung quanh, nghĩa là lực đẩy con cá chìm xuống gần bằng với lực tự thân nổi của con cá, giúp cá lơ lửng ở trong nước. Khi mang cá phập phồng để hô hấp, nước từ mang cá phụt ra và sinh ra phản lực đẩy cá tiến về phía trước, nhưng vây bụng của cá thi thoảng vẫn quạt nước để triệt tiêu lực này, giúp cá không bị mất thăng bằng.

Trạm bổ sung kiến thức

Theo bạn, có loài cá nào biết le cây không? Thực ra là có đấy nhé. Tại một số khu vực đầm lầy ở vùng cận nhiệt đới có loài cá thòi lòi (tên khoa học: Periophthalmini).  Chúng có một đôi vây bụng rất to khỏe tựa như móng vuốt, giúp chúng leo lên những cành cây thấp để bắt các loài chim nhỏ và côn trùng.

Góc khám phá


Có loài cá hô hấp bằng mang dưới nước để lấy ôxy, nhưng cũng có các loài cá như cá nheo sông Amur (tên khoa học: Silurus asotus), cá thòi lòi, v.v… có thể bò lên cạn và hô hấp qua vô số mao mạch nhỏ li ti dưới da và ở khoang miệng. Nếu môi trường nước thiếu ôxy, cá chạch có thể thở bằng ruột. Cá phổi (tên khoa học: Dipnoi) có thể hô hấp bằng những túi bong bóng với cấu tạo phức tạp trong phổi của chúng.


3. Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Khoa Học Kĩ Thuật Và Sáng Tạo

Hệ mặt trời được hình thành như thế nào?

Tại vị trí của hệ Mặt Trời ngày nay ban đầu là một đám tinh vân gồm bụi và khí khổng lồ xoay tròn chậm chạp. Ngoài khí hyđrô và khí heli ra, trong đám tinh vân này còn chứa các nguyên tố nặng như đá và sắt. Do lực hấp dẫn lẫn nhau giữa các thành phần cấu tạo, cho nên đám tinh vân nguyên thủy này bắt đầu dần dần thu hẹp lại. Trong quá trình đó, tốc độ tự quay của nó ngày càng nhanh hơn, cuối cùng nén lại thành một đĩa tròn lớn. Phần tâm của đĩa tròn này hình thành nên Mặt Trời. Các phần khác dồn lại thành đám, rồi dần dần vón cục lại tạo thành các hành tinh. Bốn hành tinh gần với Mặt Trời nhất được tạo thành từ đá và kim loại. Bốn hành tinh xa hơn hình thành từ các chất khí. Ngoài các hành tinh, Hệ Mặt Trời còn có các hành tinh lùn, sao chổi… Mặt Trời và các hành tinh không ngừng tự quay.

Trạm bổ sung kiến thức

Mặt Trời là một ngôi sao nằm ở vị trí trung tâm Hệ Mặt Trời, với tám hành tinh quay quanh.  Bốn

hành tinh gần Mặt Trời nhất lần lượt là Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, được gọi là những hành tinh đá, do thành phần chính cấu tạo nên chúng là đá và kim loại. Bốn hành tinh vòng ngoài của hệ Mặt Trời, lần lượt là Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, là những hành tinh có thành phần chính là khí, nên được gọi là nhóm hành tinh khí.

Góc khám phá

Dựa vào suy đoán của các nhà thiên văn học, Mặt Trời đã hình thành được 4,57 tỉ năm và đang ở giai đoạn “sung sức nhất”. Khi Mặt Trời già đi và nguội lạnh thì Hệ Mặt Trời cũng không còn được ổn định nữa. Nhưng thời kì đó ước đoán còn rất xa, khoảng trên 5 tỉ năm nữa.


4. Khoa Học Cho Lứa Tuổi Thiếu Niên - Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Cơ Thể Và Sức Khoẻ

Răng sâu có phải răng bị con sâu đục không?

Ngày trước, khi bị đau răng, người ta thường cho là bị sâu đục khoét, liền nhờ người khác bắt sâu. Thực ra, răng bị bệnh đa phần là do vi khuẩn phá hoại răng gây ra, không có con sâu nào trong đó cả. Khi chúng ta ăn thức ăn, có một ít thức ăn còn sót lại bám trên bề mặt răng hoặc kẹt trong kẽ răng. Vi khuẩn trong khoang miệng khiến cho chỗ thức ăn còn sót lại đó lên men, chuyển thành axit. Chính axit đó khiến cho bề mặt răng dần dần bị ăn mòn, gây thủng men răng, ngà răng, rồithâm nhập vào tuỷ răng, khiến tuỷ răng hoặc phần lợi bao quanh răng nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng, sinh đau nhức răng, ta vẫn gọi là sâu răng đấy! Trong số 32 chiếc răng của một người trưởng thành, chiếc nào cũng có thể bị sâu. Răng sâu khiến cho chức năng nhai bị suy giảm, gây trở ngại cho tiêu hoá, lâu dần, khiến ta dễ mắc bệnh dạ dày. Răng sâu được Tổ chức y tế thế giới (WHO) liệt kê là một trong ba bệnh phổ biến nhất của thế giới, tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Do đó, chúng ta phải vệ sinh răng miệng cẩn thận, nhằm bảo vệ hàm răng và khoang miệng sạch sẽ thơm tho.

Trạm bổ sung kiến thức

Khi đánh răng, chúng ta nên dùng bàn chải để chải răng lên xuống theo chiều dọc các kẽ răng, như vậy mới có thể chải hết thức ăn kẹt trong kẽ răng. Nếu chải răng theo chiều ngang, tuy bề mặt của răng được chải sạch sẽ nhưng không thể chải hết thức ăn còn mắc ở kẽ răng, hơn nữa việc này còn dễ gây tổn thương cho lợi và ngà răng.

Góc khám phá

Trên thế giới, kích cỡ, hình dáng, trật tự sắp xếp của hàm răng ở mỗi người đều không giống nhau, cho nên hàm răng chính là đặc điểm riêng của mỗi người. Đôi khi, cảnh sát căn cứ vào hàm răng để điều tra nhân dạng trong các vụ án.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét