Bàn Về Khế Ước Xã Hội (Tái Bản 2018)

Bàn Về Khế Ước Xã Hội (Tái Bản 2018)

Bàn Về Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.
125.000đ 100.000đ

Tiết kiệm: 25.000đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Bàn Về Khế Ước Xã Hội (Tái Bản 2018)
Bàn Về Khế Ước Xã Hội (Tái Bản 2018)
100.000đ 125.000đ Tiết kiệm: 25.000đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Bàn Về Khế Ước Xã Hội (Tái Bản 2018)

 
Bàn Về Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.

Bàn Về Khế Ước Xã Hội gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý...”

Về mục đích cuốn sách, tác giả viết: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người. Và có hay không luật pháp đúng với những ý nghĩa chân thực của nó”. Với luận văn này, J. J. Rousseau muốn “gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau”.
Toàn bộ luận văn trên dưới sáu vạn chữ được chia làm bốn quyển:

►Quyển thứ nhất gồm 9 chương, mở ra những ý niệm chung về sự hình thành một xã hội người từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và những ý niệm chung về việc thành lập Công ước xã hội.
►Quyển thứ hai gồm 12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp.
►Quyển thứ ba gồm 18 chương, bàn chủ yếu về vấn đề cơ quan hành pháp.
►Quyển thứ tư gồm 9 chương, bàn tiếp nhiều vấn đề, trong đó nổi lên vấn đề cơ quan tư pháp.

Những người yêu J. J. Rousseau và đã đọc Khế ước xã hội thường nói: đọc Khế ước xã hội thật là mệt. Vì văn chương của tác giả vừa uyên thâm, vừa uẩn súc; cách lập luận của ông dựa vào phương pháp logic kiểu Descartes, rành rọt, hiển nhiên, nhưng đồng thời bao quát nhiều ý niệm, soi vào nhiều góc cạnh của vấn đề, lại phải trình bày rất khéo léo những quan điểm đối nghịch với chính thống đương thời. Bài luận văn có những câu dài tới trên 10 dòng, phải tách nhỏ ra một cách linh hoạt thì mới diễn dịch được tư duy của tác giả. Nhưng thật là một niềm vui lớn cho người nghiên cứu khi nắm bắt được những ý lớn và khái quát được tư tưởng vĩ đại của J. J. Rousseau trong Khế ước xã hội. Cuốn sách được in chui và phát hành đầu năm 1762, khi mà Chính phủ Hoàng gia và Nghị viện Pháp ra lệnh đốt một số sách của Rousseau. Ông phải chạy trốn, sống cuộc đời lưu vong, không ổn định và nghèo khổ, cho đến ngày 2/7/1788, từ giã cõi đời tại làng Camenonville, và chôn trên hòn đảo Dương Liễu heo hút ngày 4/7/1788.
 
Những tư tưởng của Khế ước xã hội đã lay động bao lớp người không thỏa hiệp với chế độ quân chủ chuyên chế thời ấy; và khi cuộc Cách mạng Pháp kết thúc năm 1794, Hội nghị Quốc ước đã quyết định đưa hình tượng và tro hài của Jean-Jacques Rousseau vào Điện Panthéon, nơi chôn cất và lưu niệm các bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước Pháp.

Trên 200 năm đã trôi qua, kể từ ngày Khế ước xã hội ra đời mà luồng sáng do tác phẩm rọi ra vẫn còn ánh lên trước mắt chúng ta ngày nay.

Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo những cuốn Sách Chính Trị Hay Nhất của nhà sách Newshop.

Xin hân hạnh giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc!
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét