Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn là một trong những gương mặt nổi tiếng trong làng thơ ca Việt Nam,. Những tác phẩm của ông nhận được nhiều lời khen ngợi cũng như là sự quan tâm của độc giả đặc biệt là những tập thơ để đời của ông. Trước khi đến với 7 tập thơ hay nhất của Nguyễn Đức Sơn thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi nét về ông nhé!


 

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN ĐỨC SƠN

nhà thơ nguyễn đức sơn
 

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh ngày 18/11/1937 xuất thân từ  làng Dư Khánh, huyện Thanh Hải tỉnh Ninh Thuận, quê gốc ở Thừa Thiên Huế - nơi có dòng nhạc cung đình Huế vang danh. Với ngòi bút tinh tế cùng phong cách riêng biệt của mình mà những bài thơ của ông thường làm người đọc bị cuốn hút, say đắm. 
 

Ông bắt đầu làm thơ từ rất sớm lấy bút hiệu là Sao Trên Rừng và được xem là một trong tứ trụ thi ca của miền Nam. Từ nhỏ ông đã luôn có những thắc mắc, hoài nghi về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện được xem là ba kỳ nhân nổi danh về tài năng và có sự quái dị trong làng văn nghệ miền Nam trước 1975.
 

Ông đã từng ở qua nhiều nơi như Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một - Bình Dương, Blao - Lâm Đồng và sinh sống bằng nghề dạy học ngoại ngữ.
 

Sau năm 1975, ông chuyển từ Sài Gòn về ngoại ô Bảo Lộc để sống như một ẩn sĩ.

Đến năm 1976 thì ông tổ chức đám cưới tại chùa Tây Tạng, Thủ Dầu Một - Bình Dương với vợ là Nguyễn Thị Phượng. Đến năm 1979, ông đưa gia đình rời khỏi chốn đô thị sầm uất và chuyển lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng để sống một cuộc sống an nhàn, thanh tịnh. Đến nay thì gia đình ông vẫn sống ở đó.
 

Tác giả Nguyễn Đức Sơn được nhiều người biết đến là lão thi sĩ vạn thông bởi ông đã trồng tới hàng vạn cây thông trên ngọn đồi Phương Bối rộng tới hàng chục héc-ta. Cũng chính vì vậy mà ông có biệt danh thú vị là Sơn Núi.
 

7 TẬP THƠ ĐẶC SẮC CỦA NGUYỄN ĐỨC SƠN

 

1. CHÚT LỜI MÊNH MÔNG

chút lời mênh mông

Tập thơ “Chút Lời Mênh Mông” này là công sức góp nhặt quý giá của nhà thư pháp Hồ Công Khanh và những người con của ông Nguyễn Đức Sơn, đặc biệt là anh Nguyễn Đức Yên. Đây là lần trở lại chính thức đầu tiên của Nguyễn Đức Sơn sau gần 50 năm tuyệt tích. Ở lần hội ngộ này, không phải là luồng sáng nhuần nhụy mà là những ngôi sao, những mảng màu chắp vá do tính chất tập hợp dàn trải ở nhiều nơi và nhiều khung thời gian sáng tác. Nhưng ánh dư quang phát ra từ ánh sáng cũng đủ làm hài lòng những người tò mò và cũng thể hiện được phẩm chất của tinh thể ánh sáng, nơi mà nó xuất phát.
 

“Chiêm bao lớp lớp chập chờn

Về đâu cỏ mộ xanh dờn chân mây”
 

(Nửa đêm thức dậy hỏi con - Chút Lời Mênh Mông)

2. NHỮNG BÀI TÌNH ĐẦU (BỘ 3 TẬP)

NHỮNG BÀI TÌNH ĐẦU BỘ 3 TẬP

 

Nguyễn Đức Sơn đã từng theo học tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn nhưng nửa chừng thì ông lại bỏ học. Trong lý lịch trích ngang trong tập thơ “Những Bài Tình Đầu” ông đã viết rằng: “Sống vô gia cư, chết vô địa táng” và tuyên bố: “Nếu trường Đại học Văn khoa Sài Gòn sản sinh ra được một nhà văn nhà thơ nổi tiếng thì tôi xin chịu bị chặt đầu”.

Tác phẩm “Những Bài Tình Đầu” trọn bộ 3 tập đều do “Mặt Đất” xuất bản, bìa trước và bìa sau của tác phẩm là những lời tuyên bố kỳ quặc. Có thể vì quá chú ý đến những cái kỳ quặc ấy mà ít ai chú ý đến cái hay trong tác phẩm. Nếu là như vậy thì thật đáng tiếc. 
 

3. VỌNG - NGUYỄN ĐỨC SƠN

vọng nguyễn đức sơn

Một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Đức Sơn phải kể đến “Vọng”.
 

“Vọng - Nguyễn Đức Sơn” là tổng hợp gần 60 bài thơ của tác giả Nguyễn Đức Sơn, do An Tiêm xuất bản lần thứ nhất vào năm 1972. Tựa sách được lấy từ chính bài thơ thứ 60 của tác giả.
 

4. ĐÊM NGUYỆT ĐỘNG

đêm nguyệt động

“Đêm Nguyệt Động” được tác giả Nguyễn Đức Sơn kẻ chữ và trình bày nhưng không thể ở gần để coi sóc phần hình thức, An Tiêm xuất bản lần thứ nhất tại Saigon vào tháng 5/1967 gồm 1000 bản đồng nhất trên giấy đặc biệt màu xanh, trong số đó có 50 bản đánh dấu từ Phượng Sơn 1 đến Phượng Sơn 50, và 50 bản đánh dấu từ Nguyễn Đức Sơn - Thanh Tuệ 1 đến Nguyễn Đức Sơn - Thanh Tuệ 50 để kỷ niệm một hành động hợp tác hiếm có này.

Toàn bộ 17 bài thơ trong “Đêm Nguyệt Động” đều làm trong khoảng thu đông 1966 trên giường tre rung rinh của tác giả và trên đồi cây chùa Tây Tạng số 16/7 đường Thích Quảng Đức Bình Dương (Thủ Dầu Một) trong những ngày tháng M113 cày nát quốc lộ 13 và B52 nổ bom ào ạt quanh vùng.

 

5. TỊNH KHẨU

tịnh khẩu

Tập thơ “Tịnh Khẩu” là tổng hợp của nhiều bài quá siêu. Cũng vì cái siêu đó mà khi đọc tác phẩm này, người ta luôn cảm thấy có cái gì bất nhân, không đành. 
 

Người không có cảm nhận về vô thường trước vũ trụ sẽ không có nhu cầu về sự vượt thoát.Với một nhà thơ mà cảm thức vô thường luôn luôn thường trực trong người thì ý thức vượt thoát đã trở thành thể của thi ca. 
 

Đọc thơ của Nguyễn Đức Sơn nếu chỉ thấy thô tục mà không thấy sự vượt thoát ẩn sâu, nếu chỉ thấy thiên nhiên mà không cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng ẩn sâu thì xem như là chưa chạm được vào thể của thơ ông. Nguyễn Đức Sơn đã từng phát biểu: ““Đố ai không bảo tôi tục tĩu, dâm dục, bởi vì quả thật tôi có tục tĩu, dâm dục! Đó mới là chỗ chết, là cửa tử cho bao nhiêu bài thơ tức thở kia vì trót đụng tới càn khôn tịch mịch”.
 

“Tịnh Khẩu” là một tác phẩm ông nói về cái tục của thơ mình:
 

“Rất nên nói thơ tôi dở nhất thế giới

Nhưng tuyệt đối chẳng thể nói thơ tôi tục tĩu

Mặc dù thơ tôi quả vô cùng tục tĩu

Đứa nào nói thơ tôi tục tĩu

Đéo mẹ nó ăn mồng què máu giặt đồ dơ

Còn mong chi cảm được chút nào thơ

Dù rằng tôi cũng ăn mồng què máu giặt đồ dơ”
 

(Cửa tử - Tịnh Khẩu)

6. DU SỸ CA

DU SỸ CA

“Du Sỹ Ca” là tác phẩm thứ 11 của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, là một tập thơ, mẫu bìa của Hồ Thành Đức. Tác phẩm này của ông mang đến sự nồng nàn, sâu thẳm và làm cho người đọc bị rung động đến tận cùng.

Đây có lẽ là một bài thơ gợi cảm, xúc động, được phổ ra ngôn ngữ thì quả là tài tình đáo thần nhập thánh.  
 

7. MỘNG DU TRÊN ĐỈNH MÙA XUÂN

MỘNG DU TRÊN ĐỈNH MÙA XUÂN

“Mộng Du Trên Đỉnh Mùa Xuân” là tập hợp thơ thứ sáu của tác giả Nguyễn Đức Sơn được in trên tạp chí Mai số mùa xuân 1963 và được Ngọc Dũng vẽ bìa, tác giả trình bày, An Tiêm xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn vào tháng 12/1971 trên toàn giấy tốt.
 

Đây chắc chắn sẽ là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn mà bạn nên tìm đọc.

Nguyễn Đức Sơn có thể là một dị nhân trong làng thơ ca Việt Nam qua tính cách, đời sống cũng như cách nói năng trong ngôn ngữ đời thường, nhưng ông không thể là một dị nhân trong sáng tác của mình vì trong mỗi tác phẩm của ông luôn xuất hiện hình bóng của con người Việt Nam trong đó. Thơ của Nguyễn Đức Sơn dân giã, chân thực giúp người đọc dễ cảm nhận được và ngạc nhiên nhất là rất đậm chất trữ tình của những tâm hồn dân giã. Hãy cùng Newshop tìm đọc và cảm nhận những tập thơ này nhé!


>>> Có thể bạn quan tâm