Mặc dù năm học 2022 - 2023 chỉ vừa mới bắt đầu, tuy nhiên các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức ngay từ ban đầu để làm nền tảng cho sau này. Hiểu được điều này, Newshop xin gửi đến các bạn Tổng hợp tài liệu ôn tập môn Toán Đại số - Hình học lớp 8 và Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8 năm học 2022 - 2023 được biên soạn bám sát cấu trúc cùng nội dung thi trên lớp của các bạn học sinh lớp 8, từ đó hỗ trợ các em định hướng kiến thức, sắp xếp thời gian làm bài hợp lý nhằm đạt kết quả tốt nhất.
A. Tóm tắt lý thuyết Toán 8
I. Phép nhân
a) Nhân đơn thức với đa thức:
A.(B + C) = A.B + A.C
b) Nhân đa thức với đa thức:
(A + B)(C + D) = A.B + A.C +B.C + B.D
II. Các hằng đẳng thức đáng nhớ
1. Bình phương của một tổng
- Bình phương của một tổng bằng bình phương số thứ nhất cộng với hai lần tích số thứ nhân nhân số thứ hai rồi cộng với bình phương số thứ hai.
(A + B)2 = A2 + 2AB + B2
2. Bình phương của một hiệu
- Bình phường của một hiệu bằng bình phương số thứ nhất trừ đi hai lần tích số thứ nhất nhân số thứ 2 rồi cộng với bình phương số thứ hai.
(A - B)2 = A2 - 2AB + B2
3. Hiệu hai bình phương
- Hiệu hai bình phương bằng hiệu hai số đó nhân tổng hai số đó.
A2 – B2 = (A + B)(A – B)
4. Lập phương của một tổng
- Lập phương của một tổng = lập phương số thứ nhất + 3 lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai + 3 lần tích số thứ nhất nhân bình phương số thứ hai + lập phương số thứ hai.
(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
5. Lập phương của một hiệu
- Lập phương của một hiệu = lập phương số thứ nhất - 3 lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai + 3 lần tích số thứ nhất nhân bình phương số thứ hai - lập phương số thứ hai.
(A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
6. Tổng hai lập phương
- Tổng của hai lập phương bằng tổng hai số đó nhân với bình phương thiếu của hiệu.
A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
7. Hiệu hai lập phương
- Hiệu của hai lập phương bằng hiệu của hai số đó nhân với bình phương thiếu của tổng.
A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2)
III. Phân tích đa thức thành nhân tử
a) Phân tích đa thức thành nhân tử là biến đổi đa thức đó thành tích của những đơn thức và đa thức.
b) Các phương pháp cơ bản :
- Phương pháp đặt nhân tử chung.
- Phương pháp dùng hằng đẳng thức.
- Phương pháp nhóm các hạng tử.
Chú ý: Khi phân tích đa thức thành nhân tử ta thường phối hợp cả 3 phương pháp
IV. Phép chia
a) Chia đơn thức cho đơn thức:
- Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi bíến của B đều là biến của A với số mũ bé hơn hoặc bằng số mũ của nó trong A.
- Qui tắc: Muốn chia đơn thức A cho đơn thúc B (trường hợp chia hết) :
+ Chia hệ số của A cho hệ số B.
+ Chia từng lũy thừa của biến trong A cho lũy thừa của biến đó trong B.
+ Nhân các kết quả với nhau.
b) Chia đa thức cho đơn thức:
- Điều kiện chia hết: Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi hạng tử của A đều chia hết cho B.
- Qui tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thúc B(trường hợp chia hết) ta chia mỗi hạng tử của A cho B , rồi cộng các kết quả với nhau :
(M + N) : B = M : B + N : B
c) Chia hai đa thức một biến đã sắp xếp :
- Với hai đa thức A và B(B ≠ 0), luôn tồn tại hai đa thức duy nhất Q và R sao cho :
A = B.Q + R ( trong đó R = 0), hoặc bậc của R bé hơn bậc của B khi R ≠ 0.
- Nếu R = 0 thì A chia chia hết cho B.
>>> Tải file tại đây: Tài liệu ôn tập giữa kì 1 Toán 8 - Đại số
>>> Tải file tại đây: Tài liệu ôn tập giữa kì 1 Toán 8 - Hình học
>>> Tải file tại đây: Tài liệu ôn tập giữa kì 1 Toán 8 - Hình học
B. Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8
Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 1
Câu 1: (2 điểm) Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) x2 - 3x +xy -3y
b) x2 +y2 -2xy -25
Câu 2 (1,5 điểm) Sắp xếp và thực hiện phép chia:
(3x4 +4x -2x3-2x2 -8) : (x2 -2)
Câu 3: (2 điểm) Tìm x, biết:
a) (x+3)(x2-3x +9)-x(x-2)2=27
b) (x-1)(x-5)= 3
Câu 4: (3,5 điểm). Cho hình chữ nhật ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Lấy một điểm E nằm giữa hai điểm O và B. Gọi F là điểm đối xứng với điểm A qua E và I là trung điểm của CF.
a) Chứng minh tứ giác OEFC là hình thang và tứ giác OEIC là hình bình hành.
b) Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của F trên các đường thẳng BC và CD. Chứng minh tứ giác CHFK là hình chữ nhật.
c) Chứng minh bốn điểm E, H, K, I thẳng hàng.
b) Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của F trên các đường thẳng BC và CD. Chứng minh tứ giác CHFK là hình chữ nhật.
c) Chứng minh bốn điểm E, H, K, I thẳng hàng.
Câu 5: (1 điểm) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: A= -2x2 -10y2 + 4xy + 4x +4y +2013
Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 2
Câu 1: (2 điểm) Rút gọn các biểu thức:
a) (x+2)2 - (x+3)(x-3) +10
b) (x+5)(x2-5x+25) -x(x-4)2 +16x
c) (x-2y)3 - (x+2y)(x2-2xy +4y2) + 6x2y
Câu 2: (2điểm) Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) 8x2y + 8xy +2x
b) x2 -6x -y2 + 9
c) (x2 + 2x)(x2 +4x +3)-24
Câu 3: (2 điểm) Tìm x, biết:
a) (x+3)2 - (x+2)(x-2)= 4x +17
b) (x-3)(x2 +3x +9) -x(x2-4)= 1
c) 3x2 +7x =10
Câu 4: (3 điểm) Cho hình bình hành ABCD. Trên đường chéo BD lấy 2 điểm M và N sao cho BM=DN =
a) Chứng minh rằng: ∆AMB = ∆CND

a) Chứng minh rằng: ∆AMB = ∆CND
b) AC cắt BD tại O. Chứng minh tứ giác AMCN là hình bình hành.
c) AM cắt BC tại I. Chứng minh: AM = 2MI
d) CN cắt AD tại K. Chứng minh: I và K đối xứng với nhau qua O
Câu 5: (1 điểm)
a) Tìm GTLN của biểu thức: A=5 +2xy +14y -x2 -5y2-2x
b) Tìm tất cả số nguyên dương n sao cho B=2n +3n + 4n là số chính phương.
Đề thi giữa kì 1 Toán 8 - Đề số 3
Câu 1: (2 điểm) Phân tích đa thức thành nhân tử
a) 8x2y -8xy +2x
b) x2-6x -y2 +9
c) (x2 +2x)(x2+ 4x +3)-24
Câu 2: (2 điểm) Thực hiện phép tính
a) 3x2(2x2 - 5x -4)
b) (x+1)2 + (x-2)(x+3)-4x
Câu 3: (2 điểm) Tìm x:
a) (x+3)2 - (x+2)(x-2) = 4x +17
b) (x-3)(x2 +3x +9)- x(x2-4) =1
Câu 4: (3,5 điểm) Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và AB < AC. Các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của MH lấy điểm K sao cho HM = MK.
a) Chứng minh: Tứ giác BHCK là hình bình hành.
b) Chứng minh: BK ⊥ AB và CK ⊥ AC
c) Gọi I là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh: Tứ giác BIKC là hình thang cân.
d) BK cắt HI tại G. Tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì đề tứ giác GHCK là hình thang cân.
Câu 5: (0,5 điểm) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: A= 7 -x2 -3x
>>> Tải file tại đây: Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8
Trên đây là toàn bộ tài liệu ôn tập môn Toán Đại số - Hình học lớp 8 và Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8 năm học 2022 - 2023 mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng sẽ có ích trong quá trình ôn tập. Ngoài ra, các bạn có thể làm full bộ đề Toán lớp 8 với các mức độ từ dễ đến nâng cao trong tủ sách tham khảo lớp 8 tại đây.
Câu 5: (0,5 điểm) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: A= 7 -x2 -3x
>>> Tải file tại đây: Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8
Trên đây là toàn bộ tài liệu ôn tập môn Toán Đại số - Hình học lớp 8 và Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8 năm học 2022 - 2023 mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng sẽ có ích trong quá trình ôn tập. Ngoài ra, các bạn có thể làm full bộ đề Toán lớp 8 với các mức độ từ dễ đến nâng cao trong tủ sách tham khảo lớp 8 tại đây.