Bạn có bao giờ phải khó xử trước một lời đề nghị, hay những công việc hàng ngày bạn không muốn làm mà bạn không muốn làm mất lòng mọi người. Bạn không biết phải đối mặt hoặc từ chối đối phương ra sao. Một trong những phần khó khăn nhất trong cuộc sống là bạn phải đưa ra lời từ chối trước một lời đề nghị hoặc từ chối một người nào đó. Dưới đây, là những mẹo nhỏ mà Newshop muốn gợi ý cho bạn giúp bạn từ chối một lời đề nghị nhưng vẫn gây được thiện cảm trước mặt đối phương.

Nghệ Thuật Từ Chối Trong Giao Tiếp.

Người Việt Nam chúng ta sống theo lối sống tình cảm, nhẹ nhàng, bí quyết làm việc cũng thiên phổ biến về hướng tình cảm. Thế nên việc nói ra lời từ chối với một đối phương là rất khó. Và thường chúng ta sẽ nhận lời rồi khiến cho việc đó trở nên không vui vẻ, đặt nặng áp lực tinh thần.

Nếu bạn không biết cách từ chối một người nào đó hay một lời đề nghị sao cho hợp lý nhưng vẫn mang lại thiện cảm cho đối phương bạn sẽ khiến mối quan hệ đó trở nên ngượng ngịu, không thoải mái khi gặp nhau.

nghệ thuật từ chối trong giao tiếp
 

1. Những Tips Nhỏ Để Nhận Biết Bạn Có Nên Từ Chối Một Lời Đề Nghị Hay Không?

  • Suy nghĩ đến mối quan hệ của mình và người đó có đủ quan trọng để bạn đưa ra một lời từ chối hay không? Bạn cần nên cân nhắc xem bạn đang từ chối ai: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, sếp hay một đối tượng đang có tình cảm với bạn. Thông thường, bạn có thể từ chối khéo lời đề nghị rất dễ dàng đối với một mối quan hệ không quá thân thiết.
  • Từ chối những công việc mà bạn không hiểu rõ hoặc làm không được. Bởi lẽ, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức của mình để làm một việc mà mình không mường tượng cũng như hình dung được sẽ giải quyết vấn đề đó ra sao. Có đôi lúc, bạn còn nhận những lời chê bai hoặc sự nghi ngờ về năng lực của bản thân.
  • Tập cách nói không với những lời nhờ vả với nội dung được lặp đi lặp lại bởi một người. Vì bạn có thể đang bị lợi dụng đấy!

2. Nghệ Thuật Từ Chối Một Cách Hiệu Quả.

Chiến lược 1: Nói thẳng và trực diện.

Đối với một lời đề nghị với một mối quan hệ mới không thân thiết cách tốt nhất bạn nên từ chối thẳng thắn nhưng vẫn tỏ ra lịch sự, chân thành và trung thực với lời nói của mình. Đối phương sẽ cảm thấy thoải mái khi nhận được lời từ chối của bạn.

Chiến lược 2: Đừng câu giờ.

Tất cả chúng ta đều có khoảng thời gian của mình. Vì thế, nếu bạn không muốn làm một công việc nào đó, không muốn đi đến một bữa tiệc hãy mạnh dạn và đừng câu nệ thời gian của đối phương. Vì chưa chắc bạn là ưu tiên hàng đầu của người đó. Đừng câu giờ với những lý do không đáng có như: Tôi không biết chọn trang phục nào đến đó, Xe tôi hư bạn có thể đến chở tôi được không?.....Những câu từ chối mà khiến mọi người sẽ đánh giá bạn là người không chuyên nghiệp, không thực sự coi trọng vào lời đề nghị của họ dành cho bạn.

Chiến lược 3: Thay từ “Không” bằng một cụm từ ý nghĩa hơn.

Dưới đây là những cụm từ mà Newshop gợi ý cho bạn để bạn từ chối một lời đề nghị nào đó.

Xin lỗi, Món hàng này rất tốt với tôi, nhưng…..
  • Nói lời đề nghị này để cho thấy bạn đánh giá cao lời đề nghị của họ. Tuy nhiên, từ “nhưng” cho thấy bạn vẫn đang cân nhắc về một vấn đề nào đó.
Tôi đánh giá cao lời đề nghị, nhưng……
  • Đây là cách nói trang trọng hơn, bạn có thể nói điều đó khi ai đó đề nghị bạn giúp đỡ mà bạn không muốn giúp.
Nó rất hấp dẫn, nhưng……….
  • Bạn có thể nói điều này khi bạn muốn chứng tỏ rằng lời đề nghị là thứ mà bạn thường chấp nhận, nhưng có lý do khiến bạn không thể lần này.
Tôi thực sự không nên.
  • Nếu ai đó đang cố gắng thuyết phục bạn làm điều gì đó mà bạn không muốn làm, bạn có thể nói “Tôi thực sự không nên”. Để lịch sự hơn, bạn cũng có thể đưa ra lý do khiến bạn từ chối lời đề nghị.
Tôi không thể lần này.
  • Đây là một cụm từ rất hữu ích. Bạn có thể sử dụng nó để từ chối lời đề nghị, nhưng cũng có thể từ chối giúp đỡ ai đó.
Đó là một lời đề nghị tuyệt vời, nhưng………
  • Một cách từ chối rất lịch thiệp dành cho những bạn bán hàng đang cố thuyết phục bạn mua hàng.

từ chối nhưng vẫn rất lịch sự
 

Bạn có thể cho tôi một vài phút được không?
  • Đây là một cụm từ khác mà bạn có thể sử dụng để trì hoãn việc đưa ra quyết định của mình. Bạn có thể sử dụng nó trong một cửa hàng và sau đó rời khỏi trợ lý bán hàng.
Không phải hôm nay rồi, cảm ơn vì lời đề nghị của bạn dành cho mình.
  • Bởi vì cách diễn đạt này khá ngắn, đơn giản đôi khi còn kém phần lịch sự với một lời đề nghị nào đó. Bạn có thể sử dụng nó khi ai đó tiếp cận bạn trên đường phố và muốn đưa cho bạn một tờ rơi.

Chiến lược 4: Đề nghị người yêu cầu hỏi lại sau.

Một cách từ chối khéo là bạn cứ vờ như bạn đang làm một công việc dỡ tay, đang nghe một cuộc điện thoại quan trọng, hay đang check tin nhắn, mail công việc. Và bạn đề nghị người yêu cầu nhắc lại vấn đề đó sau. Một cách lẫn tránh khá mạo hiểm tuy nhiên chiến lược này chỉ phù hợp với những mối quan hệ mới, chưa thân thiết lắm. Còn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hãy trung thực với những lời đề nghị của họ vì họ có thể hiểu và thông cảm cho lời từ chối của bạn.


 

Chiến lược 5: Đừng nói dối về khả năng giúp đỡ của bạn.

Trước tiên, bạn cần hiểu rõ trình độ và năng lực hiện tại của bản thân bạn đang ở mức nào đối với lời đề nghị đó. Hãy đặt câu hỏi cho bản thân mình rằng: “Mình có khả năng để đáp ứng lời đề nghị đó hay không?” rồi hãy nhận lời. Mối quan hệ sẽ tệ hơn nếu bạn nhận lời và hoàn thành không như mong đợi đôi khi còn gây ra những vấn đề tiêu cực như: Đối phương sẽ hoài nghi năng lực hiện tại của bạn, có nhiều lời chê bai bạn. Hãy nhẹ nhàng từ chối trước những lời đề nghị quá sức với khả năng của bạn.

Chiến lược 6: Gợi ý một người khác phù hợp hơn.

Đây được xem là việc làm nguy hiểm nhất. Nó có 2 mặt của vấn đề: Nếu bạn đang trong một mối quan hệ mới với một người bạn không thích bạn có thể từ chối anh/ cô nàng ấy nhưng tuyệt đối không được đề nghị một người thay thế khác. Vì như thế, đối phương sẽ cảm thấy tổn thương vì anh/cô ấy không được trân quý.

nghệ thuật từ chối khi bạn được tỏ tình
 
Còn nếu trong công việc đừng nói với Sếp bạn là hãy chọn người phù hợp làm việc đó hơn em mà hãy nói là “Em muốn được trải nghiệm làm việc đó chung với anh/cô ấy” Có như vậy bạn mới có thêm đồng minh và hoàn thành công việc xuất sắc hơn.

>>> Đọc thêm 10 Cuốn Sách Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Cho Ngày Mới Thành Công

Chiến lược 7: Mô tả sự bận rộn của bạn.

Thực tế, cho thấy rằng nếu bạn lấy công việc để làm lý do hủy những cuộc hẹn hò với bạn bè, những người đang cưa cẫm bạn sẽ hiệu quả hơn nhiều đấy. Bạn nên giải thích cho họ hiểu rằng công việc hiện tại của bạn đang khá bận và có thể sẽ không tham gia vào một buổi party, date, gặp gỡ…..

Lấy lý do rằng mình có cuộc hẹn quan trọng với khách hàng, phải hoàn thành xong deadline trong ngày…..và đưa ra một lời hẹn vào ngày khác thích hợp hơn. Đây là một cách từ chối khéo léo nhưng vẫn rất lịch thiệp

Chiến lược 8: Nhận trách nhiệm với lời từ chối.

Khi nói ra một lời từ chối bạn nên có trách nhiệm với nó. Thông thường, bạn có xu hướng là phải đợi đúng thời điểm thích hợp để từ chối một ai đó, nhưng tốt nhất bạn nên thực hiện nói lời từ chối đó trước khi nhận được lời đề nghị. Động thái chờ thời điểm thích hợp mới từ chối sẽ khiến đối phương nghĩ bạn không thành thật, bạn là người luôn có lý do dễ gây ra bất đồng khi gặp nhau. Vì thế, dù có đồng ý hay từ chối một lời đề nghị nào đó hãy có trách nhiệm với từng lời nói và hành động của mình.

Nghệ thuật từ chối hay và thông minh sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt mọi người. Điều tốt nhất cần làm là hãy thành thật với mọi vấn đề. Bạn có thể bị cám dỗ bởi những gì bạn nói nhưng cách tiếp cận lời từ chối đó sẽ kéo dài quá trình và khiến cho mọi người trở nên khó chịu hơn.


Dưới đây là một số cuốn sách về Nghệ Thuật Từ Chối mà Newshop muốn giới thiệu cho bạn.