Với hơn 4000 năm đấu tranh giữ nước, lịch sử Việt Nam trải qua nhiều cuộc thăng trầm và khốn khổ, nhân dân sống trong cảnh tù đày. Nhiều vị Anh Hùng - Những người có chiến công bảo vệ Tổ Quốc được yên bình như hiện nay đã nằm xuống để tiếp bước cho thế hệ mai sau. Để hiểu rõ hơn về cội nguồn của những cuộc chiến tranh Newshop mời bạn tham khảo 6 cuốn sách lịch sử Việt Nam hay nhất mọi thời đại.

    1. MỘT NGƯỜI VIỆT TRẦM LẶNG.

    Một Người Việt Trầm Lặng do tác giả Jean-Claude Pomonti viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn, những quan điểm của người Pháp với những bối cảnh lịch sử rộng lớn tời Miền Nam kháng chiến. Jean-Claude Pomonti là đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn trong thời chiến. Từ trải nghiệm thực tế đời sống báo chí, tác giả đưa ra kiến giải của ông về nhân vật, đặt tiểu sử nhân vật vào bối cảnh "dầu sôi lửa bỏng" của thời cuộc qua lối dẫn dắt như một tiểu thuyết trinh thám.

    sách lịch sử một người việt trầm lặng

     
    Dưới ngòi bút của Jean - Claude Pomonti, cuộc đời của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn được thể hiện sống động. Những lí tưởng sống, nhân cách phi thường và sự nghiệp lẫy lừng của Phạm Xuân Ẩn được khắc họa. Nhưng đan xen trong đó là câu chuyện về những người bạn của ông: Cao Giao, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Hưng Vượng, rồi cả bác sĩ Trần Kim Tuyến – trùm đặc vụ Sài Gòn. Những kết cục không có hậu của họ khiến người đọc không khỏi chạnh lòng.

    Một điều thú vị khác khi lật giở những trang sách “Một người Việt trầm lặng” chính là những thông tin thú vị về Sài Gòn những năm chiến tranh – Khách sạn Continental, thủ phủ của cánh nhà báo nước ngoài ở Việt Nam, tiệm cà phê Givral huyền thoại…

    Đây là cuốn
      sách lịch sử hay và đáng đọc nhất. Với 12 chương sách dường như vẫn còn quá ngắn ngủi để khắc họa chân dung một điệp viên lẫy lừng, nhưng nó cũng phần nào vén bức màn bí ẩn để hậu thế hiểu hơn về nhân cách và sự nghiệp một huyền thoại. Những tâm sự, những quan điểm của những người trong cuộc về chính trị và thời thế gợi mở nhiều điều đáng suy nghĩ. Và dưới đây sẽ là một cuốn sách nữa về Phạm Xuân Ẩn.

    2. ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO X6 - PHẠM XUÂN ẨN

    Phạm Xuân Ẩn tham gia hoạt động cách mạng từ đầu thập niên 1950 đến năm 1953 được kết nạp Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo. Nhằm tạo vỏ bọc tốt hơn để có thể thâm nhập sâu hơn vào giới chức chính quyền và quân đội Sài Gòn, năm 1957 ông được cấp trên bố trí cho sang Mỹ học ngành báo chí. Năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, làm việc cho Hãng tin Reuters và sau đó là tạp chí hàng đầu Time, New York Herald Tribune của Mỹ.

    Với kiến thức uyên bác, hiểu biết rộng, cương trực và tài năng giao tiếp, ngoại giao khác biệt, độc đáo theo kiểu lãng tử, hào hoa, ngang tàng, “chửi thề như bắp rang”, xuất hiện với phong cách thượng lưu, thừa hưởng văn hóa được đào tạo chính qui từ Mỹ, ông đã thâm nhập và là bạn tri kỷ với các tướng lĩnh, trùm an ninh mật vụ cả Mỹ và Sài Gòn, giới báo chí Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ cũng như các chính khách chóp bu của chính quyền Sài Gòn để khai thác những thông tin tuyệt mật mang tầm chiến lược cho cuộc đối đầu của Bắc Việt Nam với Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

     

    sách điệp viên hoàn hảo x6

    Cuốn sách Điệp Viên Hoàn Hảo X6 Phạm Xuân Ẩn cập nhật nhiều thông tin chưa từng được công bố do chính Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tác giả Larry Berman có ghi âm. Với lời hứa chỉ được công bố những thông tin này từng giai đoạn sau khi Phạm Xuân Ẩn mất, Larry Berman đã mất 6 năm để cân nhắc để từng bước công bố thông tin của người đã khuất.

    Cuốn sách sẽ viết về cuộc đời và những sự kiện mà Phạm Xuân Ẩn đã trải qua trong đời. Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu… từ Mỹ và trên Thế Giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng! Đặc biệt giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành nhiều năm với gần 30 lần bay từ Mỹ đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn “đối thủ” lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn – một người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên!”

    3. KÝ SỰ PHỤC DỊCH Ở AN NAM.

    An Nam Cung Dịch Kỷ Sự là một sử liệu độc đáo trên nhiều mặt. Bởi thế, lối quan sát và nhận định của Chu Thuấn Thủy về tình hình học thuật, xã hội và chính trị của Đàng Trong, cũng như những điều Chu nhận xét về một số nhân vật mà Chu đã từng tiếp xúc trong thời gian bị câu lưu mang nét sống động của một người có óc quan sát chứ không phải là những lời bình phẩm chung chung của một khách bàng quan.

    Người đọc không nhất thiết sẽ đồng ý với tất cả những nhận xét của Chu. Thậm chí, một vài nhận xét của Chu có thể làm độc giả người Việt không mấy hài lòng. Chu là một nhà trí thức tuy khá am tường về Việt Nam nhưng ưu tiên của Chu là “bài Thanh phục Minh”, khác với hoài bão với những người Việt trên bước đường Nam tiến. Tuy nhiên, ý nghĩa của An Nam Cung Dịch Kỷ Sự là tập ký sự này cho ta một bức tranh về tình hình Đàng Trong vào thế kỷ XVII với một số nét chấm phá mới mẻ. Chính vì thế, việc phân tích và đánh giá An Nam Cung Dịch Kỷ Sự không phải đơn giản, đòi hỏi người đọc có thái độ muốn bình tâm tìm hiểu một cách khách quan về những nhận xét của Chu trong thời gian bị quản thúc ở Hội An và Thuận Hóa.
     
    sách ký sự phục dịch ở an nam

     
    Ngoài ra, qua tập ký sự của Chu Thuấn Thủy, chúng ta có thể tìm thấy những thông tin bổ ích khác về tình hình Đàng Trong giữa thế kỷ XVII. Chẳng hạn về ngôn ngữ, về cộng đồng người Hoa và người Nhật ở Hội An, tình hình học thuật, thư mục những sách chữ Hán ở Đàng Trong lúc bấy giờ, tình trạng thích bói toán, khuynh hướng chuộng bằng cấp hư danh, đánh giá người theo khả năng làm thơ phú chứ không chú trọng đến thực học.

    Nhìn trên quan điểm về nghi thức ngoại giao, những khác biệt về nhãn quan và ngộ nhận về lập trường giữa Chu và các quan sai trong phủ chúa Nguyễn là một trường hợp độc đáo cần được nghiên cứu và thảo luận kỹ càng hơn. Về điểm này, trong phần kết luận của bài giới thiệu về Chu Thuấn Thủy khoảng hơn nửa thế kỷ trước, học giả Quán Chi Đào Trinh Nhất đã đưa ra nhận xét chí lý như sau:

    Khuynh hướng kỳ thị trong việc sử dụng nhân tài nước ngoài - không những của chúa Nguyễn mà của các triều đại Việt Nam nói chung - đều biểu hiện một thái độ đa nghi co mình lại. Bài học lịch sử này vẫn còn đáng được cho chúng ta ngày nay suy ngẫm.

    4. NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM.

    Đặng Thùy Trâm sinh ra trong một gia đình trí thức tại Hà Nội. Cuộc đời của cô bác sĩ quân y này lắm truân chuyên - Một nữ anh hùng bác sĩ tham gia hết sức mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau này được Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.

    Cuốn Nhật Kí Đặng Thùy Trâm là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng. Đây là một trong những cuốn
    sách lịch sử Việt Nam hay mà chúng ta không nên bỏ qua. 
     
    sách lịch sử nhật ký đặng thùy trâm

    Nhật kí Đặng Thùy Trâm không phải là một cuốn sách giáo dục đạo đức viết ra để cho hàng ngàn người đọc, mà là một cuốn nhật kí để một người phụ nữ đang sống trong bom đạn dành lại cho mình một chút thời gian giữa bộn bề công việc. Cuốn sổ như một người bạn chân thành, lặng im để chị chia sẻ và lưu giữ lại cuộc sống tinh thần của tuổi thanh xuân.

    Chính vì vậy, đó là những lời nói chân thành nhất, những lời tâm sự giản dị, những sự chiêm nghiệm và tự động viên không hề mang chút áp đặt. Cuốn sách sẽ làm cho bạn đọc trào nước mắt với những trăn trở và đớn đau của chị, phải nghiêng mình ngưỡng mộ ý chí và tấm lòng dành cho nhiệm vụ, phải buồn bã cùng với những tâm sự rất bình thường của một người thanh niên xa gia đình, tình yêu không phẳng lặng. Chẳng hề có kỹ thuật viết, những dòng ghi chép như được rút ra từ trái tim và tâm hồn của một người con gái chân thành và mộc mạc.

    5. LOAN - TỪ CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON CHIM PHƯỢNG HOÀNG.

    Cuốn sách "Loan - Từ Cuộc Đời Của Một Con Chim Phượng Hoàng" của Isabelle Muller - Một phụ nữ Pháp gốc Việt, sống ở Đức. Sách viết về Mẹ Loan của tác giả, tên thật là Đậu Thị Cúc, sinh năm 1929 ở một làng quê gần thị xã Hà Tĩnh – nay là thành phố Hà Tĩnh, mất năm 2003 ở gần thành phố Tours, Cộng hòa Pháp. Đây là cuốn sách phản ánh rõ nét về bối cảnh lịch sử Việt Nam đặc biệt là về số phận của người phụ nữ thời bấy giờ. Khiến người đọc phải suy ngẫm.

    Loan từ nhỏ đã có tư tưởng “nổi loạn” chống lại cái trật tự phi lý đó: Cô lấy trộm sách của anh để học chữ và chịu trận đòn khi bị anh phát hiện vẫn không chịu từ bỏ, dám đi ăn trộm đồ vặt để đổi lấy việc học chữ từ bọn con trai trong xóm, và “nổi loạn” lớn nhất là việc bỏ nhà đi, từ Hà Tĩnh ra Hải Phòng để phản đối cuộc hôn nhân mà nói đúng hơn là gả bán do bố, và sau đó là anh cả sắp đặt. Không cam chịu sự bất công và ngược đãi, cô trốn chạy để được tự do quyết định vận mệnh của mình.

    sách loan từ cuộc đời của một con chim phượng hoàng

    Cuốn sách đề cập nhiều đến yếu tố định mệnh. Dường như cuộc đời của Loan là một chuỗi các yếu tố do định mệnh sắp đặt. Cuộc đời của Loan như được tái sinh nhiều lần, khi bị lính Nhật đâm kiếm vào bụng, khi bị anh trai đánh thập tử nhất sinh, khi gặp tai nạn tưởng như đã chết, khi bị cô ruột lừa bán cho nhà thổ, khi bị chó dại cắn, khi bị chồng chưa cưới phản bội, khi nhà bị đốt, khi bị tra tấn trong ngục, khi mất con gái đầu...Tác phẩm là best seller 2 năm liền trên trang amazon thể loại tự truyện này sẽ mang bạn trở lại quãng thời gian sôi động trong lịch sử Việt Nam từ góc nhìn của người thường dân.

    Đây là cuốn
    sách lịch sử Việt Nam gây nhiều ấn tượng. Cũng chính vì vậy tác phẩm Loan - aus dem leben eines phönix bằng tiếng Đức từng lọt vào top 5 chung kết giải Kindle Storyteller Award năm 2015 tại Đức trong hơn 1.000 tác phẩm tham dự. Cuốn sách cũng từng lọt vào top sách bán chạy nhất trên trang Amazon Đức trong hạng mục Lịch sử châu Á, Văn học trẻ và Tự truyện.

    6. XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC.

    Lê Nguyễn là một bút danh quen biết trên nhiều ấn phẩm định kỳ. Ông là câu bút chuyên viết về lịch sử, một lĩnh vực được nhiều bạn đọc quan tâm. Bài ông viết thường ngắn gọn, đề tài thường quy về một nhân vật, một nhân vật hay một sự kiện lịch sử cụ thể. Bài viết của ông dễ hiểu nhờ cách viết mộc mạc và mạch lạc nhưng vẫn sâu sắc và hấp dẫn. Sở trường của ông, qua những bài tôi đọc được, là những vấn đề thuộc thời kỳ lịch sử cận đại, thời gian chủ yếu thuộc về nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
     
    Cách chọn đề tài cho thấy tác giả là cây bút có năng lực khai thác các nguồn sử liệu phương Tây, nhất là của Pháp. Trong cuốn sách Xã Hội Việt Nam Thời Pháp Thuộc ông “cày” sâu vào giai đoạn lịch sử này, có thể còn vì ông thấy đây là một lĩnh vực sử học mà ông có thể mang lại cho nhiều bạn đọc ngày nay những tri thức bổ ích và sâu sắc.

     sách xã hội việt nam thời pháp thuộc

     
    Thời kỳ lịch sử cận đại Việt Nam, theo cách phân kỳ phổ biến hiện tại được giới hạn từ khi thực dân Pháp xâm lược biến nước ta thành thuộc địa cho đến khi Việt Nam giành độc lập (1858-1945). Đương nhiên trong giai đoạn này có những trang sử của cuộc đấu tranh cứu nước quật khởi mang tính truyền thống của nhân dân ta. Nhưng lịch sử cận đại trước hết lại là một tấm bi kịch của cả một dân tộc. Nếu ta nhớ lại rằng kể từ khi Ngô Vương Quyền đại phá giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938), nền tự chủ của dân tộc Đại Việt được xác lập.

    Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, dù có nhiều lần nền tự chủ ấy bị phương Bắc xâm lược đe dọa, nhưng tất cả đều kết thúc bằng thắng lợi của những cuộc kháng chiến mà dân ta không hề để mất nước. Duy nhất ở đầu thế kỷ XV, nhà Hồ để mất nước, giặc Minh đô hộ đúng 20 năm thì bị những người khởi nghĩa từ Lam Sơn đánh đuổi giành lại nền tự chủ và triều Lê tồn tại và phát triển liên tục gần 4 thế kỷ….Đương nhiên, tương xứng với cái bi kịch cũng là cái thử thách to lớn ấy, còn có những trang sử vinh quang chép về công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng mùa Thu năm 1945 mà tác giả không đề cập trong cuốn sách này. Viết về cái khoảng tối của lịch sử mà làm nên tương phản với tương lai khiến cho những gì tác giả viết trở nên sâu sắc.
     
    Để có được một cuộc sống yên bình và hạnh phúc như ngày hôm nay là những cuộc đánh đổi về ý chí và tính mạng của rất nhiều anh hùng vĩ đại. Những cuốn
    sách lịch sử hay mà Newshop giới thiệu trên sẽ giúp bạn nhận thức và yêu quý cuộc sống của mình hơn. 

    >>> Xem thêm: