Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa

Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa

Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa - Từ chuyện tranh mà nghe ra cả chuyện người, chuyện mình, nghe ra cả những nhân tình thế thái… đầy nhẹ nhàng, sâu lắng.
499.000đ 404.190đ

Tiết kiệm: 94.810đ (19%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa
Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa
404.190đ 499.000đ Tiết kiệm: 94.810đ (19%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa

Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa

Nếu nói đây là một triển lãm tranh qua sách, có lẽ không đủ. Nếu nói đây là một tuyển tập, bao gồm rất nhiều những bức tranh cũ mới trong suốt hơn sáu chục năm vẽ không ngừng của họa sĩ Trịnh Lữ, có lẽ vẫn là chưa chuẩn. Như Lời chào, lời nhắn nhủ nhỏ ở đầu sách này, do chính tay tác giả Trịnh Lữ viết, bước vào cuốn sách này, bạn đọc như được mời đến nhà dùng trà, cùng ngắm tranh, rồi tâm tình đôi ba câu chuyện quanh tranh, quanh trà… Từ chuyện tranh mà nghe ra cả chuyện người, chuyện mình, nghe ra cả những nhân tình thế thái… đầy nhẹ nhàng, sâu lắng.

 
Không chỉ là một cuốn sách hay và đẹp, cái hay của cuốn sách chính là, người đọc là người xem tranh, là người thưởng tranh, biết về Trịnh Lữ vẽ thuở lên 5 lên 6 cho đến Trịnh Lữ của những ngày đã 70; biết về những câu chuyện rất riêng của tác giả, những người thân ruột thịt, những tháng ngày ham vẽ hơn ham học tích phân hàm số…; nhưng rồi thành ra chuyện riêng chung lúc nào không hay… Nghe ông kể chuyện rồi ngắm tranh ông vẽ, rồi như được trò chuyện, được đối thoại với một con người, một cảnh vật, một bình hoa, một mùa xuân này, một cảnh mùa thu rơi kia..., khi thì nhẹ nhàng, đôi khi như thủ thỉ, đôi khi như tâm tình, có lúc lại đáng yêu, và dí dỏm vô cùng….Để thấy mọi sự quanh mình đều có lời riêng, đáng trân quý vô cùng… Nghe tâm tình rồi cái tâm của ta cũng sinh tình, mà nở hoa…
 
Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa

 
Bố cục sách:
Trịnh Lữ bày chữ, chọn tranh theo những mảng đề tài sáng tác của mình: Chân dung; Tĩnh vật và Phong cảnh. Tưởng là tách rời, nhưng hóa ra không phải. Tưởng là xa lạ mà hóa ra thân quen lúc nào. Để rồi nhận ra tại sao tác giả lại bảo Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa… Bên cạnh đó là phần “Gỗ và lửa – ái tình còn đang làm”, chưa xong. Chính bởi vậy Trịnh Lữ không cho đây là một triển lãm “hồi cố”, vì ông vẫn đang làm, đang vẽ tiếp. Vậy là câu chuyện sẽ không chỉ dừng lại trong sách này, hy vọng của tác giả là, rồi dịch bệnh qua đi, những người yêu tranh, có thể thực sự ngồi xuống cùng nhau, mà trò chuyện về tranh.
 
Nhận xét về Trịnh Lữ:
- Ông thuở thanh niên làm phát thanh viên tiếng Anh ở Đài tiếng nói Việt Nam, rồi qua Mỹ sống hơn 20 năm, dịch sách, vẽ tranh, triển lãm, làm nhiều nghề khác nữa, kiếm sống cũng đơn giản như bất cứ người lao động nào, cho đến tận bây giờ, khi đã ngoài 70 tuổi. Ngoài tất cả những cái đó ra, tôi có cảm giác, ông vẫn như thế trong suốt cuộc đời mình – nhẹ nhàng sống và làm việc, không tranh đoạt, gay cấn với cái gì, không thay đổi cách vẽ, cách viết. Đó chính là cái hơi lạ, vì một người đã vẽ ít nhất 50 năm qua, mà dường như bút pháp vẫn thế, được định hình ngay từ đầu. Nét bút cũng không già đi theo năm tháng. (Phan Cẩm Thượng)
 
- Trịnh Lữ vẽ trực họa. Ông vẽ chân dung con người, phong cảnh thiên nhiên, tĩnh vật đặc tả, các loại hoa và những vật dụng thường thấy trong cuộc sống hằng ngày. Vật liệu sử dụng trong tranh của ông chủ yếu là mầu nước, phấn mầu, sơn dầu. Trịnh Lữ là họa sỹ có ngôn ngữ biểu hiện rất tinh tế trong kỹ thuật thể hiện trạng thái tâm lý con người và cảnh vật thiên nhiên.
 
Trịnh Lữ vẽ, trước tiên là để cho mình. Ông kể lại câu chuyện của chính mình một cách trung thực những gì ông cảm thấy, quan sát thấy về cuộc sống mà ông đã và đang trải nghiệm.
 
Trịnh Lữ là mẫu người duy mỹ đặc biệt mà tôi được biết. Ông tin tưởng chắc chắn rằng: Thế giới này thật đáng sống, con người thật hiền hòa tử tế trong thiên nhiên đầy quyến rũ mộng mơ. (Đào Châu Hải)
 

Thông tin tác giả:

 
SÁCH DỊCH: Chuyện hễu của Billi Borker • Cuộc đời của Pi • Con nhân mã ở trong vườn • Utopia • Hội họa Trung Hoa qua lời các danh nhân và danh họa • Rừng Nauy • Tội ác chôn vùi - Sự thật tàn bạo • Trần trụi với văn chương • Nhạc đời may rủi • Biển • Tuyển tập Truyện ngắn Úc • Người trong bóng tối • Đại gia Gatsby • Tham vọng bá quyền • Nhập môn nghiên cứu dịch thuật • Bàn về nhiếp ảnh • Nghệ thuật và tâm thức sáng tạo.
Hai tập thơ dịch từ Việt ra Anh: Natural Colours và Calling my March.
 
SÁCH VIẾT: Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ • Trịnh Hữu Ngọc - Từ những tác phẩm còn lại (song ngữ Anh-Việt) • Trịnh Lữ Ghi chép • Câu chuyện Ba Vì (tiếng Việt và tiếng Anh)
 
• Bộ sách 3 cuốn (tiếng Việt và tiếng Anh) đúc kết và chia sẻ kinh nghiệm làm từ thiện của Quỹ Atlantic tại Việt Nam: Từ Cộng đồng và Vì Cộng đồng/From Communities and For Communities • Tác động và Bền vững/Impact & Sustainability • Công bằng Y tế/Equity in Health.
TIỂU SỬ HỘI HỌA
Tôi sinh năm Đinh Hợi (tháng 1/1948) tại Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội.
 
1955-1959: Học vẽ cơ bản trong Lớp vẽ Thủ Đô của bố mẹ (HS Trịnh Hữu Ngọc và HS Nguyễn Thị Khang) mở cho cả người lớn và trẻ em tại nhà ở 78 Hàng Bông Thợ Nhuộm – Hà Nội.
 
1960-1965: Học trực họa và thiết kế nội thất qua việc phụ giúp các công việc sáng tác và dạy học của bố (trường Mỹ thuật Công nghiệp) và mẹ (Lớp vẽ Dân lập Hà Nội). Hai năm liền 1961-1962 được giải thưởng của cuộc thi vẽ thiếu nhi quốc tế do tạp chí Shankar (Ấn Độ) tổ chức.
1965-1969: Sinh viên khoá 10 Đại học Bách khoa, khóa 1 Đại học Mỏ Địa chất. Vẽ nhiều phong cảnh và chân dung ở những nơi sơ tán và thực tập, từ Lũng Vài (Đồng Đăng-Kỳ Lừa) đến Thuận Thành (Hà Bắc) và các vùng mỏ Hòn Gay, Cẩm Phả... Làm họa sỹ vẽ phông sân khấu cho các tiết mục dự thi “Tiếng hát át tiếng bom” của trường Mỏ Địa chất trong các hội diễn của sinh viên đại học miền Bắc tại Hà Nội. 
 
1970-1971: Sống bằng vẽ tranh cổ động và kẻ khẩu hiệu phục vụ chiến cuộc nhờ các hợp đồng của bác Phạm Viết Song với Sở Văn hóa Hà Nội.
 
1972-1986: Biên tập và phát thanh viên chương trình tiếng Anh Đài Tiếng nói Việt Nam. Tự học thêm nhiều về lịch sử, lý thuyết và triết học mỹ thuật từ các nguồn ngoại văn hiếm hoi thời ấy, nhờ nguồn sách của các chuyên gia nước ngoài và một công việc đặc biệt với Thư viện Khoa học Quốc gia: lược dịch các bài viết chọn lọc về nghệ thuật trên các tuần báo và tạp chí phương Tây. Thiết kế mỹ thuật các ấn phẩm đối ngoại của Đài TNVN. Thử nghiệm nhiều phong cách hội họa khác nhau, tạo hình cho ý tưởng và cảm xúc có cảm hứng từ tôn giáo, lịch sử, âm nhạc và tình yêu. Tham gia một vài triển lãm của họa sỹ trẻ thủ đô do Hội Mỹ thuật tổ chức. Dịch và lồng tiếng nhiều phim truyện và tài liệu cả tiếng Anh và tiếng Việt cho xưởng phim và đài truyền hình Việt Nam; được biết đến nhiều nhất là phim “Vĩ tuyến 17 - Ngày và Đêm” và “Việt Nam - Một thiên lịch sử bằng truyền hình”.
 
1987-2012: Làm nhiều nghề sinh sống tại New York City, Hoa Kỳ. Trong đó có nghề vẽ chân dung. Có hai triển lãm tranh phong cảnh bốn mùa Ithaca trong thời gian theo học thạc sỹ truyền thông tại Đại học Cornell trong hai năm 1992-1993. Học thêm về hội họa với GS Kay Walkingstick, tâm lý học thị giác với GS James Cutting, nhân học hình ảnh với GS Robert Ascher (một chuyên gia của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York). Tham gia các hoạt động sáng tác cùng với nhóm họa sỹ Ithaca. Trong những năm làm thiết kế tiếp thị cho Citibank, học được rất nhiều nhờ đặc quyền được tham gia miễn phí mọi hoạt động của các bảo tàng nghệ thuật tại thành phố New York.
 
2013-2019: Sống tại làng Shorewood trong hạt Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Tham gia nhiều lớp vẽ của Đại học Wisconsin và các buổi sinh hoạt của giới họa sỹ địa phương. Đạp xe đi vẽ hàng trăm phong cảnh trực họa. Mùa xuân 2015, chọn 67 bức trưng bày tại một gia đình yêu tranh ở phố cổ Hàng Đồng. Đại sứ Mỹ Ted Osius đã đến đọc diễn từ khai mạc cuộc trưng bày này, coi đây là một hoạt động văn hoá tự phát đặc biệt có ý nghĩa đánh dấu 20 năm ngày nối lại bang giao Việt-Mỹ. Câu chuyện sáng tác những bức tranh này đã được soạn thành sách Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ và được ra mắt đúng hôm khai mạc triển lãm. Mùa xuân 2018, dân làng Shorewood đã tự động tổ chức một ngày triễn lãm tranh phong cảnh địa phương của Trịnh Lữ để họp mặt nhau đón xuân về. Tờ tạp chí chính thức của Shorewood có bài giới thiệu “người hàng xóm đi vẽ bằng xe đạp từng là phát thanh viên của chương trình kêu gọi lính Mỹ phản chiến tại Việt Nam…”. 
 
Từ 2020: Về lại Hà Nội. Sống độc lập bằng vẽ, dịch, viết, đọc (phát thanh và truyền hình) và tư vấn truyền thông phát triển.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger