Năm học 2022 - 2023 cũng đã trôi qua một tháng, các bạn học sinh cũng đã tiến hành bắt đầu ôn tập để kiểm tra giữa kì 1. Năm học lớp 5 còn là năm học cuối cấp, các bạn học sinh càng phải cố gắng để hoàn thành chương trình và tiến hành ôn tập thi lên lớp 6 . Chính vì vậy, việc học chắc kiến thức ngay từ đầu sẽ là tiền đề quan trọng để quá trình ôn thi dễ dàng hơn . Hiểu được điều này, Newshop xin gửi đến các bạn Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán và môn Tiếng Việt năm học 2022 - 2023 được biên soạn theo chương trình mới nhất, từ đó hỗ trợ các em định hướng kiến thức, sắp xếp thời gian làm bài hợp lý nhằm đạt kết quả tốt nhất.

A. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 - Môn Toán 

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán - Đề số 1

 
de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-1-toan-1
de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-1-toan-2
de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-1-toan-3

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán - Đề số 2

de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-1-toan-4
de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-5

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán - Đề số 3

de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-1-6
de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-7
de-kiem-tra-toan-5-giua-ki-8

B. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 - Môn Tiếng Việt

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 1

A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng 
1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau:
2. Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời.
Bài 1: Những con sếu bằng giấy
Bài 2: Một chuyên gia máy xúc
Bài 3: Những người bạn tốt
Bài 4: Kì diệu rừng xanh
Bài 5: Cái gì quí nhất
II. Đọc thầm 
Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:
BÀN TAY THÂN ÁI
      Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
     Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:
A. Con trai ông.
B. Một bác sĩ.
C. Một chàng trai là bạn cô.
D. Một anh thanh niên.
Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:
A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.
B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.
C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.
Câu 3Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:
A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.
B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.
D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.
Câu 4Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là:
A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm.
B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình.
C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão.
D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình.
Câu 5Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là:
A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người
B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu.
C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc.
D. Cần phải biết yêu thương người tàn tật.
Câu 6Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”)
A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành
B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn.
C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực.
D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu.
Câu 7Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc:
A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.
B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than.
D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu.
Câu 8Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)
A. trôi.
B. lặn.
C. nổi
D. chảy
Câu 9Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm?
A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt.
B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.
C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước.
D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước.
Câu 10. Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
B. Kiểm tra viết
I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút
Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41)
GV đọc cho HS viết tựa bài; hai khổ thơ đầu và tên tác giả.
II. Tập làm văn: (40 phút)
Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)

 

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 2

A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
* Học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc sau:
- Thư gửi học sinh (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 04)
- Sắc màu em yêu (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 19)
- Những con sếu bằng giấy (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 36)
- Bài ca về trái đất (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 41)
- Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 45)
- Ê – mi – li, con… (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 49)
- Tác phẩm của Si–le và tên phát xít (Sách Tiếng Việt 5/tập 1/trang 58)
- Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà (Sách Tiếng Việt 5/ tập 1/ trang 69)
* Trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:
LÍ TỰ TRỌNG
   Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng.
   Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi.
    Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
     Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.
     Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi .
(Theo Báo Thiếu niên Tiền phong)
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Câu 1:(0,5 điểm) Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lí Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì?
A.Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
B.Làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
C.Làm liên lạc, bảo vệ anh cán bộ cách mạng.
D.Chuyển tài liệu xuống tàu biển.
Câu 2: (0,5 điểm) Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ”? 
A.Vì giặc tra tấn anh rất dã man.
B.Vì anh là người thông minh, sáng dạ.
C.Vì anh đã bắn chết tên mật thám.
D.Vì mọi người rất khâm phục anh.
Câu 3: (0,5 điểm) Chi tiết nào sau đây thể hiện Lí Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm?
A.Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe.
B.Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc.
C.Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi.
D.Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.
Câu 4: (0,5 điểm) Câu nói của anh:“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam?
A.Cần cù
B.Yêu nước
C.Nhân ái
D.Đoàn kết.
Câu 5: (1 điểm) Qua câu chuyện Lí Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào?
………………………………………………………………..
Câu 6: (1 điểm) Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới?
…………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài?
A.Thông minh
B.Hoạt bát
C.Nhanh nhảu
D.Nhanh nhẹn
Câu 8: (0,5 điểm) Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình”
A.Chiến tranh
B.Đoàn kết
C.Yêu thương
D.Đùm bọc
Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu: “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ “con đường” mang nghĩa gì?
A.Nghĩa gốc
B.Nghĩa chuyển
C.Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển
D.Con đường
Câu 10: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?
A.xa xôi – gần gũi 
B.xa lạ - xa xa
C.xa xưa – xa cách
D.xa cách – xa lạ
Câu 11: (1 điểm) Trong câu “Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.So sánh
B.Từ láy
C.So sánh và nhân hóa
D.Nhân hóa
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút)
Nghe viết bài: Kì diệu rừng xanh, (Từ Nắng trưa …..đến cảnh mùa thu).
II. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
 

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 3

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
     Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.
    Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”
A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.
Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!
Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
(Theo HỒNG THUỶ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
A. Ở công trường.
B. Ở nông trường.
C. Ở nhà máy.
D. Ở Xưởng
Câu 2. A-lếch-xây làm nghề gì?
A. Giám đốc công trường.
B. Chuyên gia máy xúc.
C. Chuyên gia giáo dục.
D. Chuyên gia máy ủi.
Câu 3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?
A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.
B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.
C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.
D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.
Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…
Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?
A. Trạng thái bình thản.
B. Trạng thái không có chiến tranh.
C. Trạng thái hiền hoà.
D. Trạng thái thanh thản.
Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?
A. Lặng yên.
B. Thái bình.
C. Yên tĩnh.
D. Chiến tranh
Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
Cánh đồng – tượng đồng
Cánh đồng: 
Tượng đồng: 
Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”?
B. Kiểm tra viết: (10 Điểm).
I.  Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm).
* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh.
* Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe - viết)
Bài chính tả: Một chuyên gia máy xúc. (Đó là một buổi sáng …….tham quan công trường.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).
II. Tập làm văn: (08 điểm) (40 phút).
Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích.

>>>
 Tải file tại đây: Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 


Trên đây là toàn bộ Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán và môn Tiếng Việt năm học 2022 - 2023 mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng sẽ có ích trong quá trình ôn tập. Ngoài ra, các bạn có thể làm full bộ đề Toán và Tiếng Việt lớp 5 với các mức độ từ dễ đến nâng cao trong tủ 
sách tham khảo lớp 5 tại đây.