Nhằm giúp các em ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ
thi THPT Quốc gia 2019 môn Địa Lý ngay từ bây giờ, Newshop đã tổng hợp tất cả các đề thi và đáp án những năm gần đây được lấy từ bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các em học sinh cùng tham khảo:

THPT QUỐC GIA 2018: 

(nguồn: Dân Trí)

ĐỀ THI: 
Mã đề 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324
Link tải   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link 

ĐÁP ÁN: LINK TẢI XUỐNG
 
THPT QUỐC GIA 2017: 

ĐỀ THI: 
 
Mã đề 301 302 303 304 305 306 307 308 309 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 320 321 322 323 324
Link tải   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link   Link 

ĐÁP ÁN: LINK TẢI XUỐNG


THPT QUỐC GIA 2016: 

ĐỀ THI: 

 


ĐÁP ÁN: 


 




THPT QUỐC GIA 2015: 

ĐỀ THI:

 
ĐÁP ÁN: 

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam (1 điểm)

- Mạng lưới dày đặc. (0,25 điểm)

- Nhiều nước. (0,25 điểm)

- Giàu phù sa. (0,25 điểm)

- Chế độ nước theo mùa. (0,25 điểm)

2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động của nước ta. (1 điểm)

- Đông đảo, mỗi năm lại tăng thêm hơn 1 triệu lao động. (0,25 điểm)

- Cần cù, thông minh, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất... (0,25 điểm)

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. (0,25 điểm)

- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít... (0,25 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm)

1. Xác định các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc (dựa vào trang 4 - 5 của Atlat Địa lí Việt Nam). (1 điểm).

- Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. (1 điểm).

2. Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (dựa vào trang 30 của Atlat Địa lí Việt Nam). 

- Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. (1 điểm).

Câu 3 (3 điểm)

1. Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012 (2,0 điểm)

Yêu cầu: Chính xác về số liệu và khoảng cách năm; có tên và chú giải.

 


2. Nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. (1,0 điểm)

a) Nhận xét: (0,5 điểm)

- Diện tích tăng, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh, còn diện tích cây công nghiệp hằng năm lại giảm.(0,25 điểm).

- Giá trị sản xuất tăng nhanh và liên tục. (0,25 điểm).

b) Giải thích: (0,5 điểm)

- Chủ yếu do tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm. Loại cây này tăng nhanh về diện tích là nhờ có thị trường (quốc tế, trong nước), đem lại hiệu quả cao về kinh tế và những thuận lợi khác về tự nhiên, kinh tế - xã hội. Diện tích cây công nghiệp hằng năm giảm, nguyên nhân chính là do hạn chế về thị trường. (0,25 điểm).

- Nguyên nhân trực tiếp là do cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh về diện tích, từ đó tăng nhanh về sản lượng và giá trị sản xuất. (0,25 điểm).

Câu 4 (3,0 điểm)

1. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. Tại sao các nhà máy thủy điện có công suất hàng đầu của Việt Nam lại tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? (1,5 điểm)

a) Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. (1,0 điểm).

- Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác than:

+ Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao; ở một số nơi khác (Thái Nguyên, Quảng Nam...). (0,25 điểm).

+ Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long. (0,25 điểm).

- Thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác dầu khí:

+ Dầu khí tập trung ở thềm lục địa, trữ lượng lớn. (0,25 điểm).

+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn.(0,25 điểm).

b) Tại sao các nhà máy thủy điện có công suất hàng đầu của Việt Nam lại tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? (0,5 điểm).

- Các sông trong vùng có trữ năng thủy điện rất lớn. (0,25 điểm).

- Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, riêng sông Đà gần 6 triệu kW. (0,25 điểm).

2. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

a) Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. (1,0 điểm)

- Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm...(0,25 điểm).

- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Nguồn muối vô tận; sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thủy tinh; các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa. (0,25 điểm).

- Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng. (0,25 điểm).

- Điều kiện phát triển du lịch biển - đảo: Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt...(0,25 điểm).

b) Giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. (0,50 điểm).

- Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (0,25 điểm).

- Việc khai thác tài nguyên biển - đảo (đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí...) có ý nghĩa khẳng định chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta; góp phần đảm bảo an ninh cho Tổ quốc. (0,25 điểm).


ĐỘT PHÁ 8+ KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

**Ưu điểm nổi bật của sách:

+ Lý thuyết: tự nhiên, dân số, kinh tế – xã hội và địa lí thế giới, địa lí vùng – địa phương được trình bày rõ ràng bằng hình thức sơ đồ hóa, hình ảnh hóa.

+ Cập nhật các số liệu và thông tin địa lí mới nhất theo quy chuẩn của Bộ giáo dục.

+ Mỗi bài tập tự luyện và bài tập tổng hợp đều tích hợp mã ID để truy cập hệ thống CCTest – xem lời giải chi tiết và phân tích các đáp án gây nhiễu, làm các đề thi thử theo chuẩn cấu trúc của Bộ.

+ Cuốn sách ôn tập môn Địa lí còn kèm theo VIDEO bài giảng nhằm giải đáp những vấn đề mà các em học sinh thường vướng mắc.

+ Sách có đi kèm nhóm hỗ trợ học tập trên Facebook 24/24 giúp việc giải đáp học tập giữa giáo viên và học sinh dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.


Về nội dung:


Lí thuyết trọng tâm: được trình bày chi tiết, đầy đủ các kiến thức có liên quan bằng cách sơ đồ hóa tư duy: chuyên đề địa lý dân cư, kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ… hình ảnh trực quan sinh động: chuyên đề địa lí tự nhiên, khu vực và thế giới.

Câu hỏi ôn tập: đưa ra các câu hỏi theo chủ đề đề dưới hình thức các câu hỏi trắc nghiệm, với đầy đủ các dạng bài tập theo bốn mức độ nhận thức: biết – hiểu – vận dụng và vận dụng cao. Ở cuối mỗi phần hỏi có đáp án cho học sinh kiểm tra sau khi làm bài.

 
Bài tập vận dụng: Mỗi phần bài tập vận dụng: chuyên đề kinh tế – dân cư và các bài tập biểu đồ bám sát các dạng, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục.