Combo Bộ Sách Về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Bộ 3 Cuốn)

Combo Bộ Sách Về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Bộ 3 Cuốn)

Combo Bộ Sách Về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Bộ 3 Cuốn) - Bộ sách viết về chủ nghĩa khắc kỷ và cách giúp bạn sống tốt hơn.
Khuyến mãi kết thúc sau

Sắp phát hành

Dự kiến phát hành: 30/11/-0001

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Bộ Sách Về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Bộ 3 Cuốn)
Combo Bộ Sách Về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Bộ 3 Cuốn)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Bộ Sách Về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ (Bộ 3 Cuốn)

1. Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus

Discourses (Những bài thuyết giảng) của EPICTETUS tạo thành một trong ba tuyên bố đầy sức thuyết phục của đạo đức học thực tiễn Khắc kỷ từ thời kỳ đầu của Đế chế La Mã; hai tuyên ngôn còn lại là Những lá thư của Seneca và Meditations (Suy tưởng) của Marcus Aurelius. Về phương diện nào đó, tác phẩm của Epictetus là quan trọng nhất. Epictetus, không giống như hai nhà tư tưởng kia, ông là một giáo viên Khắc kỷ chính thống và là một trong những người nổi tiếng nhất ở thời của ông. 

Discourses (Những bài thuyết giảng) và Handbook (Cẩm nang thư) là hai tác phẩm sinh động, thẳng thắn, đầy sức thuyết phục và thách thức, được thể hiện theo cách gần gũi, dễ hiểu với nhiều người. Chúng đặt ra các nguyên tắc đạo đức cốt lõi của chủ nghĩa Khắc kỷ dưới hình thức được thiết kế để giúp mọi người áp dụng chúng vào thực tiễn và sử dụng chúng làm nền tảng để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp của con người. Một thông điệp chính đó là cơ sở của hạnh phúc hay an lạc đều ‘tùy thuộc ở chúng ta’ và tất cả chúng ta đều có khả năng hướng đến trạng thái này, bất chấp bối cảnh xã hội đặc thù hay cá tính của chúng ta. Một chủ đề có liên quan ấy là để đạt được tiến bộ theo chiều hướng này đòi hỏi sự kết hợp giữa việc suy ngẫm, phê phán và nỗ lực không ngừng nghỉ, đặc biệt ở chỗ đưa những nguyên tắc của chúng ta vào hành động và các mối quan hệ của ta. Epictetus cũng nhấn mạnh rằng khả năng này tạo thành một phần quan trọng và không thể tách rời của những gì khiến cho con người trở nên đặc biệt trong Vũ trụ tự nhiên, cũng như là biểu hiện xuất sắc của những gì ‘thần thánh’ trong chúng ta.
 
Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus là tác phẩm được đọc rộng rãi nhất và có sức ảnh hưởng nhất trong tất cả các tác phẩm của trường phái Khắc kỷ, từ thời cổ đại trở đi. Chúng vẫn phát biểu một cách hùng hồn với độc giả thời hiện đại và đã mang một ý nghĩa mới trong những năm gần đây, làm nền tảng cho ‘những chỉ dẫn trong cuộc sống’ và trị liệu tâm lý nhận thức.


2. Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản
 
Bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này? Có thể câu trả lời của bạn là muốn có một người bạn đời biết quan tâm, một công việc tốt và một ngôi nhà đẹp, nhưng chúng thực ra chỉ là một số thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Khi hỏi bạn mong muốn điều gì từ cuộc sống này, tôi đang hỏi theo nghĩa rộng nhất. Tôi không hỏi về những mục tiêu mà bạn đề ra khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, mà tôi đang hỏi về mục tiêu lớn lao trong cuộc sống của bạn. Nói cách khác, trong số những thứ bạn có thể theo đuổi trong cuộc sống, thứ nào bạn tin là có giá trị nhất?
Nhiều người sẽ khó lòng nêu ra được mục tiêu này. Họ biết mình muốn gì trong từng phút một hoặc thậm chí từng thập kỷ một trong suốt cuộc đời mình, nhưng họ chưa bao giờ dành thời gian để suy ngẫm về mục tiêu sống lớn lao của bản thân. Chuyện này có lẽ cũng dễ hiểu. Nền văn hóa của chúng ta vốn không khuyến khích mọi người nghĩ về những điều như vậy, mà chỉ tạo ra hết xao lãng này đến xao lãng khác, để chúng ta không bao giờ phải bận tâm đến chúng. Nhưng một mục tiêu lớn lao trong đời là thành phần đầu tiên của một triết lý sống. Nếu bạn không có một mục tiêu lớn lao trong đời, tức là bạn không có một triết lý sống chặt chẽ.

Nhưng tại sao có một triết lý sống lại quan trọng? Vì nếu không có nó, bạn sẽ có nguy cơ sống lầm lạc – bất kể bạn đã làm gì, bất kể mọi niềm vui thú mà bạn đã thụ hưởng lúc sinh thời, chung quy bạn vẫn sẽ sống một cuộc đời tồi tệ. Nói cách khác, có nguy cơ là lúc bạn đang nằm hấp hối trên giường, bạn sẽ nhìn lại và nhận ra rằng mình đã uổng phí một cơ hội sống. Thay vì dành cuộc đời mình để theo đuổi điều gì đó thực sự đáng giá, bạn đã phung phí nó khi mặc cho bản thân bị xao lãng trước vô số thứ phù phiếm mà cuộc đời đưa đến.

Giờ giả sử bạn đã xác định được mục tiêu lớn lao trong đời mình. Và bạn cũng biết rõ tại sao mục tiêu này lại đáng để phấn đấu. Dù thế, bạn vẫn có nguy cơ sống lầm lạc. Bạn có thể sẽ không đạt được mục tiêu này, nhất là nếu không có một chiến lược hiệu quả. Do đó, thành phần thứ hai của một triết lý sống là một chiến lược để đạt được mục tiêu lớn lao của bạn. Chiến lược này sẽ chỉ rõ cho bạn phải làm những gì trong cuộc sống hằng ngày, từ đó tối đa hóa khả năng đạt được điều mà bạn xem là đáng giá nhất trong cuộc đời mình.

Cuốn sách này dành cho những người đang tìm kiếm một triết lý sống. Trong các trang tiếp theo, tôi sẽ tập trung vào một triết lý mà tôi thấy hữu ích và tôi nghĩ rằng nhiều độc giả cũng sẽ thấy như vậy. Đó là triết lý của trường phái Khắc kỷ cổ đại. Tuy triết lý sống này đã lâu đời nhưng ngày nay nó xứng đáng nhận được sự chú ý của bất kỳ cá nhân nào mong muốn có được một cuộc sống vừa ý nghĩa vừa trọn vẹn – những người mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp.

Nói cách khác, cuốn
sách triết học này đưa ra lời khuyên mọi người nên sống như thế nào. Đúng hơn, tôi sẽ là cầu nối mang đến cho bạn lời khuyên của các triết gia Khắc kỷ từ hai ngàn năm trước. Đây là điều mà các triết gia đồng nghiệp của tôi thường miễn cưỡng thực hiện, nhưng nói đi cũng phải nói lại, họ chủ yếu quan tâm đến “tính học thuật” của triết học; tức là họ chuyên nghiên cứu về lý thuyết hoặc lịch sử. Ngược lại, tôi quan tâm đến tính thực tiễn của chủ nghĩa Khắc kỷ: mục tiêu của tôi là áp dụng triết lý này vào cuộc sống của mình và khuyến khích người khác áp dụng nó vào cuộc sống của họ. Tôi cho rằng các triết gia Khắc kỷ cổ đại sẽ khuyến khích cả hai đường hướng này, nhưng họ cũng sẽ khẳng định rằng lý do chính để tìm hiểu về chủ nghĩa Khắc kỷ là nhằm áp dụng nó vào thực tiễn.

3. Bàn Về Ham Muốn - Tại Sao Chúng Ta Muốn Thứ Mà Ta Muốn?

Chúng ta ngập chìm trong ham muốn gần như trong mỗi phút giây ta thức. Nếu chúng ta ngủ thì ham muốn tạm thời được chế ngự, trừ khi chúng ta mơ và những giấc mơ có thể sẽ được định hình bởi những ham muốn của chúng ta. Kỹ năng hình thành ham muốn của chúng ta thật phi thường. Chẳng có ai dạy chúng ta cách làm việc đó. Hơn thế nữa, nó còn là một kỹ năng mà chúng ta có thể luyện tập cả đời mà không biết mệt mỏi. Khi nói đến ham muốn, ai cũng là chuyên gia. Nếu có một giải Olympic về môn ham muốn thì tất cả chúng ta sẽ có mặt trong đội tuyển tham dự. Đau ốm và tuổi già có thể thay đổi thứ mà chúng ta ham muốn, nhưng chúng không khiến ta dừng ham muốn.

Ham muốn làm thế giới này trở nên sinh động. Nó hiện diện nơi đứa bé đang khóc đòi sữa, nơi bé gái đang loay hoay giải một bài toán, người phụ nữ gặp người mình yêu và quyết định có con sau đó, và bà cụ khom người trước khung tập đi, dịch chuyển từng bước chậm chạp dọc theo hành lang của viện dưỡng lão để nhận bức thư của mình. Khi tước bỏ ham muốn khỏi thế giới này, bạn sẽ ở một nơi mà sự sống đóng băng, con người không có lý do gì để sống và chẳng có lý do nào để chết.

Vì chúng ta liên tục trải nghiệm sự ham muốn nên chúng ta không nhận ra sự hiện diện của chúng. Cũng giống như tiếng ồn do quạt máy vi tính tạo ra. Tiếng ồn luôn có mặt ở đó, một tiếng thì thầm nhỏ, và bởi vì nó luôn có mặt ở đó nên chúng ta không để tâm tới nó. Tương tự như thế, chúng ta luôn lờ đi những ham muốn của mình, sự thăng trầm và vai trò của chúng trong cuộc sống của ta. Chỉ khi nào ham muốn của chúng ta trở nên dữ dội (như khi chúng ta bước vào tình yêu) hoặc khi xảy ra xung đột (như khi chúng ta thèm ăn một bát kem nhưng chúng ta lại ước mình không thèm nó nữa vì ta đang ăn kiêng) thì chúng ta mới chú ý đến những ham muốn của mình, cùng với sự pha trộn giữa cảm giác bối rối và bực bội. Và bởi chúng ta không nhận ra hoạt động của ham muốn bên trong mình nên chúng ta có đầy rẫy những quan niệm sai lầm về nó.

Đọc Bàn Về Ham Muốn - Tại Sao Chúng Ta Muốn Thứ Mà Ta Muốn? có thể giúp bạn để tâm đến sự vận hành của ham muốn trong mình. Khi đó, bạn sẽ nhanh chóng có nhận thức đầy kinh ngạc rằng ham muốn của bạn có một cuộc đời riêng. Chúng chợt lóe lên trong đầu bạn, gần như là từ trên trời rơi xuống. Thực sự, trong nhiều trường hợp, bạn không lựa chọn những ham muốn của mình nhiều bằng việc phát hiện thấy chúng tồn tại trong bạn. Bạn cũng sẽ hiểu rõ mức độ mà những ham muốn không mời mà đến này định đoạt cách mà bạn sống mỗi ngày và về lâu về dài là cách mà bạn sống hết cuộc đời mình.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét