Chiến lược định giá sản phẩm (Pricing Strategy) là một chiến lược cao cấp trong Marketing. Mục tiêu của các doanh nghiệp là xác định một mức giá hấp dẫn và cạnh tranh cho sản phẩm/ dịch vụ của mình trên thị trường. Để doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng doanh số Newshop mời bạn tham khảo một số cuốn sách định giá sản phẩm sau đây.

A. 10 chiến lược định giá trong Marketing.

Chiến lược 1: Trả bao nhiêu tùy thích – Pay What You Want.

Chiến lược này là hệ thống định giá mà trong đó khách hàng trả bất kỳ số tiền mong muốn cho một sản phẩm nhất định hoặc không có gì cả. Trong một số trường hợp doanh nghiệp sẽ đặt ra mức tối thiểu hoặc đề xuất mức giá định hướng cho người mua.

Chiến lược này thường được sử dụng ở những cuộc đấu giá, những sản phẩm như: Bức Tranh, Âm nhạc, Trang phục…..kết hợp với các hoạt động từ thiện.

Chiến lược 2: Định giá thâm nhập – Penetration Pricing.

Khi doanh nghiệp bắt đầu cho ra những sản phẩm mới thì chiến lược thâm nhập được các doanh nghiệp áp dụng. Chiến lược này doanh nghiệp đề xuất một mức giá thấp hoặc thậm chí là miễn phí trong khoảng một thời gian nhất dịnh.

Mục tiêu của chiến lược này là tìm kiếm và lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm mới, xây dựng thị phần và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của doanh nghiệp.

Chiến lược 3: Định giá Preemium.

Chiến lược này là từ ghép của 2 từ “tự do” “cao cấp”, là một chiến lược mà theo đó một sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp miễn phí, nhưng tính năng bổ sung sẽ được tính phí phí như tiền (phí bảo hiểm), dịch vụ ảo (trực tuyến)….

Mô hình chiến lược này được áp dụng trong ngành công nghiệp game điện tử, game trực tuyến, hoặc các phiên bản cài ứng dụng Microsoft Office.

Chiến lược 4: Định giá cao cấp – Premium Pricing.

Chiến lược này sẽ đặt mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh của họ. Các mặt hàng cao cấp đến từ các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm cao cấp như: Gucci, Chanel, Louis Vuitton,….

Để khách hàng cảm thấy họ bỏ ra số tiền tương xứng với giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ của họ nhận được.

Chiến lược 5: Định giá hớt váng – Pricing Skimming.

Định giá hớt váng là chiến lược định giá sản phẩm mà ở đó doanh nghiệp sẽ đặt mức giá cao nhất cho các đoạn thị trường sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới để thu được lợi nhuận. Khi mức tiêu thụ giảm xuống thì doanh nghiệp lại ha mức giá xuống để thu hút khách hàng ngăn chặn đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược này áp dụng cho các sản phẩm độc quyền, limited…

Chiến lược 6: Định giá tiết kiệm -  Economy Pricing.

Mục đích cuối cùng của chiến lược này là thu hồi vốn. Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ ở mức giá thấp. Hạn chế ngân sách truyền thông, quảng bá tiếp thị cho những sản phẩm này.

Chúng ta thường thấy chiến dịch này vào các chiến lược kinh doanh hàng hóa ăn uống theo mùa vụ (bánh trung thu, mứt kẹo tết, …) Hay các hãng hàng không sẽ giảm giá thấp cho các chuyến bay vào các mùa thấp điểm như mùa đông và tăng giá cao trong mùa Lễ, Tết…

Chiến lược 7: Định giá theo gói - Bundle Pricing.

Nghe tên thì mọi người đoán được chiến lược này ra sao rồi đúng không? Chiến lược định giá theo gói là chiến lược mà doanh nghiệp sẽ đưa giá sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm trong cùng một lúc. Giúp doanh nghiệp tận thu giá trị doanh thu trên mỗi đầu khách hàng.

Chiến dịch này được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc đa dạng mọi lĩnh vực: Nhà hàng, Café, Khách sạn, Du lịch,….

Chiến lược 8: Định giá theo tâm lý - Psychological Pricing.

Chiến lược này được coi là một hình thức “ảo thuật”. Khi mà ở đó các Marketer dùng chiến lược này đánh vào tâm lý cảm xúc của khách hàng.

Chiến lược này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi mua các mặt hàng công nghệ, khách hàng thường chú ý đến con số đầu tiên của giá rồi mới đi đến quyết định mua hàng. Khi mà ở siêu thi Thế Giới Di Động thường các mặt hàng rơi vào mức giá 990.000, 1.990.000, 4.990.000…..cho một chiếc điện thoại, tai nghe,…

Chiến lược 9: Định giá khuyến mãi - Promotional Pricing.

Hầu hết doanh nghiệp nào cũng có chiến lược định giá khuyến mãi trong bảng kế hoạch 4P của mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng thông minh và tránh gây lỗ vốn.

Để kích thích khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược khuyến mãi này như: Tặng Voucher, coupon, quà tặng, freeship,….

Chiến lược 10: Định giá động - Dynamic Pricing.

Định giá động hay còn gọi là định giá đột biến, định giá theo nhu cầu hoặc định giá theo thời gian là chiến lược định giá trong đó các doanh nghiệp đặt giá linh hoạt cho các sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên nhu cầu thị trường hiện tại.

Các doanh nghiệp có thể thay đổi mức giá dựa trên tình hình hiện tại cung và cầu của thị trường. Chiến lược này thường thấy ở những dịp lễ, Tết các hãng xe, tàu lửa, máy bay sẽ đặt mức giá cao hơn ngày bình thường.
 
Để đưa ra một chiến lược định giá phù hợp, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều chiến lược định giá cùng với nhau. Dưới đây, là một số quyển sách về định giá sản phẩm trong kinh doanh chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp bạn khắc phục nỗi lo về giá cả. 

B. Những Cuốn Sách Định Giá Sản Phẩm.

1. ĐỊNH GIÁ DỰA TRÊN GIÁ TRỊ - PRICING DONE RIGHT.

Định giá dựa trên giá trị là phương pháp định giá tập trung vào khách hàng. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng nhận được. Trong cuốn Định Giá Dựa Trên Giá Trị - Pricing Done Right tác giả cho rằng các cấp quản lý cần một khung/mô hình giúp định hình các bộ phận, quy trình, nhân sự, quản lý thông tin và các công cụ phân tích hướng dẫn từng bộ phận đưa ra quyết định về giá cả chuẩn xác nhất cho sản phẩm.

Cuốn sách bao gồm 5 khía cạnh: chiến lược kinh doanh, chiến lược định giá, Định giá thị trường, chính sách phương sai giá và thực hiện triển khai giá... Bạn sẽ tìm được câu trả lời thích hợp cho doanh nghiệp mình khi ra quyết định để định giá đúng với giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mình.

sách định giá dựa trên giá trị

 

2. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM THỎA MÃN NGƯỜI DÙNG.

Theo doanh nhân Nishant Kanneganti: Một tấm bản đồ chỉ đường vô giá về định giá cho mọi nhà vận hành doanh nghiệp. Tất cả những nguyên tắc định giá mà Ernst – Jan Bouter đưa ra chắc chắn sẽ không thay đổi quá nhiều trong tương lai bất chấp tốc độ của đổi mới kinh doanh.


Hóa giải những “truyền thuyết” về định giá và ra bí quyết định giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng. Vì cuốn sách cũng sẽ đập tan mặc định ăn sâu trong giới khởi nghiệp từ xưa đến nay rằng họ luôn có thể nắm chắc thành công nếu có trong tay một sản phẩm sáng tạo và biết cách bán chúng tới phân khúc khách hàng mục tiêu.

Những ví dụ thực tiễn về việc Google, LinkedIn, Apple, BMW, Gillette và các công ty đã đạt những lợi nhuận cao nhờ triển khai chiến lược định giá trong kinh doanh qua cuốn này.

sách những nguyên tắc định giá sản phẩm thõa mản người dùng

 

3. NHỮNG ĐÒN TÂM LÝ TRONG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM – PRICELESS.

Cuốn sách sẽ tiết lộ tâm lý ẩn giấu của việc định giá sản phẩm dựa trên giá trị. Các thí nghiệm tâm lý cho thấy không thể tính giá “công bằng” một cách chính xác và và việc định giá bị tác động mạnh mẽ bởi sự vô thức, phi lý và chính trị. Nhờ đó, các nhà tiếp thị có thể áp dụng những phát hiện này (thiết kế thẻ giá, thực đơn, giảm giá, quảng cáo “bán”, thiết kế lối đi trong siêu thị, tâm lý mua bán bất động sản, gói lương...) để thuyết phục người tiêu dùng tự nguyện trả nhiều tiền hơn để có được thứ mình muốn.

Những đòn tâm lý trong định giá sản phẩm được tác giả tóm tắt vào cuốn này rất tuyệt vời và nghiên cứu tâm lý hành vi mua hàng của khách hàng.

sách những đòn tâm lý trong định giá sản phẩm

 

4. TỪ BỎ THÓI QUEN GIẢM GIÁ - PRICING WITH CONFIDENCE.

Để hình thành nên một doanh nghiệp bạn phải trải qua nhiều yếu tố. Đừng để sai lầm và những thói quen hạ giá, giảm giá mà hủy hoại nhanh nhất uy tín, doanh thu và lợi nhuận của công ty mình.

Cuốn sách định giá về sản phẩm Từ Bỏ Thói Quen Giảm Giá - Pricing With Confidence với 10 quy tắc đơn giản không mất tiền oan chỉ cho bạn cách tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng như thế nào nếu bạn mạnh mẽ bỏ qua chiến lược giảm giá đáng sợ đó.

Thông qua cuốn sách sẽ giúp bạn có những suy nghĩ “khôn ngoan” để khai thác triệt để những giá trị mà công ty bạn mang lại cho khách hàng. Doanh số bạn sẽ tăng nhanh chóng mà không cần phải hy sinh lợi nhuận trong việc giảm giá.

sách từ bỏ thói quen giảm giá

 

5. GIÁ TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.

Khi đi mua sắm bạn có quan tâm về giá của một sản phẩm hay không? Bạn thường quan tâm đến mức giá chính, giá khuyến mãi hay những voucher, coupon, quà tặng…khi bạn mua sắm. Hiểu được những tâm lý của khách hàng trong việc đắn đo chọn sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với một mức giá. Trong cuốn Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh vừa đưa ra vấn đề quen thuộc về giá vừa giới thiệu đến quý độc giả mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing, hình thức kinh doanh và chiến lược về giá.

Cuốn sách này còn là chìa khóa để mở ra các bí mật nằm ở “hạn mức lợi nhuận”, lý giải cho chúng ta hiểu rằng: Điều quan trọng vẫn là sự cân bằng giữa giá trị và giá cả của sản phẩm.

sách giá trong chiến lược  kinh doanh

 

6. ĐỊNH GIÁ TĂNG LỢI NHUẬN.

Trong cuốn sách Định Giá Gia Tăng Lợi Nhuận sẽ giúp bạn xem xét:
  • Những thói quen nào đang cản trở việc gia tăng doanh thu và ăn lạm vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Những tuy duy sai lầm khi định giá sản phẩm/ dịch vụ nhiều doanh nghiệp đang gặp phải.
  • Phương pháp định giá để tăng lợi nhuận nhưng giá trị của doanh nghiệp vẫn được duy trì.
  • Cách phát triển một chiến lược định giá mang lại hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp.

sách định giá tăng lợi nhuận

 
Bất kể bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ chỉ cần bám sát mục tiêu gia tăng lợi nhuận thì cuốn sách này dành cho bạn. Đặc biệt, cuốn sách này còn đính kèm bộ trò chơi Boardgame thực hành “Lãi hay Lỗ” để bạn có cơ hội trải nghiệm những tình huống thực tế nhằm gia tăng mức độ ghi nhớ kiến thức.
 
Với những chia sẻ về các chiến lược định giá sản phẩm trong kinh doanh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các chiến lược định giá cho mỗi sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!


>>> Đọc thêm: