Truyện cười là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Vì áp lực công việc và học tập nên họ thường tìm những mẩu truyện cười để giải trí, giảm stress, giúp tâm trạng vui vẻ thoải mái hơn. Hoặc đơn giản cho các bé đọc sau những giờ học tập mệt mỏi trên trường. Vì vậy hôm nay Newshop.vn sẽ gợi ý cho các bạn một vài truyện cười hay đã được chọn lọc.

>>> Xem thêm: Những Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Hay Nhất Hiện Nay P1

1. PLATO VÀ CON THÚ MỎ VỊT BƯỚC VÀO QUÁN BAR (TÁI BẢN)

Sẽ khó để hình dung ra triết học và truyện cười lại có mối liên hệ với nhau. Một bên là những gì chuẩn xác, kết tinh của các tư duy để giải đáp những bí ẩn trong cuộc sống, một bên là chỉ để vui cười. Thế nhưng Thomas Cathcart và Daniel Klein đã viết một cuốn sách để tìm hiểu triết học thông qua truyện cười.
 
Cả hai tác giả đều tốt nghiệp chuyên ngành Triết học tại trường Harvard, nhưng lại theo đuổi những nghề nghiệp không liên quan tới triết học. Thomas nghiên cứu đời sống các băng đảng đường phố ở Chicago và ra vào nhiều trường Thần học, còn Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài, thiết kế quảng cáo và viết những truyện ly kỳ, hồi hộp.
 
Truyện cười hay nhất

 
Với “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar”, chúng ta sẽ được 2 tác giả kể rất nhiều câu chuyện để từ đó giúp người đọc đến và tìm hiểu về các khái niệm của Triết học như: Siêu hình học, Logic, Nhận thức luận, Đạo đức học, Chủ nghĩa hiện sinh… Trong mỗi phần đều có những câu chuyện cười, thoạt tiên đọc vui vẻ, sau đó, các tác giả sẽ bàn luận, đưa ra những câu hỏi, dẫn giải các vấn đề Triết học từ câu chuyện cười ấy. 
 
Hai tác giả thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính ra bài tập cho độc giả, đến cuối sách thì có hẳn bài Thi cuối khóa bằng cách đưa ra ba truyện cười và đố độc giả mô tả quan điểm triết học mà ba truyện đó minh họa.
 

2. TRUYỆN BA GIAI TÚ XUẤT

Truyện cười hay nhất ba giai tú xuất
 
Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai – Tú Xuất, Thủ Thiệm, Ba Phi là những nhân vật chính trong hệ thống truyện cười dân gian đặc sắc của Việt Nam.

Những nhân vật sáng tạo ra tiếng cười là đại diện cho khát vọng tư tưởng của nhân dân. Vua chúa, quan lại, sau tiếng cười hả hê ở cuối truyện, hiện lên là những kẻ mất nhân cách, dốt nát, xảo quyệt, gian tham, tàn ác, vào luồn ra cúi. Những thói hư tật xấu của của con người cũng được mang ra chế giễu, cười cợt. Bên cạnh tiếng cười đả kích còn có tiếng cười dí dỏm nhẹ nhàng khi tự trào, khi đùa cợt, chế giễu bạn bè, người thân.

Ba Giai – Tú Xuất là một bức tranh châm biếm đả kích sắc sảo, chân thực xã hội phong kiến. Những nhân vật này đã thay mặt nhân dân lao động làm một cuộc "khởi nghĩa" bằng tiếng cười để từ giã chế độ phong kiến suy tàn một cách hài hước nhất.

 

3. SỐ ĐỎ - LÝ TOÉT - XUÂN TÓC ĐỎ TÂN KỲ DỊ TRUYỆN

Truyện cười hay nhất số đỏ

Văn hào Lỗ Tấn bảo: "Vốn dĩ trên thế giới này làm gì có đường, người ta đi mãi rồi thành đường đó thôi". Trộm nghĩ, nếu muốn xây dựng điển tích, điển cố của người Việt, trước hết cần đọc kỹ bộ Đại Việt sử ký toàn thư và các tác phẩm văn học, chính luận từ thời dựng nước đến giữ nước, lấy đó làm căn bản thì có thể thu thập được nhiều sử liệu, văn liệu rất quan trọng.

Riêng tôi, khi viết tiểu phẩm, truyện ngắn trào phúng, hài hước cụ thể ở tập Số đỏ Lý Toét Xuân Tóc Đỏ tân kỳ dị truyện, tôi cố tình mượn tên các nhân vật trong dòng văn học hiện thực phê phán, nhân vật trào phúng trong dân gian Việt Nam cũng nhằm thực hiện ý đồ trên, ít ra cũng là một cách nhắc đi, nhắc lại những nhân vật điển hình đó với bạn đọc hôm nay.

Với cách làm này, tôi mạo muội nghĩ rằng, một khi các nhà văn tiền bối như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đã xây dựng thành công những nhân vật làm rạng rỡ cho cả một nền văn học không chỉ của một thời; một khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã ""khai sinh"" ra Lý Toét, Xã Xệ, Bang Bạnh...; vậy, sự kế thừa, nối tiếp đưa các nhân vật ấy ""sống lại"" trong thời buổi này, cũng là một cách phổ cập nhiều hơn nữa với thế hệ trẻ.

Những ước mơ rằng, những nhân vật này đi vào đời sống, và một khi ngày càng quen thuộc hơn nữa, hễ một khi cần ví von, cần khái quát về một tính cách, diện mạo nào đó, ta có thể vận dụng đến, chứ không cần phải vay mượn từ điển tích, điển cố của nước ngoài.

Số Đỏ - Lý Toét - Xuân Tóc Đỏ Tân Kỳ Dị Truyện là tập truyện trào phúng và những mẩu chuyện hài hước, vẽ thêm bộ tịch của các nhân vật văn học nổi tiếng thời xưa để cười cả trăm kiểu. Cười và thấm và ngẫm.

4. JESSE CƯỜI VÀ CUỘC PHIÊU LƯU HÀI HƯỚC

Jesse là một nhà văn Canada, anh từng là quản lý một Trung tâm tiếng Anh tại TP.HCM trước khi làm việc tại báo Tuổi Trẻ Cười và làm MC cho kênh truyền hình VTC 10, đồng thời tham gia các talk show, viết cho nhiều tờ báo lớn… Jesse cũng là một hiện tượng mạng xã hội với rất nhiều người theo dõi. 

Cuốn sách “Jesse cười và chuyến phiêu lưu hài hước” gồm những câu chuyện hóm hỉnh, vui nhộn của một anh Tây sống tại VN, rất hòa nhập nhưng cũng đặc biệt độc đáo với các góc nhìn thâm trầm sâu sắc.

Truyện cười hay nhất Jesse

Chỉ nghe cái tên câu chuyện thôi thì ngay lập tức đã cho thấy sự hóm hỉnh, hài hước của Jesse rồi chứ chưa nói tới chuyện đọc nó:

Hormone tình yêu, thứ hormone cà trớn!

Chin giờ rồi, nhậu đi thôi!

Điên cuồng như bợm nhậu

Lấy vợ đi!

Đừng để bị mất não!

Con gà qua đường.

5. ĐỜI VỀ CƠ BẢN LÀ BUỒN

"Đời về cơ bản là buồn......cười." - Đọc để cười và sống vui!

Tại sao không? Có người nói quyển sách này chỉ mang tính chất giải trí, gây cười, không sâu sắc. 

Nhưng nếu bạn bắt đầu mở từng trang truyện tranh, từng trang một của cuốn sách, đọc từng dòng văn ngắn chia sẻ ý kiến, cảm nhận riêng được hài hước hóa theo một góc nhìn lạ chưa từng có thì bạn sẽ dễ bật cười giòn tan, tiếp đến là đập đùi đen đét "Thánh phán!", "chí lí" hoặc có người còn bị cái mặt ngu ngu, chắt lưỡi ngậm ngùi: "sao mà đúng thế!"

Truyện cười hay nhất đời cơ bản là buồn

Với giọng văn dí dỏm, châm biếm sâu cay nhưng lại gợi lên những thông điệp tích cực. Lê Bích châm biếm nhẹ nhàng những tính xấu của chính mình - một cư dân mạng điển hình - khiến độc giả bật cười, để rồi phải dừng lại suy nghĩ: suy nghĩ về tính a dua theo phong trào, hay hô khẩu hiệu nhưng ít hành động, "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, tam giáo, cửu lưu, tứ thư, ngũ kinh, tinh thần yêu nước trung trinh, đạo đức lung linh, phong tục, luật lệ, bản quyền, Horoscope, vật lý lượng tử" cái gì cũng tưởng là mình biết...

Vì vậy, đọc mấy châm ngôn của Lê Bích Bụng Phệ, đọc mà cười ha hả, đọc mà thấy đời cần đổi thay từ con người, đọc mà nhìn đời đẹp và vui hơn.

6. CHUYỆN "CƯỜI" HOÀNG THIẾU PHỦ

Truyện cười Hoàng thiếu phủ

Ông bà ta luôn nói: "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Thế nhưng, cuộc sống ngày càng tất bật, bộn bề và chúng ta dường như luôn chạy theo nhịp sống đó và dần chìm vào những áp lực, căng thẳng. Và vì thế, những mẫu chuyện cười luôn rất cần thiết cho chúng ta.

"Bao năm góp nhặt nụ cười
Mua vui cũng được một “vười” trống canh."

Ấy là lời “tự bạch” hài hước của nhà văn Hoàng Thiếu Phủ - một “lão tướng” có “máu mặt” trong làng cười Việt Nam. Từ năm 1984, ông xuất hiện trên trường văn trận bút thì lập tức đã tạo được tiếng vang nhất định. Nếu Lê Hoàng tạo ra cái cười bằng những tình huống oái oăm, bằng câu văn châm chích đầy “trí tuệ”; nếu Đồ Bì với giọng văn đĩnh đạc, trầm tĩnh, sắc sảo buộc người đọc “phì cười”; nếu Lê Văn Nghĩa trung thành với nhân vật Đại Văn Mỗ ngớ ngẩn bi hài... thì Hoàng Thiếu Phủ vẫn có ưu thế hơn bởi kiến thức uyên bác của ông.

Cũng là một vấn đề thời sự cần phê phán với cái nhìn “lệch pha”, hài hước như nhiều người khác, thì ông còn hấp dẫn với sự am hiểu tường tận của vấn đề đang đặt ra. Ở Hoàng Thiếu Phủ theo tôi, hấp dẫn vẫn là mối liên hệ với những chuyện “thời xửa thời xưa” để liên hệ đến nay rất “biện chứng”. Tập sách Chuyện “cười” (NXB Trẻ) vừa phát hành “tài sản” mà Hoàng Thiếu Phủ đã “góp nhặt” từ mấy chục năm qua, giồm hai tập với gần 1.000 trang in. Sức viết như thế cũng đáng nể.

“Chơi” với thể loại trào phúng phải chấp nhận một khắc nghiệt: khi vấn đề thời sự đã đi qua thì liệu tiểu phẩm ấy có “đứng lại” với thời gian hay không? Ấy là tài năng của người viết. Dù trong tập sách này vẫn có một vài tiểu phẩm “không còn tính thời sự”, nhưng theo Hoàng Thiếu Phủ: “Nhưng thiết nghĩ, nếu không có dịp nhìn lại nhưng gì đã xẩy ra trong “cái đêm hôm ấy” thì làm sao hiểu được giá trị quý báu của cuộc sống hôm nay”. Nghe ra cũng có lý.

Tôi muốn bổ sung thêm, dù không còn tính thời sự như chuyện đặt tên đường, chửa bệnh bằng “niệu liệu pháp”, con tem không dán keo phía sau khiến “dân thất nghiệp đứng ở bưu điện lè lưởi  cho người ta dán tem” v.v... thì nó vẫn có ích khi ta nhìn lại một thời đã qua với bao ‘chứng tích” bi hài. Mà giá trị của tiếng cười là gì? Là “tống khứ” cái quá khứ nhùng nhằng, nhốn nháo bằng sự lạc quan vốn có.

Trước khi bước vào làng cười, Hoàng Thiếu Phủ là sinh viên y khoa, tham gia phong trào đấu tranh SVHS tại vùng đô thị bị tạm chiếm, sau đó ông thoát ly lên chiến khu ở Huế làm báo Cờ Giải phóng; rồi ròng rã mấy chục năm nay ông “chuyên trị” về tiểu phẩm cười. Cứ nhìn gương mặt của ông, vừa khắc khổ vừa “hà tiện” nụ cười hì ta không ngờ con người ấy lại hài hước, vui nhộn đến thế. Thì ra trong trường hợp này không thể “xem mặt mà bắt hình dong”. Bằng chứng là tập Chuyện “cười” của ông thật sự hấp dẫn bạn đọc.

Vậy tại sao các bạn không sống chậm lại một chút, tạm gác những bộn bề, lo toan lại, cầm trên tay tập sách này để đọc và bật lên những tiếng cười thật sảng khoái. Các bạn sẽ thấy ngoài những stress kia thì cuộc sống này rất thú vị, đáng sống biết bao !!.

Truyện cười là một trong những tác phẩm không thể thiếu trong mỗi kệ sách của chúng ta. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vì thế hãy để đầu óc thư giãn sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi với Tuyển tập những cuốn truyện cười hay nhất này nhé!