Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, bút hiệu là Thứ Tiên, tự là Biểu Chánh một trong những ngòi bút khai thác những vấn đề tiêu cực trong những cuộc hôn nhân gia đình như cưỡng bách trong hôn nhân, hôn nhân vụ lợi. tục nôm vợ, đa thê,…. Bên cạnh đó các tác phẩm văn học của ông còn được biết đến với những vấn đề “nóng” trong xã hội như tranh giành gia tài, mê tín dị đoan, cảnh cưỡng hiếp, ngoại tình,… Khuynh hướng viết truyện lấy bối cảnh từ hiện thực, phản ánh xã hội cực đoan những tác phẩm của ông đã góp phần xây dựng nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Cùng Newshop xem ngay 12 tác phẩm nghệ thuật hay nhất của tác giả Hồ Biểu Chánh nhé!

60.000đ 48.000đ -20%
Mua ngay

1. Sự Nghiệp Sáng Tác Của Tác Giả Hồ Biểu Chánh

Sự nghiệp sáng tác của Hồ Biểu Chánh để lại cho đời hơn 100 tác phẩm bao gồm: truyện ngắn, thơ, tuồng cải lương, hát bội, văn tế, phê bình văn học,…. đóng góp to lớn cho sự phát triển của Văn Học Việt Nam.

Nhắc đến Hồ Biểu Chánh không thể không nhắc đến những cuốn tiểu thuyết của ông. Với cốt truyện đơn giản, triết lý xuyên suốt những áng văn của ông là chân lý
“thiện thắng ác, ở hiền gặp lành” điểm đặc biệt là rất Nam Kỳ, từ giọng văn miêu tả con người.

Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh còn có sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống ở Nam Kỳ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu của thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do tàn dư của cuộc chiến tranh mới và cũ.

đôi nét về tác giả hồ biểu chánh
 

2. Điểm Đặc Sắc Trong Những Nét Nghệ Thuật Của Tác Phẩm Hồ Biểu Chánh

Thành công với lối viết hiện thực, bình luận và phê bình những vấn đề bất công trong xã hội là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc về truyện, thơ, tiểu thuyết….của ông. Tuy nhiên, còn có sự kết hợp của nhiều yếu tố như.

2.1 Ngôn ngữ, cách hành văn

Ngôn ngữ giản dị, bình dân, dễ hiểu. Ông sử dụng nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ vào trong tác phẩm của mình tạo cho câu văn có phong cách gần gũi như đang nói chuyện đời thường giữa mọi người với nhau.

Lối hành văn rất tự nhiên. Nghĩ sao viết vậy, viết như nói. Nếu bàn về văn phong của Hồ Biểu Chánh, Thanh Lãng cho rằng:
“Ông là người đầu tiên làm cách mạng, vì đã đập vỡ cái khuôn khổ văn chương đài các đương thời.”

2.2 Kết cấu

Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng nặng nề của tiểu thuyết truyền thống trong vấn đề xây dựng kết cấu. Sắp xếp những tình tiết theo trật tự thời gian. Phần lớn những kết cục của tác phẩm của ông đều có hậu.

2.3 Nhân vật

Nếu bạn lạc vào thế giới văn chương của Hồ Biểu Chánh chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về thế giới nhân vật đa dạng, đầy đủ tầng lớp, thuộc đủ thể loại người trong xã hội lúc bấy giờ.

Nhân vật của ông không còn mang tính chất ước lệ, mà có những nét đặc trưng riêng, thể hiện đúng tính chất của từng loại người. Ông chú ý đến ngoại hình và phân tích hành động của nhân vật nhiều hơn.

Mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật đều mỗi vai tiêu biểu cho tất cả những thể loại người: tốt hoặc xấu, thiện hoặc ác, tham sân si,….Người đọc sẽ không cảm thấy nhàm chán khi đọc những tác phẩm Hồ Biểu Chánh.

2.4 Chi tiết đời thường.

Ông đã mang những chi tiết vụn vặt của cuộc sống đời thường đưa vào tác phẩm. Ví dụ: Hình ảnh con chó phèn lè lưỡi giữa trưa hè, cô gái đứng cạnh cầu ao phun nước bọt xuống cho cá đớp,....

3. Một Số Tác Phẩm “Để Đời” Của Hồ Biểu Chánh

3.1 VÌ NGHĨA VÌ TÌNH

Tố Nga bị vướng một mối sầu riêng trong lòng, nên biếng nói biếng cười, ăn rồi cứ nằm dàu dàu hoài mà hễ thấy mặt Cẩm Vân thì có sắc thẹn thùa. Cách bốn năm trước chồng đánh chửi, tuy giận không thèm ở chung với chồng nữa, song vì sợ mang lỗi với vong hồn của cha, nên nàng không nỡ dứt nghĩa cang thường. Năm nay vì máu ghen sôi sùng sục làm cho nàng quên hết quấy phải, không kể hư nên, muốn đem một việc bậy lại mà đối với việc bậy của chồng cho đã nư giận, chằng dè chừng làm lỡ rồi mới giựt mình, chừng nghe em dâu chỉ vẽ đường chánh nẻo tà mới hay rằng, cái bậy mình làm đặng đối với chồng đó nó chẳng hại chi đến chồng mà nó lại làm ố mảnh gương trong, làm lem vừng tuyết trắng, là cái danh dự của đàn bà con gái.

tác phẩm vì nghĩa vì tình

 

3.2 CHÚA TÀU KIM QUY

Ở đầu thế kỷ XX khi việc mô phỏng hay phóng tác những tác phẩm nước ngoài dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Không phải tác giả nào cũng khai thác thành công với việc thử nghiệm ở thời đại này tuy nhiên Hồ Biểu Chánh đã minh chứng cho thấy rằng ông đã đi đúng hướng với thời kỳ sáng tác hiện đại này minh chứng là tác phẩm Chúa tàu Kim Qui được viết vào năm 1922,

Tác phẩm ra đời trong thời điểm Văn học Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao từ nền Văn học trung đại sang nền Văn học hiện đại. Vì vậy, tác phẩm cũng góp phần không nhỏ cho quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

tác phẩm chúa tàu kim quy

 
Chúa tàu Kim Qui là truyện phiêu lưu đa màu sắc diễm tình, lại ''có hậu'' vì kết cuộc tất cả đều được ''ơn đền oán trả'' phân minh. Nội dung chủ yếu của tác phẩm xoay quanh chủ đề miêu tả tâm lý con người, cũng không ký thác vào đó nỗi niềm tâm sự hay một thứ triết lý cao siêu nào.

Trích đoạn trong cuốn sách:

Đêm khuya lặng ngồi mà suy hết việc đời thì thấy nhộn nhàng trước mắt có kẻ sang, có người hèn, có kẻ giàu, có người nghèo, có kẻ thiên hạ khen là khôn, có người thiên hạ chê là dại, có kẻ thiên hạ chê là dở, có người thiên hạ khen là hay. Đã thấy như vậy, mà lại còn thấy bực sang giàu thì ở trên cao, còn bực nghèo hèn thì ở dưới thấp. Người mà thiên hạ khen là khôn là giỏi thường hay khua môi múa mỏ, còn kẻ thiên hạ chê là dại là dở lại thường bị ép bị đè.


Ngoài ra, tác phẩm còn được chuyển thể thành phim lấy bối cảnh dưới thời vua “Minh Mạng” xã hội phong kiến lúc bấy giờ

3.3 KẺ LÀM NGƯỜI CHỊU

Những vấn đề như: Bạo hành hôn nhân, ghen tuông, ngoại tình được lồng ghép trong tác phẩm Kẻ Làm Người Chịu

tác phẩm kẻ làm người chịu

 
Nội dung của cuốn sách:

Cai tổng Hiền vốn nhà nghèo, đi làm mướn lấy được con gái của chủ, lại nhờ mưu mô, trở nên giàu có, mua chức làng, thành cai tổng. Vợ chồng cai tổng Hiền sanh được hai con: Tố Nga và Chánh Tâm. Cai tổng Hiền bị bịnh mất, Tố Nga lấy Phùng Xuân theo lời mong muốn của cha, nhưng ở với chồng được mấy tháng, Tố Nga không chịu được tánh cờ bạc, hút xách của chồng nên bỏ về nhà mình.

Chánh Tâm lên Sài Gòn học. Mẹ và Tố Nga cũng dọn lên lên ở gần con trai và anh. Phùng Xuân chồng Tố Nga vẫn cứ bòn tiền của cô mà sài. Trong thời gian sống ở Sài Gòn, Tố Nga quen thân với một cô gái tên Cẩm Vân. Chánh Tâm gặp Cẩm Vân, yêu nàng và xin cưới làm vợ. Bà Cai tổng lúc đầu do dự vì nàng là con của một người khách trú, nhưng sau cũng bằng lòng. Chánh Tâm và Cẩm Vân sống với nhau rất hạnh phúc.


Chánh Tâm thi rớt, bị bạn bè coi thường, quyết tâm sang Pháp học cho đậu tú tài. Tố Nga quen Lư Trọng Quí. Hai người yêu nhau. Tố Nga có thai và xin ly dị với chồng. Nhưng Phùng Xuân biết được chuyên, không chịu ly dị để tiếp tục bòn rút tiền bạc của gia đình vợ.

3.4 CON NHÀ NGHÈO

Con Nhà Nghèo là bức tranh phản ánh đời sống xã hội ở một vùng quê nơi mà chỉ tồn tại những giai cấp thống trị tàn bạo, cướp bóc. Có 3 thành phần chủ đạo trong xã hội đồng quê đó: Điền chủ, Hội đồng xã, Tá điền. Những người nghèo túng như tá điền phải làm việc cực khổ, họ “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” bị thao túng bởi Điền chủ - Người có quyền lực và giàu có nhất trong xã hội đó.

Là một trong những tiểu thuyết được chuyển thể thành phim Con Nhà Nghèo kể về số phận của những người nghèo khổ sống và chịu đừng dưới ách thống trị của bọn cường hào, địa chủ. Biết bao nhiêu gánh nặng đè lên đôi vai của họ, biết bao khoản chi trong cuộc sống như cơm áo gạo tiền, sưu thuế, lao dịch,…. mà còn bởi sự tàn ác, thâm độc, chèn ép, cướp bách của bọn giai cấp thống trị.

tác phẩm con nhà nghèo

 
Tác phẩm đề cập đến những vấn đề trong xã hội đều bị lu mờ bởi “đồng tiền và địa vị”. Nơi mà không có tiếng nói và sự công bằng.

3.5 CON NHÀ GIÀU

Một trong những cái tên chú ý của kho tàng văn học Hồ Biểu Chánh đó chính là tác phẩm Con Nhà Giàu. Khắc họa bối cảnh về cuộc sống của những người dân trong những năm 30 của thể kỷ XX.

Tác phẩm hiện nay được chuyển thể thành phim và được đông đảo khán giả yêu thích. Nội dung tác phẩm xoay quanh những mưu kế suy tín trong gia đình để chia tài sản và cuộc đời của công tử Chừng Thượng Tứ ham chơi, đua đòi, và thói tiêu tiền như nước, trở thành kẻ “phá gia chi tử”

tác phẩm con nhà giàu

 
Trích đoạn nhỏ nội dung của cuốn sách:

Chừng Thượng Tứ được 19 tuổi, đương, học trên Sài Gòn, thì ông Kế hiền phát bịnh, Bà Kế hiền thấy ông đã quá 60, mà ương yếu như vậy thì bà lo sợ, nên bà òn ỹ khóc lóc xin ông hãy tính giùm việc tương lai cho bà, chớ nếu ông không tính trước rủi ông cỡi hạc chầu trời, thì chắc thầy Ban Biện Thượng Chí dùng quyền trưởng nam mà thâu hết sự nghiệp rồi mẹ con bà không có chỗ mà dung thân...

3.6 CHỊ ĐÀO CHỊ LÝ

Chị Đào, Chị Lý là một trong những tác phẩm sau cùng của Hồ Biểu Chánh, cũng là trường hợp tiêu biểu qua đó chúng ta thấy rằng cho dù những cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh sau năm 1932 không còn những đóng góp mới thì công chúng những người yêu thích văn chương của ông cũng không cần quay lưng lại với nó.

Tác phẩm Chị Đào Chị Lý chắc có lẽ là một trong số những tác phẩm truyện hiếm hoi mà được tác giả trau chuốt và đầu tư nhiều hình ảnh màu sắc sinh động, trực quan, không quá buồn, ủy mị như những tác phẩm trước kia của ông. Truyện là chuỗi những sắc thái khác nhau của các nhân vật như: bà Ngọc, cô Đào, cô Lý. Là bài học về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Dạy con người hiểu rằng:
“Chúng ta gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy”

tác phẩm chị đào chị lý

3.7 ĐOẠN TÌNH

Nếu Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của…. là những người đặt nền móng cho chữ quốc ngữ thì Hồ Biểu Chánh là một trong những người đã làm cho chữ quốc ngữ trở nên phong phú và gần gũi với đời sống hơn. Ông thuộc vào một số rất ít nhà văn Việt Nam đã sử dụng những từ ngữ bình dân một cách tự nhiên, phản ánh trung thực tâm tình và tâm lý của người dân bình dị và nhờ đó các truyện viết của ông dễ gây xúc động cho người đọc.

Một trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông phải nhắc đến tác phẩm Đoạn Tình tác phẩm lấy bối cảnh ở miền quê người dân Nam Bộ. Với lối viết bình dị, gần gũi sử dụng những từ ngữ địa phương là một trong những nét riêng đặc sắc của cuốn tiểu thuyết này.

tác phẩm đoạn tình

 
Trích đoạn nội dung của tác phẩm:

"Ban đêm trời mát, nhưng mà cô Vân đọc thơ rồi thì cô toát mồ hôi.
Gia đình của anh Thuần đã tan nát rồi! Anh Thuần đi đâu? Chị Hòa liệu thế nào? Hai đứa nhỏ ra làm sao? Ấy là mấy câu cô Vân tự hỏi thầm trong trí, hỏi mà không đáp ứng, chỉ nhìn ngọn đèn, nước mắt chảy ròng ròng.

Theo lời nói trong thơ, thì tại sao vợ chồng không đồng tâm hiệp ý, nên gia đình mới tan rã. Nhưng mà vợ chồng đã ở với nhau năm, sáu năm, đã có hai mặt con, vì cớ gì anh Thuần đành đoạn tình vợ chồng, đành dứt nghĩa cha con như vậy? Cô Vân suy nghĩ rồi muốn biết cái duyên cớ ấy nên cô lau nước mắt và giở tập "Đoạn tình nhật ký" ra mà đọc."

3.8 TỈNH MỘNG

Tỉnh Mộng là câu chuyện với những nhân vật như: Kỳ Tâm, Yến Tuyết, Trường Xuân,…. Là câu chuyện về Bà phủ Tiên góa chồng chỉ có một gái là Yến Tuyết xinh đep và đoan trang. Yến Tuyết có người anh con dì là Trường Xuân, trước làm thông ngôn, tham giàu lấy người vợ xấu xí, rồi xin thôi việc ra làm hội đồng địa hạt. Yến Tuyết ngây thơ bị Trường Xuân dùng những lời ong bướm gợi tình, nên thất tiết và mang thai. Sợ chuyện đổ bể thì mang tai tiếng và có hại trong việc tranh chức cai tổng.

tác phẩm tỉnh mộng

 

3.9 CHÚT PHẬN LINH ĐINH

Nội dung chủ yếu xoay quanh những nhân vật như: Hiển Vinh, Thu Vân, Thu Cúc,… và những bí mật dần được hé lộ trong cuốn này.

Câu chuyện tình giữa Hiển Vinh và Thu Vân yêu nhau khi còn học ở Sài Gòn. Thu Vân có con với Hiển Vinh. Hiển Vinh xin cưới nàng, nhưng cha là ông Hội đồng Ðạt, vì quan niệm cổ hủ, không chấp thuận. Hiển Vinh buồn ra Hà Nội học và đem theo vợ con, nhưng Thu Ba, đứa con gái đầu lòng bị mắc bịnh bất ngờ nên phải ở lại Sài Gòn nhờ chị vú Hai Thình tạm giữ và sẽ đem ra Bắc sau khi hết bịnh. Ở Bắc Thu Vân sanh thêm Thu Cúc; Hiển Vinh tốt nghiệp trường thuốc và xin ở lại Hà Nội làm việc. Thời gian sau Hiển Vinh muốn qua Pháp học thêm bằng bác sĩ với hy vọng cha sẽ tha thứ.

tác phẩm chút phận linh đinh

 

3.10 HAI KHỐI TÌNH

Một trong những tác phẩm được biến chuyển thành phim Hai Khối Tình là một trong những tác phẩm được đông đảo người dân Việt Nam yêu thích khi chuyển thể thành phim. Lấy bối cảnh từ những năm 1930 tác phẩm khắc họa nên số phận, cuộc sống của những con người thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, chủ yếu xoay quanh vấn đề đấu tranh để đòi quyền sống, sự công bằng của con người.

Bà phán Lan góa phụ có con gái tên Cúc, vừa đậu bằng Thành Chung. Cô yêu thích văn chương, viết được cuốn tiểu thuyết là Mảnh gương trinh và có ý định in thành sách. Trạng sư Xương có là Génie Céleste cũng là một nhà văn lai Pháp. Họ lấy nhau được 8 năm thì bà qua đời. Ông Xương nuôi dạy hai con trai nên người. Vốn để ý cô Cúc từ trước, nên khi biết cô đã đậu bằng Thành Chung, trạng sư Xương bèn đến nhà xin phép tiến tới hôn nhân.

Bà Phán Lan rất ưng trạng sư Xương làm con rể vì ông là người thành đạt, lại sẵn có cơ ngơi, nhà cửa. Nhưng cô Cúc không chịu trạng sư Xương, vì đã có ý trung nhân là thầy Hoàng. Bà Phán thấy cô Cúc từ chối tình cảm ông Xương vô cùng tức giận.

tác phẩm hai khối tình

 

3.11 Ở THEO THỜI - HỒ BIỂU CHÁNH

“Lời thánh hiền! Lời thánh hiền hay là hay hồi đời thánh hiền đó kìa, chớ theo bây giờ thì em coi dở quá, mà mình làm theo lại hại cho mình nữa chớ. Thầy nghĩ đó coi, như thánh hiền xưa nói “hoạnh tài bất phú”, trời ơi, sao lại bất phú? Không nhọc sức mà được tiền, thì là sướng lắm, mà hễ được tiền thì làm giàu ngay, tại sao mà nói bất phú? Còn câu “tiền tài như phấn thổ” thì sai nhiều nữa. Tiền tài là tiền tài, chớ tiền tài như phấn thổ sao được. Em nhớ câu “nhơn nghĩa thắng thiên kim” em bắt tức cười. Ðời nầy nhơn nghĩa thắng thiên kim không nổi đâu.

Mình nghèo mình nói nhơn nghĩa ai thèm nghe chớ, họ có thiên kim họ nói bậy thiên hạ cũng dạ rân. Lại có câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, thầy xét cho kĩ mà nói, nghèo mà sạch giống gì, rách mà thơm sao được, phải giàu người ta mới khen sạch, phải lành người ta mới khen thơm chớ.”

tác phẩm ở theo thời hồ biểu chánh
 
Tính đến nay những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều ghi lại những cảnh hiện thực Nam Bộ vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đồng thời lên án những thói hư tật xấu, vấn đề “nóng” trong xã hội phong kiến tàn bạo. Ông đã cống hiến hết sức mình vào sự nghiệp phát triễn văn học Việt Nam. Với đa dạng thể loại giúp người đọc khám phá thêm nhiều điều kỳ diệu mà văn học đem lại. Mời bạn tham khảo thêm những
tác phẩm văn học của nhiều tác giả nổi tiếng tại Newshop.

>>> Xem thêm: CÔNG TY TNHH TRỰC TUYẾN NEWSHOP - mua sách online uy tín trên toàn quốc
✔️Fanpage: https://www.facebook.com/pagenewshop
✔️Địa Chỉ Giao Dịch: 53/8 Vườn Lài - P.Phú Thọ Hoà - Quận Tân Phú - TP.Hồ Chí Minh
✔️Hotline Đặt Hàng: 028 777 22 999 - 028 6682 5005 - 0909 354 135 - 0353 854 946

✔️Email: support@newshop.vn
✔️Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0313713376 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2016