Nhiều em học sinh đã học tập rất chăm chỉ, luyện vô số cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia những khi làm bài lại không đạt được được kết quả như mong đợi. Do học sinh quá chủ quan, đề có quá nhiều bẫy khó tránh hay tâm lý các em chưa vững ? Trọn bộ sách CC Thần tốc luyện đề 2020 sẽ đưa ra cho các em những lỗi sai cần tránh trong quá trình làm bài của từng môn. Ngoài ra nội dung sách còn là những đề bài sát với đề thi chính thức, giúp các em tự tin hơn, chuẩn bị tâm lý vững vàng trước kì thi. Cùng Newshop đi tìm những lỗi đó và cách khắc phục, được trích từ bộ sách thần kì này nhé.

Xem thêm:
>> 5 Lưu Ý Quan Trọng Khi Luyện Thi THPT Quốc Gia 2020 - CC Thần Tốc Luyện Đề 
>> Trọn Bộ CC Thần Tốc Luyện Đề - Sách Ôn Thi THPT Quốc Gia 2020 Mới Nhất


CC THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ 2020 MÔN TOÁN TẬP 1 - SÁCH BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2020

1. Đọc lướt đề bài và mắc bẫy của đề thi.
Ví dụ về những câu cơ bản: tìm số điểm cực trị của hàm số y=f(x) có đồ thị y=f '(x). Nếu câu này đọc không kỹ các em sẽ tìm điểm cực trị của hàm số y= f(x) thay vì đồ thị của hàm số y=f '(x) như đầu bài đã cho. 
Cách giải: Tìm số giao điểm đồ thị của hàm số y=f '(x) cắt trục hoành
2. Nhầm lẫn tính chất, khái niệm
- Học sinh chưa phân biệt rõ khái niệm điểm cực trị của hàm số và điểm cực trị của đồ thị hàm số.
Nếu hàm số đạt cực đại (tiểu) tại x=xthì x0 được gọi à điểm cực đại (tiểu) của hàm số; f(x0) được gọi là giá trị cực đại (tiểu) của hàm số và M (x; f(x0))được gọi là điểm cực trị của đồ thị hàm số 
- Hiểu nhầm khái niệm về phần thực và phần ảo.
Số phức z=a + bi có phần thực là a và phần ảo là b.
3. Thiếu điều kiện xác định.
Ví dụ: Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về phương trình log2(x+1) + log2(x+2) = 1 (1) và phương trình log[(x+1)(x+2)] = 1 (2) ?
A. Hai phương trình tương đương
B. Hai phương trình có cùng số nghiệm
C. Phương trình (1) có nhiều nghiệm hơn phương trình (2)
D. Phương trình (1) có ít nghiệm hơn phương trình (2)
Lời giải sai: log2(x+1) + log2(x+2) = 1    <=>    log[(x+1)(x+2)] = 1    => chọn đáp án A
Nguyên nhân sai: x= -3 là nghiệm của phương trình (2) nhưng không phải nghiệm của phương trình (1) nên hai phương trình không tương đương. Phép biến đổi trong lời giải không phải là phép biến đổi tương đương vì đã làm thay đổi điều kiện xác định của phương trình.
Cách giải đúng : xem thêm tại bản đọc thử CC Thần tốc luyện đề 2020 môn toán tập 1
4. Mơ hồ lý thuyết (khái niệm, định lý,...)
Dạng toán hay gặp lỗi sai này là các dạng toán liên quan đến điều kiện đề làm số đồng biến, nghịch biến hoặc điều kiện hàm số đạt cực đại, cực tiểu
5. Các sai lầm do sơ suất như bấm máy tính sai, tính toán sai, quên đổi đơn vị đo,.... Những lỗi sai này xuất phát từ tính cẩu thả, một phần từ tâm lý khi vào phòng thi  nên việc tập tính cẩn thận và chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi vào phòng thi là rất quan trọng.
Trong dạng toán tích phân, học sinh đổi biến nhưng không đổi cận.
 

CC THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ 2020 MÔN VẬT LÍ TẬP 1 - SÁCH BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2020

1. Không đổi đơn vị.
Khác với toán học, các bài tóan vật lý đặc biệt chú ý đến đơn vih của các đại lượng, chính vì vậy nếu không xem xét thật kỹ mà thay số vào công thức sẽ ra kết quả sai mà những kết quả sai này thường xuyên xuất hiện trong các đáp án lựa chọn.
Để khắc phục các em nên nhìn lại một lượt, hệ thống lại một lượt các đơn vị chuẩn đi kèm với công thức. Khi đọc đề bài thường trực câu hỏi trong đầu rằng các đơn vị mà đề bài cho đã chuẩn đơn vị đẻ thay vào công thức chưa. 
2. Hiểu sai hiện tượng, bản chất:
Để làm được bài tập vật lý, ngoài việc nhớ công thức tính toán, các em phải nắm thật rõ bản chất hiện tượng vật lý xảy ra, và đề thi luôn mong muốn, đánh giá, phân loại  thí sinh hiểu rõ bản chất hơn đơn thuần chỉ là ghi nhớ công thức và thay một cách máy móc.
Để không nhầm lẫn, các em cần đọc kỹ đề để hiểu rõ bản chất, không bỏ sót dữ kiện quan trọng của bài (đôi khi chỉ là một chữ  là bài toán khác hoàn toàn). Tiếp theo các em cần phân tích rõ bài toán liên quan đến công thức nào đã học, cuối cùng mới bắt tay vào suy nghĩ cách giải bài tập.
3. Nhầm lẫn công thức tính toán.
Nhiều công thức có dạng gần giống nhau vì vậy để tránh nhầm lẫn các em cần đọc kỹ bài, xét trường hợp của bài toán ứng với công thức nào
Ngoài ra các em nên tự xây dựng công thức một lần trước khi sử dụng. việc xây dựng công thức không chỉ giúp các em hiểu bản chất của công thức đó mà còn giúp các em nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều so với việc học thuộc lòng một cách máy móc.
4. Lười tư duy giải nhanh
Có nhiều bài toán dơn ginả, chỉ cần suy luận một chst là sẽ ra kết quả nhưng nhiều em lại quá cần thận, máy móc đi làm từng bước nên sẽ tốn rất nhiều thời gian
Để khắc phục điều này, các em  cần nhìn bài toán một cách bao quát, học cách tư duy nhanh mà chắc và áp dựng ngay vào các bài toán trong thời gian luyện đề để tăng phản xạ một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
5. Lạm dụng máy tính cầm tay
Sử dụng máy tính cầm tay để bấm những phép tính đơn giản và thông dụng sẽ mất nhiều thời gian
6. Cẩu thả trong cách tư duy
Sợ hãi trong cuộc chạy đua với thời gian nên nhiều em thường rất chủ quan, đọc lướt đề nên rất dễ nhầm lẫn và dễ mất điểm ở những câu hỏi không đáng
7. Nhầm lẫn nội dung bài toán
Trong vật lý thường nghiên cứu các hiện tượng ở các khía cạnh tương tự nhau để tìm ra sự giống và khác nhau của các hiện tượng. Vì vậy nếu đọc không kỹ đề sẽ dễ dẫn đến việc nhầm lẫn và chọn sai đáp án.
Đây hứa hẹn sẽ là một trong những cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia hay nhất và giúp ích nhất co các em muốn đạt đến điểm 10.
 

CC THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ 2020 MÔN HÓA HỌC TẬP 1 - SÁCH BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2020

1. Nhầm lẫn nội dung bài toán:
Với các bài toán quen thuộc, tưởng như rất dễ, các em hay chủ quan không đọc kỹ nội dung, dẫn đến xác định nhầm đối tượng tính toán và chọn đáp án sai
2. Nhầm lẫn thuật ngữ hóa học
Một số thuật ngữ hay nhầm lẫn:
- Tính khối lượng muối khan thu được và tính khối lượng chất rắn khan
- Phản ứng xảy ra hoàn toàn (phản ứng có chất hết) và sau một thời gian phản ứng (phản ứng có hiệu suất),...
3. Nhầm lẫn tỷ lệ
Ví dụ tỉ lệ phản ứng, tỉ lệ bảo toàn nguyên tố,... sẽ có những tỷ lệ áp dụng được cách giải nhanh. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi có thể dẫn đến bào toán bị sai
4. Sử dụng sai công thức.
Hiện nay để giải nhanh bài toán các em thường áp dụng các cách giải nhanh để chọn đáp án nhưng vì quá lạm dụng nó nên nhớ một lúc rất nhiều công thức, không tránh khỏi việc nhầm lẫn giữa chúng
5. Xác định hướng tư duy sai
Mỗi lỗi sai trong cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia này đều có những ví dụ minh họa cụ thể để các em hiểu rõ hơn vfa vận dụng tốt hơn.
 

CC THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ 2020 MÔN TIẾNG ANH TẬP 1 - SÁCH BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2020

1. Phân tích dùng sai thì của động từ
Trong đề thi THPT Quốc gia, các em sẽ gặp từ 2 đến 3 câu kiểm tra cách nhận biết thì của động từ được dùng trong câu đó. Theo cách làm bài thông thường, các em sẽ phải tìm ra các dấu hiệu nhận biết về thời gian (thường là các trạng ngữ chỉ thời gian) để quyết định chọn đáp án đúng. Tuy nhiên, đôi khi các em cũng gặp khó khăn dù đã xác định rõ được thời gian xảy ra hành động.
2. Lỗi về kết hợp từ
Các em chưa nắm rõ được trong tiếng anh các từ dùng với nhau có sự kết hợp cố định (collocations), các em không phân biệt được động từ này phải đi với trạng từ này, danh từ này phải đi với danh từ này, danh từ này phải đi với tính từ kia,... mà chỉ chú trọng về nghĩa nên thường chọn đáp án sai.
3. Phân tích sai sự hòa hợp của chủ ngữ và động từ
Trong đề thi thường có các câu hỏi yêu cầu sắp xếp vị trí chủ ngữ và động từ không liền kề với nhau, gây sự sao nhãn dẫn đến nhầm lẫn cho các thí sinh khi xác định chính xác đâu la chủ ngữ của động từ cần chia, dẫn đến chia sai động từ hoặc xác định lỗi sai cần sửa không đúng trong dạng bài tập tìm lỗi sai.
4. Phân tích sai về câu điều kiện
Thông thường khi làm câu điều kiện các em thường ít đọc kỹ vế còn lại của đề bài. Đề bài cung cấp cho các em chỉ mệnh đề chính hoặc chỉ mệnh đề phụ. Khi phân tích công thức của động từ được chia tring mệnh đề đã cho, sẽ giúp các em xác định được ngay đây là câu điều kiện thuộc dạng nào.
5. Phân tích sai về câu đảo ngữ
6. Phân tích sai sự hòa hợp giữa danh từ và đại từ, tính từ sở hữu thay thế
7. Không biết phân tích câu dựa vào cấu trúc song song
Trongt iếng anh, khi thông tin được đưa ra dưới dạng liệt kê thì tất cả các phần được liệt kê trong danh sách đó phải theo cấu trúc song song. Chẳng hạn trong câu dùng các liên từ kết hợp như For, And, Nor, But, Or, Yes, So thì một loạt thành phần ngữ pháp giống nhau như danh từ, tính từ, to Verb, V-ing hay mệnh đề sẽ được sử dụng
8. Dùng sai đại từ cho chủ ngữ one/each/every
Đôi khi các em sẽ gặp các câu hỏi chứa các từ như one, each of hay every, kèm với đó là các đại từ sở hữu hoặc tính từ sở hữu thay thế. Người ta thường có dụng ý đặt lỗi sai là đại từ "you" hoặc "they", thực tế ta phải dùng "one" hoặc "he".
9. Phân tích sai về thành phần còn thiếu cần điền vào chỗ trống để hoàn thành câu
Trong đè thi luon chứa những câu hỏi bắt các em phải lựa chọn nội dung cần điền vào chố trống chiếm tỷ lệ khá cao. Với những câu hỏi đưa ra ở dạng câu đơn không khó khăn lắm với thí sinh nghưng nhiều câu trong đề thi khá dài thường là những câu ghép hoặc câu phức, đặc biệt là còn kết hợp cả dạng rút gọn mệnh đề quan hệ hoặc rút gọn bớt thành phần câu. Đa phần thí sinh lúng túng và mất nhiều thời gian cho những câu này. với dạng đề này, việc tập trung phân tích các yếu tố cho sắn là rất quan trọng, từ đó giúp thí sinh xác định được đây là kiểu câu gì, thành phần thiếu trong câu là thành phần nào.
10. Lỗi về từ loại
11. Phân tích sai câu diễn đạt chức năng giao tiếp
Có lẽ đay là dạng bài các em thường sai do mắc bẫy của người ra đề khi cố ý đưa vào các đáp án mà khi dịch ra tương đương với cách giao tiếp tiếng Việt. Các em cần ghi nhớ rằng, phần này thể hiện rõ nhất sự khác biệt văn hóa nên các em phải nắm thật kỹ cách diễn đạt chức năng giao tiếp trong các ngữ cảnh cụ thể.
 

CC THẦN TỐC LUYỆN ĐỀ 2020 MÔN SINH HỌC TẬP 1 - SÁCH BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2020

1. Nhầm lẫn về số loại giao tử do tế bào sinh ra với loại giao tử do cơ thể sinh ra
- Nếu có n tế bào sinh tinh của cơ thể có m cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số loại giao tử <= (2hoặc 2n )
- Nếu 2< 2thì số loại giao tử tối đa là 2m
- Nếu 2m > 2thì số loại giao tử tối đa là 2
2. Nhầm lẫn về số giao từ với tần số alen
Về cơ bản, sinh sản hữu tính là sự hòa hợp giữa giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử. Chứ không phải sự kết hợp giữa các alen riêng lẻ. Do vậy cách làm theo giao tử là luôn đúng. Còn cách làm theo tần số alen thi có thể đúng hoặc sai
3. Nhầm lẫn về cách tính số loại phép lai thỏa mãn điều kiện bài toán
4. Nhầm lẫn khi làm bài tập phả hệ
- Lỗi về phương pháp xác địnhquy luật di truyền của tính trạng bệnh
Ở bài toán phả hệ hoặc bài toán di truyền tư vấn, một số học sinh dựa vào tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con để xác định quy luật di truyền. Đây là một sự nhầm lẫn. Bởi vì ở trong mộ phép lai có số lượng cá thể ở đời con đủ lướn thì dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ cho phép suy ra quy luật di truyền của tính trạng nhưng ở di truyền người, số lượng cá thể ở đời con quá ít nên tỉ lệ phân li kiểu hình không đúng như lý thuyết.
- Lỗi khi tính xác suất khi sinh 2 con trở lên
Khi chưa xác định chính xác kiểu gen của bố mẹ mà phải tính xác suất sinh n con bị bệnh thì nhiều học sinh thường tính xác suất sinh 1 con bị bệnh, sau đó lũy thừa n lần. Tuy nhiên đây là điều nhầm lẫn vì xác suất sinh con bị bệnh = xác suất kiểu gen của bố mẹ x xác suất bị bệnh của từng đứa con.


Mỗi cuốn sách luyện thi THPT Quốc gia trong bộ CC Thần tốc luyện đề 2020 đều chỉ ra những lỗi sai mà các em gặp phải, cách khắc phục và đưa ra những bài tập ví dụ cụ thể để các em đễ hình dung hơn
Newshop chúc các em có một mùa thi thật thành công và may mắn.