Thông thường tại các tổ chức, doanh nghiệp việc định hướng mục tiêu phát triển ra sao, quản lý doanh nghiệp như thế nào luôn là những bài toán khó.Tình trạng các doanh nghiệp không định hướng được mục tiêu cụ thể rõ ràng dẫn đến đội ngũ ban quản trị không đảm bảo tất cả mọi người từ phòng ban đến cá nhân không thể có chung một định hướng.
Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, hệ thống cùng các cuốn
sách hay về OKR sau sẽ giúp bạn gỡ rối vấn đề trên.

1. OKR là gì?

OKR (Objectives and Key Results – Quản lý mục tiêu và kết quả then chốt). Hệ thống OKR được duy trì từ cấp quản trị đến từng cá nhân tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng. Không những vậy, OKR còn mang lại hiệu quả đáng kể và bền vững qua thời gian, cũng như có thể điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với bối cảnh thị trường nhiều biến động, đòi hỏi các cá nhân và tập thể phải thay đổi không ngừng để thích ứng. Ngay cả nhưng công ty lớn như Dell, Spotify, LG, Google,...cũng áp dụng OKR vào hệ thống quản lý của mình.

okr-la-gi

2. Lợi ích của OKR

  • Liên kết nội bộ chặt chẽ

  • Tập trung vào những vấn đề thiết yếu

  • Có thể trao quyền cho nhân viên khi cấp dưới cùng có cùng định hướng

  • Tiến độ hoàn thiện mục tiêu được đo lường

3. Xây dựng và triển khai OKR

3.1 Đối với Mục tiêu (Objective)

  • Mỗi cấp độ trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (toàn công ty, phòng ban, cá nhân) nên có từ 3 đến 5 mục tiêu

  • Khi thiết lập mục tiêu, cần có đích đến rõ ràng cụ thể, tránh nói chung không cụ thể, ảnh hưởng đến kết quả của toàn công ty. Ví dụ: Doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh ra thị trường Trung Quốc (thay vì mở rộng ra thị trường quốc tế nói chung)

  • Mục tiêu cần được thiết lập vượt ngưỡng năng lực, tạo ra những khó khăn thử thách nhất định. Từ đó tạo ra động lực thúc đẩy từng cá nhân phát huy tối đa khả năng. 

3.2 Đối với Kết quả then chốt (Key Result)

  • Khi thiết lập kết quả then chốt, chúng cần đo lường được bằng chỉ số cụ thể. Ví dụ: Làm việc với 5 nhà phân phối (thay vì làm việc với các bên phân phối chung chung)

  • Kết quả then chốt giống như từng viên gạch còn mục tiêu là cả ngôi nhà, cần đạt được các kết quả then chốt mới có thể thực hiện được mục tiêu. Vậy nên đạt được kết quả then chốt có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.

  • Các kết quả then chốt cần chỉ rõ được kết quả đầu ra thay vì hành động đơn thuần

4. Những cuốn sách về phương pháp quản trị OKR

4.1 OKRS - HIỂU ĐÚNG, LÀM ĐÚNG 

Đặc điểm của OKRs - Hiểu Đúng, Làm Đúng:
- Nhằm hướng dẫn mọi người hiểu hơn về phương pháp OKR và có thể thực hiện đúng mục tiêu ngay từ đầu.
- Cuốn sách hỗ trợ từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, tổ chức tìm ra giải pháp quản trị hiệu quả để phát triển tốt hơn
- Được viết từ một chuyên gia, Founder của cộng đồng VNOK, cộng đồng OKRs đầu tiên tại Việt Nam; Founder VNOKRs Công cụ OKRs phù hợp với Doanh nghiệp Việt Nam – Mr. Mai Xuân Đạt.

3-cuon-sach-ve-phuong-phap-quan-tri-okr

Về tác giả:
Mai Xuân Đạt
Nhà huấn luyện OKRs – Founder VNOKRs Công cụ OKRs phù hợp với Doanh nghiệp Việt Nam. Founder VNOK, cộng đồng OKRs đầu tiên tại Việt Nam.
Đồng thời là CEO SEONGON, RedMonsters, các Agency uy tín trong lĩnh vực Digital, Google Marketing, Content Marketing…

Trích đoạn trong sách:
Thực ra tôi đã biết đến OKRs từ khoảng năm 2015, 2016. Là một tín đồ của Google, gần như tôi tìm hiểu hết những gì Google làm, đã từng và sẽ làm. Khi nhắc đến Google, người ta luôn nói tới OKRs như một trong những lí do quan trọng nhất giải thích cho sự phát triển thần kì của Google. Tôi đã thử OKRs vào năm 2018, cho một công ty nhỏ mới mở của mình. Chúng tôi đã đặt ra các Mục tiêu và Kết quả chính cho 2 quý. Nhưng rồi tôi thấy OKRs quá đơn giản và không mang lại chút kết quả nào, nên tôi đã từ bỏ.


Đáng lẽ, tôi đã không đọc Measure What Matter, vì ấn tượng không tốt đối với OKRs khi triển khai không thấy hiệu quả. Nhưng thật may mắn, một trong những thành viên quan trọng của công ty là Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Marketing chiến lược, đã đọc cuốn sách này và yêu cầu một cuộc họp cấp cao để giải thích về OKRs. Trong vòng 2 tiếng trình bày, Hưng đã chia sẻ những điều tôi chưa từng biết về OKRs, về tính trong suốt của OKRs, về cách tạo ra các bộ OKRs, về việc OKRs thuộc về cá nhân… Tất cả những điều thú vị đó, đến từ Measure What Matter, cuốn sách có ấn bản tiếng Việt vào quý III năm 2019 (sau khi tôi áp dụng OKRs thất bại lần đầu).

Và thế là tôi đã ngấu nghiến OKRs trong suốt 2 tuần ở nhà. Trở lại công ty sau khi đã chắc chắn hiểu về OKRs, tôi biết rằng mình đã có cách để điều hành công việc. Và tuyên ngôn lúc này của công ty là “Hoặc là OKRs, hoặc không là gì cả”.
Đúng thật chúng tôi đã phải vật lộn với OKRs trong 2 quý đầu bằng sự quyết tâm sống còn: “Hoặc áp dụng thành công OKRs, hoặc sẽ phải đóng cửa công ty”. Chỉ đến quý thứ ba thực hành OKRs, chúng tôi mới bắt đầu ổn.

OKR - PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP MỤC TIÊU VÀ QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VƯỢT TRỘI

“OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội” giới thiệu cách thức quản lý nhân lực và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững qua công cụ OKR
Bất kể quy mô, cách thức hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào, OKR đều có thể áp dụng được. Đến thời điểm hiện tại, OKR được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều doanh nhiệp, tổ chức trên phâm vi toàn cầu.

3-cuon-sach-ve-phuong-phap-quan-tri-okr

Trong cuốn sách “OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội”,chúng ta có thể thấy tác giả đã thể hiện tầm quan trọng của OKR một cách ngắn gọn và súc tích, khái niệm OKR và những điều lưu ý đến cách triển khai trên ví dụ vận dụng thực tế. Hệ thống OKR sẽ đáng tham khảo khi doanh nghiệp của bạn đang tìm giải pháp vừa quản lý nhân sự hiệu quả, vừa muốn khai thác tiềm năng tối đa của mỗi cá nhân hay cả tồ chức. Cuốn “OKR - Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội” sẽ cung cấp cách thức hành động mạch lạc nhất cho bạn hiện thực hóa ý tưởng của mình.

 “Tôi muốn nhân viên hăng say nỗ lực làm việc.
Tôi muốn nhân viên cảm thấy muốn làm việc.

Tôi muốn công ty là nơi nhân viên của mình trưởng thành.
Tôi muốn tất cả các nhân viên của công ty mình tươi cười với khách hàng.
Tôi muốn cố gắng làm việc để giúp ích cho công ty.”

Bất kể nhà lãnh đạo hay quản lý nào cũng đều có chung những mong muốn  lý tưởng trên. Việc thúc đẩy nhân sự tiến bộ và đem lại hiệu quả hữu hình cho doanh nghiệp khó lòng đạt được bởi trong thực tế nhân viên không chủ động phát triển có thể do đặc thù của từng công ty hoặc do chính cấp quản trị vẫn còn thiếu kinh nghiệm dẫn dắt. Nhưng, đã là một người nắm quyền, người quản trị phải luôn duy trì được lý tưởng và cổ vũ cho nhân viên, các đội nhóm hoạt động dưới quyền. Có thể không có khiếu lãnh đạo bẩm sinh và không có tài năng thu hút nhân tâm, nói chung là một người rất bình thường nhưng bạn vẫn có thể tìm kiếm các phương pháp hiệu quả, phù hợp để tăng cường sự tự tin và vận hành giúp cho doanh nghiệp của mình tiến lên. 

4.3 OKRS - BÍ MẬT CỦA TĂNG TRƯỞNG - RADICAL FOCUS

Một cuốn sách chỉ dẫn thực hiện phương pháp quản trị OKR được viết dưới dạng một câu chuyện ngụ ngôn.
OKRs – Bí Mật Của Tăng Trưởng lấy trọng tâm là phương pháp OKRs
 Thông qua câu chuyện khởi nghiệp của Hanna và Jack cuốn sách truyển tải sinh động phương pháp thực tiễn, cũng như tình huống áp dụng. Khi cả hai nhận được tối hậu thư từ nhà đầu tư duy nhất, họ nhận ra mình buộc phải áp dụng chiến lược OKRs với sức tập trung triệt để để hoàn thành đúng công việc. Liệu Jack và Hanna có thể cứu được công ty khởi nghiệp của họ không? Hay họ sẽ dính vào hàng tá khó khăn khi cạn kiệt thời gian?

3-cuon-sach-ve-phuong-phap-quan-tri-okr

Tác giả dạy chúng ta những hiểu biết thực tế về việc thiết lập mục tiêu thông qua câu chuyện kể sinh động từ chính kinh nghiệm của mình với các công ty nổi đình đám ở Thung lũng Silicon. Để truyền cảm hứng cho nhau và sự tập trung làm việc, các nhà khởi nghiệp phải làm thế nào? Để bạn duy trì động lực dù trải qua hết thất bại này đến thất bại khác phải làm thế nào? Như bạn sẽ thấy trong câu chuyện của Hanna và Jack, để làm được điều này, bạn phải tạo ra bộ khung giám sát thường xuyên, theo dõi kết quả then chốt và hơn hết là cho cả nhóm thấy được giá trị của những thất bại. Ở nửa sau của cuốn sách, Wodtke thêm vào những hiểu biết thực tế, cụ thể của cô ấy trong việc áp dụng OKRs tại nơi làm việc và những thách thức chúng ta có thể phải đối mặt.

4.4 LÀM ĐIỀU QUAN TRỌNG

4-cuon-sach-ve-phuong-phap-quan-tri-okr

Lời giới thiệu được viết bởi nhà đồng sáng lập Google, Larry Page, cho quyển sách Làm Điều Quan Trọng của John Doerr.
Vừa là một kỹ sư vừa là một chuyên gia đầu tư mạo hiểm và là chủ tịch của Kleiner Perkins. John Doerr từng góp phần tạo ra hơn nửa triệu việc làm khi tham gia đầu tư và là thành viên hội đồng quản trị Google và Amazon. Ông cũng đưa hai công ty này lên vị trí giá trị thứ hai và thứ ba toàn cầu (tính đến năm 2017). Ngoài ra, John còn thuộc hội đồng quản trị của quỹ Obama và ONE.org.

Qua các trường hợp điển hình cuốn sách ghi chép lại kinh nghiệm về những thành công công nhờ phương pháp OKR. Với mục đích có thêm ngày càng nhiều các công ty lâu năm hay những công ty khởi nghiệp cũng sẽ bắt đầu áp dụng OKRs vào mô hình vận hành khi thấy được lợi ích của nó.

Để đánh dấu và giám sát cách chúng ta đi đến những mục tiêu như thế nào thì kết quả then chốt sẽ đảm nhận việc đó. OKRs hữu hiệu phải thể hiện được một cách rõ ràng và có khống chế thời gian, phải có tính công kích nhưng vẫn đảm bảo tính hiện thực.
Những gì chúng ta muốn đạt được được gọi là mục tiêu. Nó phải rõ ràng, có ý nghĩa, có tính khả thi và lý tưởng nhất là tạo cảm giác muốn đạt được.

Cuốn sách Kỹ Năng Sống này được kể lại bởi chính những câu chuyện có thật của Google, Nuna, MyFitnessPal, Remind, Gates Foundation, Ford, Wells Fargo,.. Có người thành công và cũng không thiếu người thất bại. Nhưng điểm chung là chúng đều để lại những bài học kinh nghiệm khi áp dụng OKR.

Sau khi nghiền ngẫm từng trang sách người đọc sẽ hiểu một cách đúng đắn để thiết lập OKRs sao cho phù hợp với doanh nghiệp cũng như với bản thân mình để thích ứng với những tác động từ bên ngoài 

Với 4 cuốn sách về phương pháp quản trị OKR, Newshop hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về phương pháp này, áp dụng thành công vào hệ thống quản lý doanh nghiệp, tổ chức của mình.

>>  Đọc Ngay Kẻo Lỡ 10 Cuốn Sách Kinh Tế Cho Người Mới Bắt Đầu
>>  
Nâng‌ ‌Cao‌ ‌Hiệu‌ ‌Suất‌ ‌Làm‌ ‌Việc‌ ‌Của‌ ‌Nhân‌ ‌Viên‌ ‌Với‌ ‌7‌ ‌Cuốn‌ ‌Sách‌ ‌KPI‌

>> Bí Kíp Thiết Lập Quan Hệ Cộng Đồng Qua 9 Cuốn Sách PR