Áp lực thi cử cùng số lượng bài vở quá nhiều khiến cho học sinh, sinh viên trong mùa thi phải tranh thủ học ngày học đêm. Tuy nhiên, việc thức quá khuya, thâu đêm để học không những không mang lại hiệu quả cao trong kỳ thi, mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần và thể chất của các sĩ tử.
 
Thức thâu đêm khiến não bộ kém sáng suốt…
 
  • Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ được đăng trên Tạp chí Live Science đã chứng minh rằng, những người thiếu ngủ thường xuyên có các biểu hiện nhớ sai và nhầm lẫn nhiều hơn bình thường.
 
  • “Không ai có thể suy nghĩ sáng suốt và mạch lạc lúc 4 giờ sáng và những người thiếu ngủ thường có điểm số thấp hơn người được ngủ đủ” - PGS. Thatcher, Trường đại học St.Lawrence (Mỹ)
 
  • Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.
 
Do đó, cho dù các bạn học sinh có căng thẳng bài vở đến đâu thì cũng cần thu xếp thời gian thích hợp để làm việc dưới ánh đèn vào buổi tối không nên quá 12 giờ.
 
… Và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng
 
  • Khi bạn thức một đêm, ngày hôm sau bạn đã thấy ngay tác hại của nó như: mất tập trung, uể oải, ngủ gật… Nhưng, nếu việc thức thâu đêm để học trong một thời gian dài liên tục, thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe còn nguy hiểm hơn nhiều.
 
  • Ngoài tác động đến hệ thần kinh, việc thức khuya kéo dài còn ảnh hưởng đến một số bệnh khác như: Các bệnh về mắt như khô mắt, nhức mỏi mắt, đau mắt, loạn thị…
 
  • Đặc biệt ở những em dùng các chất kích thích như cà phê, trà đặc kéo dài dễ sinh ra ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút..., các rối loạn nhịp tim như nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực…
 
  • Thiếu ngủ luôn đi kèm với suy giảm miễn dịch và làm giảm các tế bào bảo vệ trong cơ thể, đối phó với vi khuẩn gây bệnh.
 
Vì vậy việc ngủ là vô cùng quan trọng. Với các tác hại đã nếu ở trên, bạn chỉ được thức tối đa tới 12h đêm, vậy làm thế nào để 5h sáng hôm sau dậy học bài mà vẫn tỉnh táo, minh mẫn mà không cần phải ngủ đủ 8 tiếng. Cuốn sách “Ngủ ít vẫn khỏe” dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều đó!
 
 
5 tiếng là đủ sao phải là 8?
 
Ngủ bao nhiêu là đủ để làm việc hiệu quả thật sự không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ chất lượng dù trong một thời gian ngắn nhưng những mệt mỏi mà não bộ và cơ thể phải chịu đựng trong suốt một ngày dài sẽ biến mất
 
Cuốn sách này sẽ gửi tới bạn 2 phương pháp lớn:
  • Phương pháp “Ngủ ngon trong 5 tiếng”
  • Phương pháp biến “Thức dậy lúc 5 giờ sáng” trở thành thói quen.
 
Tác giả là Tiến sĩ y học Tsubota – bác sĩ trực thuộc Hội các nhà khoa học nghiên cứu giấc ngủ của con người tại Nhật Bản, Hội Y học Thần kinh thể thao Nhật Bản, Hội Y sĩ Nhật Bản, Hiệp hội Huấn luyện Nhật Bản. 
 
 
Ông sẽ trình bày cho chúng ta các kỹ thuật để áp dụng 2 phương pháp trên, tuần tự qua 4 bước sau:
  • Bước 1 – Nâng cao hiệu quả giấc ngủ bằng 9 kỹ thuật “Ngủ ngay lập tức – Dậy ngay lập tức”
  • Bước 2 – Nâng cao “chất lượng” giấc ngủ, phục hồi triệt để não bộ và cơ thể
  • Bước 3 – Áp dụng năm phương pháp “ngủ tạm thời” để tỉnh táo suốt cả ngày
  • Bước 4 – Tạo thói quen “Thức dậy lúc 5 giờ sáng” trong vòng hai tháng
 
Nhờ phương pháp “Ngủ ngon trong 5 tiếng” tức là, cho dù bạn chỉ ngủ trong thời gian ngắn nhưng toàn bộ những mệt mỏi mà não bộ và cơ thể phải chịu đựng trong suốt một ngày dài sẽ biến mất, bạn vẫn có cảm giác tràn đầy sinh khí, đôi mắt và tinh thần hoàn toàn trong trạng thái tỉnh táo.
 
Nhờ đó, mọi hoạt động trong ngày đều đạt hiệu quả cao nhất. Các sĩ tử sẽ có nhiều thời gian để ôn luyện, dùi mài kinh sử.
 
Bên cạnh đó, kỹ thuật “Thức dậy lúc 5 giờ sáng” mà tác giả sẽ đề cập tới chính là phương pháp cải thiện giấc ngủ vô cùng hiệu quả dành cho những bạn thường ngủ khoảng 7 tiếng một ngày, giúp bạn rút ngắn thời gian ngủ theo kiến thức y học đúng đắn và khoa học.