Hiện nay, có rất nhiều trường sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực 2021 làm phương án tuyển sinh để xét tuyển. Sáng ngày 15-1 ĐHQG TP.HCM vừa công bố bộ đề thi thử cho kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021, đề dài 16 trang, 120 câu hỏi trắc nghiệm làm bài trong vòng 150 phút. Vậy làm thế nào để trang bị đầy đủ những kiến thức ôn tập thật hiệu quả cho kỳ thi. Trong bài viết dưới đây, Newshop sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức bạn cần nên ôn tập có khả năng sẽ xuất hiện trong bài thi nhất.

1. Đợt Thi Cho Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực 2021.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo ĐHQG TP HCM cho biết năm 2021 ĐHQG TP.HCM sẽ tổ chức 2 đợt thi cho kỳ thi đánh giá năng lực 2021 trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT ở 7 địa phương.

Đợt 1: Thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ ngày 15-1 đến ngày 5-3.
ĐHQG TP HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 vào ngày 28-3 tại TP HCM, Bến Tre, An Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng và 2 điểm thi mới so với mọi năm là Bạc Liêu và Đắk Lắk.
Kết quả thi đợt 1 được dự kiến công bố đúng 1 tuần sau khi thi, tức ngày 5-4.


Đợt 2: Thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ ngày 4-5 đến 4-7.
ĐHQG TP HCM sẽ mở cổng đăng ký dự thi từ ngày 4-5 đến 4-6 và tổ chức thi vào ngày 4-7 tại 4 địa phương TP HCM, An Giang, Khánh Hòa và Đà Nẵng.
Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 12-7. Thời gian đăng ký xét tuyển nguyện vọng sẽ kéo dài trong 1 tháng, từ ngày 4-5 đến ngày 4-6.

cổng thông tin đăng ký cho kỳ thi thử đánh giá năng lực 2021
 

>>> Xem thêm: Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2021.

2. Kiến Thức Ôn Tập Cho Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực.

2.1 Môn Tiếng Anh.

Kiểm tra tiếng Anh cấp độ A2 – B1. Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), bài thi này có cấu trúc 3 phần, mỗi phần kiểm tra những khối kiến thức cụ thể khác nhau.

Cụ thể, phần 1 sử dụng ngôn ngữ 40 câu gồm tiếng Việt và tiếng Anh. Bai thi tiếng Anh thí sinh có thể ôn tập trọng tâm vào các nội dung như: Lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn.

Tiến sĩ Chính lưu ý kiến thức tiếng Anh tổng quát trong phạm vi cấp độ từ A2 - B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc. Riêng phần đọc hiểu đoạn văn, thí sinh cần lưu ý các kỹ năng đọc lướt để trả lời câu hỏi lấy ý chính, đọc kỹ để trả lời câu hỏi về tham chiếu, chi tiết, từ vựng và suy luận.

2.2 Môn Ngữ Văn.

Ở phần tiếng Việt, các câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, khả năng cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học.

Ở môn này, theo tiến sĩ Chính cho biết: “Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn nên đòi hỏi thí sinh nắm vững các kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng giải quyết vấn đề liên quan. Chẳng hạn, phần hiểu biết văn học sẽ kiểm tra kiến thức văn học cơ bản như: phong cách sáng tác của tác giả tiêu biểu, nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm….”

Câu hỏi sử dụng tiếng Việt yêu cầu thí sinh xác định các từ viết không đúng quy tắc chính tả, từ sử dụng sai, câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt, phép liên kết câu… Trong khi đó, ở phần đọc hiểu văn bản, thí sinh cần có khả năng phân loại đặc trưng phong cách, xác định ý nghĩa câu, từ trong văn bản…

kỳ thi đánh giá năng lực 2021 của trường DHQG

2.3 Môn Toán.

Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, phần 2 với 30 câu sẽ kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức toán học, khả năng tư duy logic, diễn giải và so sánh phân tích số liệu của thí sinh.

Riêng ở môn Toán Học, thí sinh cần lưu ý các kiến thức trong sách giáo khoa bậc THPT thuộc các nội dung: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, số phức, hình học thuần túy, hình học tọa độ, tích phân và ứng dụng của tích phân, tổ hợp và xác suất, hàm số mũ và hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình nghiệm nguyên.

Câu hỏi phân tích số liệu, dạng sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ dạng bảng số liệu. Ở phần tư duy logic, khả năng suy luận của thí sinh được thể hiện qua các hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào các thông tin được cung cấp trong mỗi tình huống, cùng với kỹ năng suy luận và phân tích, thí sinh tìm phương án khả thi cho các giả định được đưa ra.

2.4. Môn KHTN – KHXH.

Phần bài thi chiếm số lượng câu hỏi lớn nhất trong kỳ thi đánh giá năng lực 2021 thuộc về các môn thi KHTN – KHXH với 50 câu hỏi.

Từ những biểu biết các kiến thức giáo khoa cơ bản, thí sinh áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) và lĩnh vực khoa học xã hội (địa lý, lịch sử).


>>> Xem thêm: ĐHQG TP.HCM Chính Thức Công Bố Đề Thi Thử Cho Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực 2021.

3. Thí Sinh Nên Ôn Tập Ra Sao Để Đạt Kết Quả Cao?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho biết đề thi sẽ giữ ổn định về cấu trúc và độ khó so với những năm trước đó: “Đề thi mẫu vừa công bố được biên soạn tương tự đề thi thật, do vậy căn cứ trên đề thi mẫu thí sinh có thể hiểu rõ định hướng và cấu trúc bài thi để có sự chuẩn bị phù hợp”, tiến sĩ Chính chia sẻ.

“Quan trọng hơn, đề thi ra ở dạng cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản, qua đó đánh giá khả năng suy luận, giải quyết vấn đề. Thí sinh lưu ý bài thi không đánh giá khả năng học thuộc lòng của người học”, tiến sĩ Chính lưu ý.

Theo Tiến sĩ khuyên những thí sinh nên có và lập ra một bảng kế hoạch ôn tập thật khoa học và hiệu quả. Không nên học tủ, học vẹt mà cần nên tập trung vào khả năng đọc, khả năng tổng hợp và phân tích tốt sẽ thuận lợi khi làm bài thi này. Bên cạnh đó, thí sinh nên có cách học tập toàn diện, học đều các môn.
 
Với những chia sẻ vừa rồi từ Newshop về kỳ thi đánh giá năng lực 2021 hy vọng sẽ giúp cho các bạn sĩ tử nắm bắt những thông tin mới nhất và tìm cho mình phương pháp học tập thật hiệu quả trong những kỳ thi quan trọng này. Ngoài ra, Newshop cũng là đơn vị cung cấp những cuốn
sách luyện thi THPT Quốc Gia mới nhất năm 2021 các bạn có thể tham khảo tại link: https://newshop.vn/sach-luyen-thi-thpt-quoc-gia
Chúc các bạn đạt nhiều thành tích tốt trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2021.

>>> Xem thêm: