Nhằm giúp các em ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019 môn Lịch sử ngay từ bây giờ, Newshop đã tổng hợp tất cả các đề thi và đáp án những năm gần đây được lấy từ bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các em học sinh cùng tham khảo:

THPT QUỐC GIA 2018


ĐỀ THI:
Link tải xuống
ĐÁP ÁN: 

 

THPT QUỐC GIA 2017:
(Nguồn: vietnamnet.vn)
ĐỀ THI: 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.

Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?

Câu 3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Câu 2. (5.0 điểm)

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mệnh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
(Trích Đất nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.118-119)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
 

ĐÁP ÁN: LINK TẢI XUỐNG

THPT QUỐC GIA 2016


ĐỀ THI:


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
 
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
(Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1985, tr.218)
 
Câu 1. Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?
 
Câu 2. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
 
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
 
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/ chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt. (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
 
“Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
 
(Theo A. L. Ghéc-xen, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31)
 
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
 
Câu 6. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào?
 
Câu 7. Tại sao tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”?
 
Câu 8. Anh/ Chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng)
 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
 
Câu 1 (3,0 điểm)
 
Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.
 
Anh/ Chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến trên.
 
Câu 2 (4,0 điểm)
 
Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.
 
Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
 
ĐÁP ÁN: 



 
ĐỘT PHÁ 8+ KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
 

Các kiến thức được viết theo chuyên đề:
 
+Chuyên đề Đọc hiểu:
  • Tổng hợp toàn bộ kiến thức Tiếng Việt và Làm văn trong chương trình THPT theo từng hệ thống như 6 phương thức biểu đạt, 6 phong cách ngôn ngữ, 6 thao tác lập luận, 10 biện pháp tu từ, …
  • Chỉ ra và phân tích các lỗi thường gặp khi làm bài Đọc hiểu và giải pháp khắc phục.
  • Công thức để chinh phục tối đa điểm phần Đọc hiểu.
 
+Chuyên đề Nghị luận xã hội:
  • Nhận biết các dạng Nghị luận xã hội thường gặp
  • Công thức viết đoạn văn Nghị luận xã hội: Đúng đề, đủ ý và sâu sắc.
  • Các chiến thuật chiếm lĩnh để đạt điểm cao đối với bài Nghị luận xã hội.
+Chuyên đề Nghị luận văn học:
  • Tất cả các tác phẩm đều được trình bày dưới hình thức Sơ đồ tư duy logic, rõ ràng, dễ nhớ

BỘ ĐỀ THI TUYỂN SINH MÔN VĂN LUYỆN THI THPT

Cuốn sách "Bộ Đề Thi Tuyển Sinh Môn Văn Luyện Thi THPT" gồm 3 phần:
  • Phần 1 bao gồm 66 đề thi mỗi đề gồm 2 câu hỏi:  những đề thi, gợi ý, định hướng làm bài.
  • Phần 2: đề thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng
  • Phần 3: đề thi chọn học sinh giởi lớp 12 THPT, bài thi đạt điểm cao, đạt giải.
 
bộ đề thi tuyển sinh môn văn
 
MUA NGAY

Cuốn sách này không chỉ giới thiệu đề thi và những gợi ý, những hướng dẫn đơn thuần mà còn kèm theo những bài văn được điểm cao, những bài văn hay chọn lọc để giúp các bạn có một hình dùn, một ấn tượng, một mẫu hình tương đối về một bài văn thi THPT Quốc gia cần có, cần đạt được.

COMBO CHIẾN LƯỢC LUYỆN THI NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

“Sợ” môn Văn là tâm lý khá phổ biến của nhiều học sinh trước kỳ thi THPT Quốc Gia. Đa phần học sinh không thể tiến bộ khi làm đề văn vì SỢ học văn, NGẠI viết văn. Thấu hiểu được điều đó, các tác giả là đội ngũ giáo viên hàng đầu nghiên cứu và biên soạn ra 2 cuốn sách “Chiến lược Luyện Thi Ngữ Văn Chuyên Đề Nghị Luận Văn Học”.
 
Combo chiến lược luyện thi ngữ văn
 
MUA NGAY

1. Chiến lược Luyện Thi Ngữ Văn Chuyên Đề Nghị Luận Văn Học Tập 1:
  • Cấu trúc đổi mới theo đúng hướng ra đề của bộ Giáo Dục
  • Phân tích phạm vi ra đề, mẹo tư duy viết bài
  • “Học văn như học Toán” qua 5 chủ đề Nghị luận văn học chắc chắn có trong bài thi Quốc Gia: Đất nước, Hình tượng người chiến sĩ, Chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng nhân văn và thơ mới.
  • Cảm nhận từng tác phẩm qua “Sơ đồ cây”: dàn ý kiến thức -> Tìm hiểu chung -> Trau chuốt từng câu văn, thành thạo từng dạng đề qua cấu trúc dàn ý, phâm tích chi tiết tác phẩm ….
  • Luyện tập thành thạo kỹ năng viết văn cô đọng, xúc tích kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc -> Chinh phục 8 điểm

2. Chiến lược Luyện Thi Ngữ Văn Chuyên Đề Nghị Luận Văn Học Tập 2:
 
  • Cấu trúc đổi mới theo đúng hướng ra đề của bộ Giáo Dục
  • Phân tích phạm vi ra đề, mẹo tư duy viết bài 
  • Tìm hiểu sâu chuyên đề Nghị Luận văn học: Dạng bài, bí quyết làm bài, thủ thuật viết bài
  • Nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài thông qua 93 đề Nghị luận văn học có đáp án chi tiết, gợi nhắc lại kiến thức
  • Thành thạo các dạng bài Nghị luận văn học