Môn văn là một trong những thử thách khó đối với các em vì nó đòi hỏi các em không chỉ có vốn kiến thức vững trong học tập mà còn phải nắm bắt được xu hướng của xã hội để vận dụng đưa vào bài làm, đồng thời các em phải có sự nhạy bén để phân bổ thời gian hợp lí khi làm bài nhất là ở làm văn: không nên dành quá nhiều thời gian cho phần đọc hiểu, tuy nhiên các em phải nắm bắt được nội dung câu hỏi ở phần này để nắm trọn điểm số, tránh để sót điểm rất đáng tiếc. Để rèn luyện được kĩ năng này, Newshop.vn xin gợi ý một số Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Năm 2020 của các tỉnh nhằm giúp các em có cơ sở ôn luyện. 
>>> Xem thêm:

Phương pháp học online hiệu quả nhất hiện nay
[Bộ GD-ĐT] đề tham khảo thi thử tốt nghiệp THPT 2020 - đáp án
---------------------------------------------------------

I. ĐỀ THI THAM KHẢO THPT QUỐC GIA NĂM 2021


đề thi tốt nghiệp thpt năm 2021 môn ngữ văn

TẢI FULL BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2021: TẠI ĐÂY

SỞ GD-ĐT ĐÀ NẴNG

I. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

Môn: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

 

Cho và nhận

Winston Churchill từng nói: “Chúng ta kiếm sống bằng thứ mà ta có nhưng chúng ta sống bằng những gì mà ta cho đi”. Quả thật, khi sự chia sẻ bắt nguồn từ tình cảm chân thành, người cho đi sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.
Cho và nhận là quy luật dễ hiểu ở đời nhưng giữa việc cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại tồn tại sự khác biệt to lớn. Khi chữ “cho” ấy đi kèm với ý đồ trục lợi của bản thân, nó sẽ đem đến sự thất vọng không chỉ đối với người nhận mà ngay cả ở người cho. Với người nhận, ngay từ đầu, cái “cho” đó không mang ý nghĩa là một món quà, còn với người cho, mục đích tư lợi của họ sẽ khó có cơ hội đạt được. Tuy nhiên, nếu chữ “cho” ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi sẽ nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời.
Trước kia, tôi luôn nghĩ rằng mọi thứ đều cần có qua có lại và tôi sẽ là một người ngớ ngẩn nếu tôi chỉ biết cho mà không biết nhận về. Nhưng giờ đây, tôi hiểu ra rằng khi người cho thực tâm muốn giúp đỡ; họ sẽ được nhận về một món quà tinh thần lớn lao và ý nghĩa. Khi tôi cho bằng một tay và nhận vật đáp trả bằng tay còn lại, tôi chỉ cho một nửa thứ tôi có và nhận về một nửa thứ có thể đã được trao cho tôi. Và khi ấy, tôi đã tự giới hạn bản thân mình. Vì thế, tôi sẽ cho bằng cả đôi tay.

(Quên hôm qua sống cho ngày mai, Theo NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh)

Câu 1. Món quà lớn mà người cho đi sẽ được nhận về là gì?
Câu 2. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa cho để nhận cho thứ mình muốn nhận lại.
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Winston Churchill có tác dụng như thế nào?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Tôi sẽ cho bằng cả đôi tay? Vì sao?
 

II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) :Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Và:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Và:
Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Cảm nhận của anh/chị về nỗi nhớ Tây Tiến trong đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật những nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu thơ Quang Dũng.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

Nội dung

Đọc hiểu

1. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
­ Món quà to lớn ấy là: niềm tin yêu cuộc đời
2. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Sự khác biệt giữa cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại:

  • Cho để nhận tức là “cho” đi kèm với ý định trục lợi, sẽ đem đến sự thất vọng đến cả người cho và người nhận. Người “nhận” ngay từ đầu cái “cho” không mang ý nghĩa là một món quà; người cho, mục đích tư lợi của họ sẽ khó có cơ hội đạt được.

=> Cho đi với ý đồ trục lợi

  • Cho thứ mình muốn nhận là chữ “cho” ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính  người cho đi sẽ được nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời.

=> Cho đi bằng cả tấm lòng

  1. Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:
Việc trích dẫn quan điểm của Winston Churechill nhằm: khi trích dẫn ngay từ mở đầu bài viết tác giả nhằm nhần mạnh ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống. Cho đi bằng tấm lòng chân thành bạn sẽ nhận được niềm hạnh phúc và tình yêu của mọi người. Đồng thời cũng khiến người đọc tin tưởng vào những lập luận của tác giả.

  1. Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

  • Đồng tình với quan điểm của tác giả: Tôi sẽ cho đi bằng cả đôi tay.

  • Lí giải:

+ Cho bằng một tay và nhận bằng một tay mang ý nghĩa của sự trao đổi song phẳng, thực dụng, đây không phải là chia sẻ xuất phát từ tình cảm, tấm lòng và điều cho đi ấy không còn là món quà tinh thần nữa.
+ Cho bằng cả hai tay là cho đi bằng cả tấm lòng, cách cho đầy chân thành, vị tha, cho là quên đi, là không cầu mong được nhận lại. Đấy là cách cho mang lại hạnh phúc cho cả
người cho và người nhận.

Làm văn

1

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

  1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa sự cho đi trong cuộc sống.

  2. Bàn luận

  • Cho đi là sự san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh về cả vật chất và tinh thần với tấm lòng chân thành, tha thiết và đầy vị tha.

  • Ý nghĩa của sự cho đi:

+ Với người “cho” giúp họ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu cuộc sống.
+ Với người “nhận” giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng để họ vững bước hơn trong cuộc sống.
+ Cho đi bằng tấm lòng chân thành, người “cho” còn trở thành tấm gương, nguồn cảm hứng để mọi người học tập và noi theo.
­ Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình, đó là cách sống đẹp mà bất cứ ai cũng hướng
đến. Cho đi mà không cần nhận lại, cho đi mà quên rằng mình đã cho mới là cách sống

 

tốt đẹp và nhân văn nhất.
­ Suy nghĩ hành động bản thân:
+ Trong cuộc sống cần phải biết cho đi và đừng bao giờ cho đi chỉ bằng một tay. Hãy cho đi bằng cả tấm lòng để cảm nhận được hạnh phúc.
+ “Của cho không bằng cách cho” – chúng ta cần phải cho đi bằng cả tấm lòng, trân
trọng đối tượng được nhận.

2

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

  • Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong  cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).

  • Phân tích đoạn thơ

  • Đoạn 1

­ Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn  đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính.
+ Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến. Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi” . Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn.

  • Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi” nên mới nhớ da diết như thế.

  • Điệp từ “nhớ” được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “Nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “ơi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới: “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.

  • Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường Lát để đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của người  lính  Tây  Tiến.

  • Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương núi mịt mù:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tranh  khoi cảm giac mệt moi rã rời. Con người trở nên hết sức bé  nho giữa biển sương dày  đặc mênh mông ấy…

  • Giữa mịt mu sương lạnh, người linh Tây Tiến vẫn thấy con đường hanh quân thật đẹp va nên thơ:

Mường Lat hoa về trong đêm hơi

 

Vẫn là  sương khói ấy thôi, nhưng cách nói “hoa về” khiến sương không còn lạnh giá   nữa mà gợi sự
quần tụ, sum vầy thật tình tứ và ấm áp => sự bay bổng, lãng mạn

  • Đoạn 2:

  • Hai câu đầu la một lời thề son sắt thể hiện tinh thần “nhất khứ bất phục phản” (một đi không trở lại) của những người linh Tây Tiến:

Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Chàng trai Tây tiến, khi ra đi đều không ước hẹn ngày về, đều sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn "cảm tử cho tổ quốc quyết sinh".

  • Hai câu thơ cuối la lời khẳng định chắc chắn du co rời xa về không gian va lui xa về thời gian, nhưng nhưng tâm hồn tình cảm của những người lính Tây Tiên vẫn gắn bó máu thịt với những ngày thang, những địa điểm mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua:

+ Mùa xuân ấy chính là thời điểm mà binh đoàn Tây Tiến được thành lập – đầu năm 1947, cũng chính là thời điểm mà nhà thơ Quang Dũng gia nhập binh đoàn vào cuối mùa xuân
+ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi là một lời hứa hẹn thủy chung. Một phần tâm hồn của mỗi người lính Tây Tiến đã ở lại với địa danh Sầm Nứa bên nước bạn.
* Nét đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu
­ Đặc sắc ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hòa trộn của nhiều sắc thái phong cách với ngôn ngữ những lớp từ vựng đặc trưng.
+ Có thứ ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc cổ kính, chủ yếu miêu tả hình ảnh Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ.
+ Có lớp từ ngữ sinh động của tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách người lính.
+ Một nét sáng tạo trong ngôn ngữ là có những kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới : nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng gửi trời, mưa sa khơi...
+ Sử dụng địa danh : tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người; gợi được vẻ hấp dẫn của xứ lạ phương xa.
­ Giọng điệu thơ : Cả bài thơ được bao trùm trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy gợi về những kỉ niệm, những hình ảnh với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, được diễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm xúc.
+ Đọan 1 chủ đạo là gịong tha thiết, bồi hồi, được cất lên thành những tiếng gọi những từ cảm thán.
+ Đọan 4 giọng điệu trầm hung, vĩnh quyết và khẳng định.

  • Tổng kết


SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút



Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn  đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu. Luôn có nhiều mặt cần xem xét đối với vấn đề ấy và phải trải qua quá trình tư duy, bao gồm các giai đoạn từ thu thập dữ liệu, phân tích, lập luận, đánh giá rồi mới đi đến kết luận cuối cùng. Kết quả của quá trình đó là tính chính xác của vấn đề được làm sáng tỏ (…)
Với sự lên ngôi của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ rộng rãi trong thế giới phẳng đang thay đổi con người một cách sâu sắc. Trang bị tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân để mỗi cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực lẫn tiêu cực mà thế giới mạng mang lại (…)
Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích, thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan. Một tấm ảnh chụp bộ xe hơi đồ chơi đăng tải cũng có thể khiến dư luận dậy sóng truy tìm chủ nhân các “siêu xe”. Một thông tin xào nấu từ bài báo cũ, thêm thắt chi tiết bạo lực, cũng được lan truyền gây hoang mang sợ hãi. Những tin đồn về cái chết của ai đó, dù họ vẫn sống, được chia sẻ mà không cần suy nghĩ.
Trở thành một cư dân mạng (netizen), khá đông người trẻ rơi vào một trong hai thái cực: Hoặc vì thiếu góc nhìn riêng, lười suy xét, cảm thấy khó khăn khi phân biệt đúng sai, chúng ta sẽ tìm đến một số cá nhân có tiếng nói mạnh hơn, chờ đợi ý kiến và quan điểm của họ. Chính từ đây hình thành nên những đám đông dễ bị kích động, với những vụ “ném đá tập thể” đã và sẽ còn tiếp tục xảy ra. Hoặc trường hợp thứ hai, chúng ta trở thành chính các cá nhân mạnh mẽ có thể dẫn dắt đám đông, gây nên những cuộc tranh cãi ồn ào. Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần thắng trong “cuộc chiến”. Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào bẫy ngụy biện.

(Theo “Văn hóa phản biện trong thời mạng xã hội”, Tri thức trẻ, 02/12/2017)

Câu 1: Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết: Hiểu một cách đơn giản, tư duy phản biện là gì?
Câu 2: Tại sao tư duy phản biện trở thành nhu cầu thiết thân của mỗi cá nhân trong thế giới phẳng hiện nay?
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là “bẫy ngụy biện” được đề cập trong đoạn trích?
Câu 4: Theo anh/chị, tư duy phản biện có đồng nghĩa với sự phản đối không? Vì sao?

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

Ngày nay, “cư dân mạng” đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trong sinh hoạt xã hội. Trên một số tờ báo (nhất là báo/trang tin điện tử), mệnh đề “cư dân mạng bức xúc”, “cư dân mạng xôn xao”, “cư dân mạng phát sốt”,… đang được sử dụng rộng rãi, đôi khi được coi là đại diện cho dư luận xã hội.
Theo anh/chị, cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính hay không? (Trình bày trong một đoạn văn khoảng 200 từ).
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về chất thép và chất trữ tình trong hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến qua các đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ…
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm…
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD, 2008, tr.88)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

Nội dung

Đọc hiểu

  1. Phương pháp: căn cứ đoạn trích

Cách giải:
Tư duy phản biện là việc chúng ta không chấp nhận ngay lập tức một vấn đề, dù nó hấp dẫn và có vẻ dễ tin đến đâu.

  1. Phương pháp: căn cứ đoạn trích, phân tích

Cách giải:
Tư duy phản biện là nhu cầu thiết thân với mỗi cá nhân vì: trang bị tư duy phản biện sẽ giúp cá nhân tồn tại được giữa những đợt sóng thông tin khổng lồ, ứng xử hợp lý trước các tác động tích cực, tiêu cực mà thế giới mạng mang lại.

  1. Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:
Bẫy ngụy biện có thể hiểu là: khi đối mặt với một vấn đề, chúng ta hoặc bị dẫn dắt hoặc dẫn dắt người khác theo hướng mà ta muốn đến, bỏ qua tiêu chí chính xác, sự thật, mong muốn giành phần thắng trong cuộc chiến. Và cũng từ đó ta rơi vào cái bẫy ngụy biện.

  1. Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:

  • Tư duy phản biện không đồng nghĩa với phản đối.

  • Vì:

+ Nếu như phản đối là sự phủ định một vấn đề dù vấn đề đó đúng hay sai.
+ Còn tư duy phản biện là quá trình tư duy để phân tích một vấn đề nào đó, nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề

Làm văn

1

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

  1. Giới thiệu vấn đề: cư dân mạng có thực sự là một cộng đồng chân chính hay không?

  2. Bàn luận

  • Cư dân mạng được hiểu là những cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động trên mạng xã hội: facebook, zalo, …

=> Liệu cư dân mạng có thực sự là một cộng đồng chân chính hay không?

  • Mạng xã hội ngày càng phát triển, số lượng truy cập ngày càng nhiều, đồng thời các hội nhóm cũng mọc ra như nấm sau mưa. Tại đây họ có quyền phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của mình nhưng đằng sau đó lại có rất nhiều vấn đề xảy ra.

  • Tích cực: đã có rất nhiều chương trình từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn,… được phát động trên mạng xã hội và tạo được sức hút lớn, đem lại hiệu quả thiết thực.

  • Tiêu cực: bên cạnh những điều đã làm được, mạng xã hội lại nảy sinh hàng loạt những tiêu cực:

+ Tính minh xác của vấn đề không được quan tâm.
+ Sự thiếu hiểu biết của nhiều đối tượng dễ dẫn đến bị “dắt mũi” truyền thông
+ “Bạo lực trên mạng” – không gian ảo khiến bạn thỏa thích nói, phê phán, lên án, chỉ trích những người mà mình không hề quen biết. Và chính thói “anh hùng bàn phím” đó đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho người bị hại như: sự trầm cảm, các căn bệnh về tâm lí khác
+…
­ Cộng đồng mạng bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực, hạn chế.

 

Để nó trở thành một cộng đồng chân chính cần có sự đóng góp của tất cả mọi người: đó là văn hóa ứng xử, là tư duy phản biện đích thực, là biết sàng lọc trước vô vàng thông tin. Bạn đừng trở thành một “con bò” để truyền thông dắt mũi. Hãy là một cư dân
mạng thông minh, có văn hóa.

2

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

  • Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).

  • Phân tích đoạn thơ

  • Đoạn 1: Chất thơ trong không khí hội hè rộn ràng vui vẻ trong một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui

­ Đêm liên hoan ấy có ánh sáng rực rỡ ­ đây la ấn tượng nổi bật nhất trong ki ức của nha thơ:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kia em xiêm ao tự bao gi
+ Chữ “bừng” được xem là nhãn tự của câu thơ, gợi ra ánh sáng của những ngọn đuốc rừng rực như những bông hoa lửa. Trong ánh mắt nhìn lãng mạn của những người lính Tây Tiến, những ngọn sáng ấy đã hợp lại thành hội đuốc hoa, phu hợp với cử chỉ e then “e ấp” của những sơn nữ giống như những cô dâu mới.
+ Ánh sáng còn tỏa ra từ xiêm áo lộng lẫy của những người đep vùng sơn cước.
+ Và ánh sáng còn bừng lên trong cả cái nhìn ngạc nhiên, ngỡ ngàng, mê say bởi người đep xiêm áo tự bao giờ, lột xac thanh những nang thơ tuyệt mi. Hai chữ kìa em là tiếng reo vui phát hiện ẩn chứa
ánh sáng ấy.

  • Đêm liên hoan còn có âm thanh nao nức của tiếng khèn rộn ràng, reo rắt, tình tứ tạo lên man điệu riêng vô cung hấp dẫn. Thứ âm thanh đặc trưng của vùng cao đã khiến cho tâm hồn của những chàng trai Hà thành rung động:

Khen lên man điệu nang e ấp

  • Nổi bật giữa ánh sáng và âm thanh ấy là hinh ảnh diễm lệ c ủa những thiếu nữ Mường, thiếu nữ Thai va những cô gai Lao trong những bộ xiêm áo lộng lẫy như bước  ra từ huyền thoại, vừa e then vừa tình tứ trong một điệu múa đậm sắc xứ lạ. Họ đã trở thành linh hồn của đêm văn nghệ

  • Đằng sau tất cả những vẻ đep phương xa xứ lạ ấy la ánh nhìn chiêm ngưỡng, say sưa, ngây ngất, đa tình của người lính Tây Tiến. Điệu nhạc chơi vơi cung vu điệu lăm – vông của cac cô gai đa lam say đắm cac chang trai Ha Nội, khiến họ trong phut chốc biến thanh thi si:

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
→ Cai phần hao hoa, thanh lịch được nâng niu, lưu giữ ở đâu đo trong tâm hồn người linh Tây Tiến bỗng được go cửa, gợi dậy bởi vẻ đep của không gian mới. Bong dang của chiến tranh đa bị xoa nhoa trong khoảnh khắc tuyệt vời hiếm hoi nay. Long người như mềm lại sau bao nhiêu những gân guốc, gồng minh vượt qua thử thach…
=> Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ trữ tình nhất trong văn bản. Khung
cảnh đêm liên hoan rực rỡ, vui tươi làm vơi bớt đi những cực nhọc về hành trình mà

 

người lính vừa trải qua. Chất trữ tình đó cũng là động lực tiếp thêm cho họ sức mạnh để tiếp tục con đường cứu nước.

  • Đoạn 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến vừa gân guốc, rắn rỏi (chất thép) vừa hào hoa, lãng mạn (chất trữ tình)

a. Chất thép
* Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm

  • Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng

khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính Tây Tiến trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

  • Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính Tây Tiến, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính Tây Tiến; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút Quang Dũng lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

* Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hao hung):

  • Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ bao nuốt trôi trâu) (Phạm Ngu Lao).

  • Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

  • Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

→ Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.
b. Chất trữ tình
Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lang mạn):
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Ha Nội dang kiều thơm
­ Những người lính Tây Tiến không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong
cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đep yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đep hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.
=> Đoạn thơ thứ hai là sự hòa điệu giữa chất thép và chất trữ tình. Người lính vừa mang vẻ đep gan dạ, dũng cảm, kiên cường, không sợ hiểm nguy, gian khổ. Nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy vẻ đep của tâm hồn lãng mạn, tinh tế và hết sức tài hoa.
*Giá trị nội dung và nghệ thuật
­ Giá trị nội dung:
+ Vẻ đep hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến.
+ Vẻ đep vừa dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc.

 

­ Giá trị nghệ thuật:
+ Kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng trên cái nền hiện thực.
+ Sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu,…

  • Tổng kết


SỞ GD&ĐT THANH HÓA

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dâng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cđôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng. Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr.18&19)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
 

II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước trên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến b
Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

Nội dung

Đọc hiểu

1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức: Biểu cảm
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài thơ
Cách giải:
- Những hình ảnh quê hương bình dị: phù sa sông Mã, tiếng tre già, con hến, con trai, chiếc liềm, củ khoai, rơm, rạ.3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Có thể hiểu:

  • Tình cảm yêu thương đong đầy mẹ dành cho con.

  • Tình cảm làng xóm chan hòa, đầy yêu thương, tình nghĩa. 4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh lựa chọn những bài học khác nhau khi đọc tác phẩm này và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý: ­ Bài học cuộc sống
+ Phải biết yêu quê hương, đất nước nơi mình được sinh ra và lớn lến
+ Phải biết quý trọng, yêu thương cha mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời cho mình
+ Cần trân trọng tình cảm hàng xóm láng giềng thân thiết.
+ Những điều trân quý là những điều giản dị xung quanh cuộc sống của chúng ta.
+….

Làm văn

1

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

  1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.

  2. Bàn luận

  • Giản dị là sự hài hòa, đơn giản không khoe khoang, là những điều bình dị gần gũi xung quanh cuộc sống của chúng ta.

=> Trong xã hội đầy những bon chen, tấp nập này đẹp biết bao những điều giản dị.

  • Những điều giản dị đôi khi chỉ là được hít hà mùi hương dìu dịu của đồng lúa vào sáng sớm; là khi được ngắm từng đàn trâu thả ngoài đồng; là ngắm nhìn tiếng cười giòn tan của lũ trẻ;… là những điều vô cùng bình thường trong cuộc sống thường nhật.

  • Những điều giản dị giúp chúng ta cân bằng cuộc sống, mang lại niềm vui.

  • Cuộc sống giản dị cũng làm ta thư thái, hạnh phúc hơn.

  • Sống giản dị cũng cần phân biệt với lối sống ki bo, tiết kiệm thái quá sẽ khiến bản thân không được trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống đầy đủ nhất.

3. Tổng kết

2

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hết Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô. Vẻ đẹp của sự lãng mạn được thể hiện rõ trong đoạn thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên.
Phân tích hai đoạn thơ trên

  • Đoạn 1: Cảm nhận về cung đường Tây Tiến và người lính Tây Tiến

  1. Cung đường Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội

Tác giả tập trung but lực để khắc họa nui cao vực sâu, đeo dốc điệp trung:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

  • Những câu thơ chủ yếu dung thanh trắc tạo nên những net vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cai hung vi va dữ dội của thiên nhiên

  • Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi:

  • Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp

  • Độ cao, độ sâu của của dốc được đo bằng con số ước lệ vô cung “ngan thước lên cao ngan thước xuống”.

  • Lối lặp từ: dốc lên ­ dốc thăm thẳm, ngan thước lên­ ngan thước xuống góp thêm phần tạo

ấn tượng về sự điệp trung của nui cao, vực sâu.

  1. Hình ảnh người lính Tây Tiến

  • Sư lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn thể hiện qua câu thơ:

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

  • Sư bay bổng, lãng mạn: Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, họ vẫn giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Đoạn 2: Bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương

  • Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Co thấy hồn lau nẻo bến b
+ Không gian được bao trum bởi một man sương giăng mắc trở nên mờ ảo, như hư, như
thực. Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm buông xuống
+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp, phất phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiên như co linh hồn, “hồn lau” hai hoa với “hồn thơ” của những người linh đa cảm. Cũng có thể hiểu “hồn lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con người miền Tây­ những người lao động trên sông nước mênh mông.
Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hinh ảnh con người:
Co nhớ dang người trên độc mộc Trôi dong nước lu hoa đong đưa
+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đo la dáng hình mềm mại, uyển chuyển của


thiếu nữ sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ lam tiêu tan vẻ dữ dội của “dong nước lu” hung han
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh mắt lúng liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung
+ Dường như trong khổ thơ nao của bai thơ cung thấp thoang bong dang của người đẹp như vậy:

  • Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

  • Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khoi

  • Mai Châu mua em thơm nếp xôi (đoạn 1)

  • Kìa em xiêm áo tư bao giờ

  • Đêm mơ Ha Nội dang kiều thơm (đoạn 3)

→ Hinh ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đa điểm cho ki ức Tây Tiến chut lang mạn, mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn va long người cung nhẹ nhang hơn…

  • Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đa cach xa với Tây Tiến cả về không gian va thời gian…

  • Tổng hợp, đánh giá

  1. Giá trị nội dung, tư tưởng

  • Hai đoạn là hai nét vẽ về cung đường Tây Tiến: đoạn thứ nhất thiên về tái hiện vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội; đoạn thứ hai thiên về tái hiện vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Hai vẻ đẹp ấy hòa trộn tạo nên ấn tượng riêng về cung đường hành quân của những người lính trẻ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng.

  • Trên cung đường đó, thấp thoáng hiện ra hình ảnh người lính Tây Tiến, đó là những chàng trai trẻ vừa rời ghế nhà trường, vừa hồn nhiên, tinh nghịch, vừa lãng mạn, đa tình nhưng cũng là những chàng trai rắn rỏi, gân guốc với lí tưởng cao đẹp của một thời đại anh hùng “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”

  1. Đặc sắc nghệt thật: Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng

  • Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ.

  • Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong việc tái hiện cung đường dữ dội và sự hi sinh anh dũng của người lính. Tác giả không né tránh sự mất mát, song bi mà không lụy, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc.

THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – GIA LAI

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020 LẦN 2
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút

 
 

I.ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Thế giới này tôi đã đi nhiều nơi
Thấy nhiều sách truyện hay, hoàn hảo Nhưng cuốn sách vĩ đại của cuộc đời Là trái đất, mới chỉ là bản thảo.
Nhiều lỗi sai trong cuốn sách địa cầu Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng… Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên trang giấy trắng.
(Trích Những ngôi sao xa – Raxun Gamazatop)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng thể thơ gì? (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ (0,5 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng “cuốn sách vĩ đại của cuộc đời/ Là trái đất, mới chỉ là bản thảo” (1 điểm)
Câu 4: Anh/chị hiểu tác giả muốn nói điều gì qua hai câu thơ:
Ôi giá gì được chữa gọt từng câu
Được chép lại hoàn toàn trên giấy trắng. (1 điểm)
 

II.LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về những việc làm của bản thân góp phần hoàn thiện cuốn sách cuộc đời.
Câu 2 (5 điểm):
Trong lớp thoại hồn Trương Ba và xác thịt (vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tập 2), xác hàng thịt nói với hồn Trương Ba rằng: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục.
Từ chi tiết này, anh/chị hãy phân tích bi kịch của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt.
 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

Nội dung

Đọc hiểu

Câu 1:
Phương pháp: căn cứ bài thơ
Cách giải:
Văn bản trên sử dụng thể thơ tự do Câu 2:
Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học
Cách giải:
Học sinh kể 2 biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: ẩn dụ, liệt kê, so sánh… (mỗi BPTT kể đúng được 0,25 điểm)
­ Ẩn dụ: cuốn sách

 

­ Liệt kê: Nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng… Câu 3:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
­Vì cuốn sách ấy còn nhiều lỗi sai, nhiều vết bẩn, nhiều chương cay đắng…
­Tức là thế giới này còn nhiều khổ đau, nhiều điều chưa hoàn hảo, chưa tốt đẹp Câu 4:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Tác giả mong ước được tự mình làm cho thế giới tốt đẹp, hoàn hảo hơn

Làm văn

1

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Thí sinh viết đoạn văn nghị luận đảm bảo những yêu cầu sau:
*Về hình thức:
Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn nghị luận, diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
*Về nội dung:
­Thí sinh hiểu vấn đề: bản thân có thể làm gì để đóng góp cho xã hội ngày một tốt đẹp
­Trình bày được những điều mình có thể làm (khuyến khích những chia sẻ chân thành, những giải pháp thiết thực…)
­ Một số đóng góp bản thân cho xã hội:
+ Học tập tốt, xây dựng đất nước
+ Tu dưỡng đạo đức, trở thành công dân tốt
+ Giúp đỡ mọi người
+ Bảo vệ môi trường
+ Sống nhân ái, yêu thương, chia sẻ với mọi người
+ ….

2

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu chung:
­Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học.
­Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
­Thí sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
Yêu cầu cụ thể:
1)Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
­Trình bày đầy đủ các phầm Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
­Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có một đoạn văn.
­Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn.
2)Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
­Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Qua câu xác hàng thịt nói với hồn Trương Ba: Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục, phân tích bi kịch của hồn Trương Ba khi
phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt

 

3)Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích); biết phân tích dẫn chứng để hiểu nội dung (3,5 điểm):

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

*Giải thích: Thí sinh có thể nêu ngắn gọn các khái niệm: bi kịch – hoàn cảnh sống – quy phục

  • Bi kịch: là những nỗi đau đớn, khổ sở đến cùng cực tồn tại trong bản thân con người mà không cách nào có thể giải thoát được.

  • Hoàn cảnh sống: là thực tại mà con người sinh sống, làm việc

  • Quy phục: phục tùng, làm theo

=> Cả câu nói nhằm khẳng định bi kịch của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ xác hàng thịt.
*Phân tích:
­Nêu hoàn cảnh hồn Trương Ba phải trú nhờ trong xác anh hàng thịt.
­Tâm trạng Trương Ba: vừa chán ngán, sợ hãi, vừa uất ức, tức giận vì phải chung sống với Xác thô lỗ, tầm thường, dung tục, không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với Xác, phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt
­Xác khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh phản biện với thái độ bỡn cợt, châm chọc
­Hồn khao khát khẳng định mình vẫn là mình, nhưng cuối cùng phải thừa nhận rằng, mình đang sống nhớ thể xác kẻ khác và bị thể xác đó điều khiển, dẫn đến sự tha hóa không có cách gì chống lại, phải dằn vặt, đau đớn, hoang mang, tuyệt vọng trở về cuộc sống trái với chính mình, buộc phải quy phục hoàn cảnh.
*Bình luận:
­Hiểu và trân trọng khát vọng được là chính mình, khát vọng vươn tới những giá trị cao đẹp của con người
­Ý thức được sự khó khăn của cuộc đấu tranh chống lại sự tha hóa của con người trong những nghịch cảnh đời sống
­Đặc sắc nghệ thuật: Tính chất căng thẳng của xung đột kịch, sự kết hợp giữa nội dung hiện thực với yếu tố kì ảo, ngôn ngữ kịch giàu chất triết lí, thể hiện rõ tâm lí nhân vật,
giọng điệu tranh biện độc đáo.

ĐỘT PHÁ 8+ KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN


Là quyển sách nằm trong best seller ở Newshop.vn, "Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn" chứng tỏ được chất lượng nội dung của mình. Là sản phẩm của đội ngũ giáo viên đầy nhiệt huyết của CCBook, sách bao gồm kiến thức 3 lớp 10, 11,12 với mong muốn hỗ trợ học sinh ôn thi THPT đạt điểm số môn Ngữ Văn cao nhất trong kì thi THPT Quốc gia. 


Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn

Nội dung sách được dùng để hệ thống kiến thức nhằm đảm bảo học sinh sẽ nắm chắc được từng tác phẩm. Gồm 4 chương với chủ đề:
- Chuyên đề đọc hiểu tác phẩm văn học 
- Chuyên đề làm quen với nghị luận văn học dạng các dạng văn liên kết 
- Chuyên đề đọc hiểu 
- Chuyên đề nghị luận xã hội
Đặc biệt với mỗi tác phẩm văn học đều có hệ thống kiến thức cần nhớ theo sơ đồ tư duy - phương pháp học tập tốt nhất hiện nay, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu bài tránh việc "học vẹt" không đem lại hiệu quả. 


BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUA CÁC KÌ THI CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO HƯỚNG MỞ

Với xu hướng cách học không còn gò bó, rập khuôn thì học sinh nên chuẩn bị sẵn cho mình những kĩ năng để "chiến đấu" với dạng đề này. Cuốn sách Bộ Đề Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Qua Các Kì Thi Chuyên Đề Nghị Luận Xã Hội Theo Hướng Mở cung cấp cho các em một hệ thống đề ôn luyện bao gồm các dạng đề thi bao trùm các chủ điểm kiến thức ngôn ngữ kỹ năng làm bài nghị luận xã hội giúp các em được tiếp xúc, rèn luyện với những đề thi cơ bản và nâng cao trong các kỳ thi ở trường và thi học sinh giỏi cấp quận, huyện.

Bồi Dưỡng Học SInh Giỏi Qua Các Kì Thi Chuyên Đề Nghị Luận Xã Hội Theo Hướng Mở

Với những đặc điểm nổi bật sau:
> Lí luận văn học tích hớp theo chiều sâu và mở rộng
> Bình luận văn học và bình luận xã hội 
> Tài liệu để thi olympic và học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, chuẩn bị cho kì thi THPT.


45 ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN CHUẨN BỊ CHO KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
Sách được biên soạn nhằm sử dụng như quyển tập đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020, Cuốn sách này được viết dựa theo chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, 11, 12 hiện hành và định hướng đề thi môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (kết hợp cả ba chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12).

45 Đề Thi Tham Khảo Môn Ngữ Văn Chuẩn Bị Cho Kì Thi THPT Quốc Gia

Sách được cấu trúc thành hai phần :
-  Phần một: 45 đề thi tham khảo, nội dung từng đề bám sát cấu trúc đề thi môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bao gồm ba phần đọc hiểu văn bản, nghị luận xã hội và nghị luận văn học). Sau mỗi đề có đáp án ngắn gọn giúp học sinh có thể đánh giá kết quả thực hiện của mình.
- Phần hai: 12 bài văn tham khảo dạng liên hệ – so sánh, đảm bảo có sự liên kết giữa tất cả tác phẩm học chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 12 với một số tác phẩm tiêu biểu của chương trình Ngữ văn lớp 10, 11.

Hi vọng những quyển sách ôn thi THPT Quốc gia của Newshop sẽ giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để bước vào kì thi quan trọng nhất của mình sắp tới.


Xem thêm các tựa sách mới và hay nhất trên thị trường tại Newshop.vn