Nhắc đến Văn học Việt Nam chúng ta sẽ không thể không nhớ đến những tác phẩm kinh điển như Chí Phèo, Tắt đèn, Vợ nhặt,… Mặc dù những cuốn sách ấy đã ra đời từ rất lâu đời thế nhưng đến thời điểm hiện tại khi trải qua lớp bụi của thời gian nó vẫn là thể loại được bạn đọc yêu thích. Bởi giá trị của những tác phẩm ấy trường tồn theo thời gian. Vì vậy, Newshop xin gửi đến quý độc giả những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển, ngoài ra đây cũng là những tác phẩm đã được dạy trên ghế nhà trường vì vậy rất quen thuộc với người đọc. 
 

1. Vợ Nhặt

Vợ nhặt là một tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển, do nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946). Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Về sau (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Nội dung của truyện về năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái (Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ (Thị), Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.

2. Chí Phèo

Nhắc đến Chí Phèo, có lẽ không ai là không biết đến bởi đây là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển nhất từ trước đến nay. Dù đã trải qua hàng thập kỷ nhưng Chí Phèo vẫn là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Hiện nay, truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 1. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính của truyện.
Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới – Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong Tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.
Chí Phèo – Với những tình tiết hấp dẫn Nam Cao đã đưa người đọc tái hiện bức tranh chân thực nông thôn Việt Nam trước 1945, nghèo đói, xơ xác trên con đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm, người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
Nam Cao không hề bôi nhọ người nông dân, trái lại nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính của người nông dân, đồng thời kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đó trước 1945.
Chủ đề chính của câu chuyện này là phê phán xã hội phong kiến ngày xưa. Trong truyện, có những sự xuất hiện của con người và nhân vật. Hơn nữa, nhà văn Nam Cao đã đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của Chí Phèo – Thị Nở. Câu chuyện này đã nói lên sự xung đột vô cùng quyết liệt của các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến.
Những sáng tác của Nam Cao ngoài giá trị hiện thực sâu sắc, các tác phẩm đi sâu vào nội tâm nhân vật, để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.

4. Số Đỏ 

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần, Yên Nhân, huyện Mỹ Hảo, tỉnh Hưng Yên).
Vũ Trọng Phụng có truyện ngắn đăng trên nhiều tờ báo từ năm 1930. Tác phẩm của nhà văn hầu hết đăng áo trước khi in thành sách. Tác phẩm chính: Không một tiếng vang (kịch, 1931), Cạm bẫy người (phóng sự,1933), Dứt tình (tiểu thuyết, 1934), Kỹ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1933), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Làm đĩ (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Lục sì (phóng sự, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),... và nhiều truyện ngắn.
Số Đỏ là một tiểu thuyết văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đăng ở Hà Nội báo từ số 40 ngày 7 tháng 10 năm 1936 và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số Đỏ là Xuân - biệt danh là Xuân Tóc đỏ, từ chỗ là một kẻ bị coi là hạ lưu, bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu  u hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó. Tác phẩm Số Đỏ, cũng như các tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng đã từng bị cấm lưu hành tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1975 cũng như tại Việt Nam thống nhất cho đến năm 1986. 

5. Sống Mòn

Nam Cao có bút danh là Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê...
Tên khai sinh: Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917. Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam).
Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Nhà văn bị địch phục kích và hy sinh tại Hoàng Đan (Ninh Bình) ngày 30 tháng 11 năm 1951.
Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Ích hữu... Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám (1945), ông tham gia giành chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã. Năm 1946, ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và là Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam) và là Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Nhà văn bị địch phục kích và hy sinh tại Hoàng Đan (Ninh Bình) cuối tháng 11 năm 1951.
“Cuối năm 1944, Nam Cao viết xong Sống Mòn. Tập tiểu thuyết ấy quăng đi, ném lại, không lọt qua được lưới kiểm duyệt để xuất bản, tuy rằng soi từng chữ không có chỗ nào bắt bẻ được. Sống mòn tả cuộc sống thiểu não, quẩn quanh, nhỏ nhen của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống mù xám cứ "mốc lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra", không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh mấy con người ấy, ta thấy đặt ra một cách ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót, đau đớn, buồn thảm, tủi nhục, trong đó, đời sống không còn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.”

6. Tắt Đèn

Ngô Tất Tố là cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực tr­ước cách mạng và là một trong những tác giả lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến "Tắt đèn" hầu như mọi thế hệ học sinh không thể không quen được bởi ngoài là tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển, đây còn là tác phẩm được giảng dạy trong bộ môn Ngữ Văn tại trường học. 
Chỉ với ba thập kỷ cầm bút, ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, độc đáo bao gồm nhiều thể loại: Tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật…và ở thể loại nào cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng. Suốt 6 thập kỷ qua, thân thế và văn nghiệp của Ngô Tất Tố  đã thực sự thu hút đ­ược sự quan tâm, yêu mến của các nhà nghiên cứu, phê bình, giảng dạy văn học và đông đảo công chúng.
Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” năm 1937, vào năm này lụt lội xảy ra liên miên gây nên mất mùa đối kém, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. Vì vậy, vấn đề nông dân đấu tranh chống lại chính sách sưu thuế, áp bức bóc lột của bọn thực dân, quan lại, địa chủ, cường hào, đòi cải thiện đời sống cho người dân cày là một vấn đề lớn, trọng tâm của cách mạng. Đó là một đề tài lớn, phổ biến của văn học, nơi để lại những thành tựu nghệ thuật sáng giá trong văn nghiệp của những nhà văn tên tuổi: Vũ Trọng Phụng; Nguyễn Công Hoan… Tuy vậy, không một cây bút nào đề cập đến vấn đề nông dân một cách thiết tha, tập trung như Ngô Tất Tố. Lòng yêu nước, thương dân, tình cảm gắn bó với số phận người nông dân lao động vốn như một nội lực của ngòi bút Ngô Tất Tố.

7. Gió Lạnh Đầu Mùa - Tập Truyện Ngắn 

Nhắc đến nhà văn Thạch Lam, ta không thể không nhắc đến Gió Lạnh Đầu Mùa tập hợp toàn bộ những tác phẩm trong tập truyện ngắn Gió đầu mùa, cuốn sách bao gồm các truyện: Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Trở về… Những ai yêu thích Thạch Lam đều yêu thích tập truyện ngắn này, và tập truyện này xứng đáng là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển bởi trong những truyện ngắn của ông người ta thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng.
Khi giới thiệu về tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Thạch Lam viết rằng: "Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
Quả thực Thạch Lam đã rất trung thành với triết lý viết văn này và từng trang truyện của ông đều hướng về lớp người lao động bần cùng trong những khung cảnh ảm đạm, heo hút. Một mẹ Lê góa bụa, nghèo khổ phải nuôi một đàn con đông đúc, một bác Dư làm phu xe ở phố hàng Bột, cô Tâm hàng xén trong buổi hoàng hôn... Thạch Lam không gắn nhân vật với những sự kiện bi thảm hóa hoàn cảnh của họ nhưng cũng không khoác lên họ "một thứ ánh trăng lừa dối". Chính vì vậy, tác phẩm của Thạch Lam giữ được chất hiện thực nhưng không quá bi kịch như Lão Hạc, Chí Phèo... của Nam Cao.

8. Đời Thừa

“Đời Thừa – Nam Cao” đã ghi lại chân thật hình ảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo, nhà văn đã phác họa rõ nét hình ảnh vừa bi vừa hài của lớp người này trở nên đầy ám ảnh. Giá trị của “Đời Thừa” không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thật cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo, đã viết về người tiểu tư sản không phải với ngòi bút vuốt ve, thi vị hoá, mà còn vạch ra cả những thói xấu của họ.
Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: Giăng sáng, Truyện tình, Đời thừa, Mua danh… Nhà văn Nam Cao đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Những tác phẩm đó đã phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, đã thể hiện sự tự đấu tranh bên trong của người trí thức tiếu tư sản trung thực cố vươn tới một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Qua sáng tác của mình, Nam Cao thể hiện quan điểm nghệ thuật rằng, một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người.
“Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có“. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; và cho rằng sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là bất lương mà còn là đê tiện.“
42.000đ 35.700đ -15%
Mua ngay

9. Bước Đường Cùng

Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.
Hoàn cảnh sáng tác: Bản thân Nguyễn Công Hoan từng cho biết: Thời gian ấy (1938), vì có mối quan hệ gần gũi với những anh em chính trị phạm cũ, trong đó có những người cộng sản (ông là công chức duy nhất của chính quyền thực dân dám có mặt trong đám cưới của Phan Đình Khải, tức đồng chí Lê Đức Thọ sau này), nên Nguyễn Công Hoan bị mật thám Pháp theo dõi gắt gao. Rốt cục, dù không hề mắc mớ gì trong quá trình dạy học, ông vẫn bị thuyên chuyển từ một trường ở Nam Định lên một trường ở Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh), việc bấy giờ bị coi như một sự "đày ải". Nguyễn Công Hoan rất bức xúc. Ông phản ứng: "Mày đã khỏe đổ cho ông là cộng sản, thì ông cộng sản cho mày xem". Vậy là ông viết tiểu thuyết "Bước đường cùng".
Viết "Bước đường cùng", tác giả đã lường trước hậu quả là sách sẽ bị cấm. Thậm chí, người viết còn bị truy tố. Nhưng ông không sợ. Ông nghĩ, nếu bị nặng lắm thì ông cũng chỉ lãnh án từ một tới năm năm tù. Khi trở về, ông sẽ lại viết văn. 
Theo Nguyễn Công Hoan tự nhận xét, sở trường của ông là truyện ngắn chứ không phải tiểu thuyết. Ông nói ông thích viết truyện ngắn hơn tiểu thuyết: "Tôi chỉ viết truyện dài khi nào tôi lười tìm đề tài để viết truyện ngắn". Tuy nhiên, với không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu thuyết "Bước đường cùng" vẫn là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của đời văn Nguyễn Công Hoan và xứng đáng là tác phẩm văn học Việt Nam kinh điểm. Cuốn sách mặc dù từng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường và được ghi nhận như một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945.

10. Lều Chõng

Truyện Lều Chõng giúp chúng ta hiểu tỉ mỉ cảnh trường ốc, thi cử và những phong tục quy chế thời xưa. Đọc sách mới thấu hết cái vất vả của những người học trò nơi cửa Khổng sân Quỳnh. Dù là trời mưa giông bão gió hay ngày dài tháng rộng phải lội suối băng rừng, họ còn phải đối mặt với sự hung hiểm khi ngòi bút lỡ sai phạm húy. 
Tác giả còn lồng vào sách của mình nhiều thơ Hán, sau đó được dịch Nôm và trình bày khéo léo. Đây không chỉ là tiểu thuyết đọc cho vui mà còn là một tư liệu lịch sử chính xác cho thế hệ sau này. 
Nằm trong tuyển tập Việt Nam danh tác, cuốn Lều Chõng của Ngô Tất Tố xứng đáng được thế hệ sau tìm hiểu và nghiền ngẫm. Đọc sách để có cái nhìn xuyên suốt quá khứ và hiện tại. Liệu sau này, con cháu của chúng ta có thấy, việc sống chết để vào một trường đại học của thời đại ngày nay cũng buồn cười như cái cách người người nhà nhà “đầu tư” vào một sĩ tử đi thi ngày xưa hay không?
90.000đ 72.000đ -20%
Mua ngay

11. Những Ngày Thơ Ấu 

Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 trong một gia đình công giáo ở thành phố Nam Định. Cha mất sớm, nhà lại nghèo, Nguyên Hồng phải thôi học. Năm 1935 ông cùng mẹ ra Hải Phòng, lần hồi sinh sống trong các xóm lao động như xóm Cấm, xóm Chùa Đông Khê. Chính tuổi thơ cơ cực ấy đã được ông truyền tải một cách nguyên vẹn trong cuốn hồi kí của mình. Những Ngày Thơ Ấu không phải kể về câu chuyện tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc mà đó là những câu chuyện đắng cay qua góc nhìn của Hồng - một đứa bé ngây thơ, non nớt phải chịu nhiều ghẻ lạnh bởi chính những người thân trong gia đình.
Những Ngày Thơ Ấu là câu chuyện chắp vá về tuổi thơ đầy đau thương của chính tác giả. Hồng - một cậu bé sinh ra trong gia đình giàu có nhưng lại không mấy hạnh phúc. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã thấu hiểu được sự thờ ơ, vô trách nhiệm của người cha nghiện ngập, và những nỗi đau đớn, tủi nhục của người mẹ khi luôn bị cả gia tộc giày xéo, đầy đọa đến mức phải bỏ cả con cái đi tha hương cầu thực. Với ngôn từ giản dị và trong sáng, Những Ngày Thơ Ấu không chỉ đem đến cho độc giả câu chuyện bình dị, gần gũi với đời thường mà nó còn lột tả được một bối cảnh xã hội phong kiến, cổ hủ của Việt Nam thời xưa.

12. Đất Rừng Phương Nam

Có lẽ thời gian là thứ mà cho dù bất kì ai cũng không thể lấy lại hoặc mua được nhưng có những thứ sẽ là minh chứng cho sự trường tồn của một nền văn hóa theo thời gian. Đối với các độc giả phía bắc bạn đã từng thưởng thức qua Ba Khía hay bạn đã từng chèo xuồng rồi hái dừa nước , chắc hẳn là chưa nhưng đối với người dân Nam Bộ thì điều đó chẳng có gì quá đỗi ngạc nhiên cả. Đó là những trải nghiệm nếu như không có cơ hội đến với Nam Bộ thì xin hãy thử phiêu lưu vào một tác phẩm viết về miền Tây Nam Bộ sẽ có thể cảm nhận như thật và như chính bản thân trải nghiệm, không tác phẩm nào khác chính là “ Đất Rừng Phương Nam”.
60 năm trôi qua tiểu thuyết “Đất Rừng Phương Nam” đã đi vào lòng của người dân cả nước về một vẻ đẹp chân chất và đằm thắm tình người của mảnh đất và con người vùng miền Tây Nam Bộ - xứng đáng là tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển nhất mọi thời đại. Có thể tuổi thơ của mỗi người con Nam Bộ không thể quên hình ảnh cậu bé An qua cuộc phiêu lưu đi tìm cha, hình ảnh ông Ba bắt Rắn và thằng Cò, hình ảnh anh em nhà Mười Chức, hình ảnh dì Tư Ù, vô số hình ảnh những con người dung dị và mộc mạc ấy lại làm cho mọi hồi tưởng về ngày bé lại quay về trong mỗi một người con của mảnh đất chân chất Nam Bộ.
“Đất Rừng Phương Nam” thể hiện rõ ràng tinh thần cách mạng bất khuất của người dân Nam Bộ đã đứng lên cầm súng đấu tranh chống lại thực dân Pháp và nuôi dưỡng cho các chiến sỹ cách mạng. Tiểu thuyết cho chúng ta được phiêu lưu qua vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ của Nam Bộ và phong tục tập quán, tinh thần cách mạng của người dân nơi đây qua từng câu chữ mà nhà văn Đoàn Giỏi đã gửi gắm trong tác phẩm con cưng của mình.
Tiểu thuyết “Đất Rừng Phương Nam  thể hiện hành trình phiêu lưu của một cậu bé  vùng đất miền Tây Nam bộ thông qua đó để miêu tả sống động "Đất rừng Phương Nam". Đây là một vùng đất vô cùng dung dị và trù phú, hào phóng và hùng vĩ với những con người chân chất, phóng khoáng, dung dị, trí dũng và một mực đi theo cách mạng.

13. Hà Nội Băm Sáu Phố Phường

“Hà Nội băm sáu phố phường” là tập bút kí nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông là cây bút tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường” được tập hợp lại từ những bài viết in trên báo sau khi ông qua đời, như để nói hộ cho mọi trái tim tin yêu luôn hướng về thủ đô, rằng “Hãy yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội”. Theo Thạch Lam: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu”. Người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội.
“Hà Nội băm sáu phố phường” chủ yếu viết về chuyện phố, chuyện phường, đời sống dân sinh, đặc biệt là đi sâu vào những thức quà chỉ riêng nơi đây mới có. Đến với những trang viết xinh xinh kia, Hà Nội xưa hiện ra ở nhiều góc cạnh cùng các đặc trưng riêng, tạo nên sức quyến rũ lạ kì, níu chân bất cứ vị khách nào lại qua. Đó là những mái nhà cổ kính khoác lên mình lối kiến trúc độc đáo, dáng vẻ quanh co nhưng rất đỗi mềm mại của những con phố quen thuộc, là nét văn hoá ẩm thực tinh tế... giữa không gian êm ả, thanh bình, rộn rã mà trầm mặc. Nói cách khác cuốn sách đã giúp người đọc nhìn thấy cả vóc dáng và tâm hồn Hà Nội.

14. Làm Đĩ

Làm Đĩ là một thiên tả chân tiểu thuyết mục đích là hô hào nhà đạo đức và bậc làm cha mẹ lo chăm đến hạnh phúc của con cái và phải để ý đến cái sự mà những thành kiến hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm. 
Làm đĩ không tả lối sống của gái giang hồ mà chỉ vạch lại cái cảnh ngộ đã làm cho Huyền cô gái con nhà tử tế xinh đẹp, có học, thông minh phải sa chân, lỡ bước vào cuộc đời truỵ lạc. Làm đĩ là tiểu thuyết hiện thực đã không ngần ngại đặt ra một vấn đề: Tại sao lại có người phải Làm đĩ, xã hội có nạn mại dâm? 
Chính tác giả trong “Đoạn cuối” sách đã nói rõ ra với nhân vật chính của mình: “Đối với thiên hạ thì đời một người như em, đương ở chốn yên lành mà vào nơi chông gai, chỉ có đoạn ấy là đáng nói thôi. Tại sao con nhà tử tế hẳn hoi, con nhà quý phái nữa, mà rồi đến nỗi…. trụy lạc, ấy người đời chỉ cần biết rõ những nguyên nhân ấy…”\

15. Trúng Số Độc Đắc 

Trúng Số Độc Đắc là tác phẩm cuối đời của Vũ Trọng Phụng. Khác với lối viết tiểu thuyết trước, cứ đến ngày báo ra mới viết một chương, đưa in xong hết mới mới thành sách, Trúng Số Độc Đắc được Vũ Trọng Phụng viết một mạch đến khi hoàn thành, tự tay đi đóng thành quyển rồi mới đưa cho nhà xuất bản.
Tiểu thuyết “Trúng số độc đắc” là tác phẩm lớn của Vũ Trọng Phụng cũng như của cả nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với nghệ thuật trần thuật đặc sắc đầy khả năng biến hoá, với ngôn ngữ và giọng điệu hài hước, trào phúng, ông đã dựng lên hàng loạt nhân vật “đồ vật hoá”, nhân vật “kịch”, nhân vật trào phúng, chân dung biếm họa có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Với cuốn tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng lên án thế gian và người đời nghiêm khác, thế nhưng giọng kể chuyện, tả cảnh, tả tình cứ hồn nhiên, vui vẻ và có dịp là không quên hài hước.
Vũ Trọng Phụng mượn nhân vật Phúc để kể về nhân tình thế thái, về thói đời, lòng người đổi trắng thay đen. Và cả chính Phúc, được dịp may đổi đời, rồi có cơ hội chứng kiến, hiểu và cười lòng người, cũng không tránh khỏi việc bản thân thay đổi theo hoàn cảnh, thời thế.
Viết “Trúng Số Độc Đắc”, Vũ Trọng Phụng đã tập trung tất cả bút lực để theo dõi, phân tích, mô tả những thay đổi trong đời và trong lòng của chỉ một nhân vật, nhất là trong lòng. Điều rất đáng chú ý là hơn ba trăm trang của cuốn tiểu thuyết, không trang nào là không có Phúc. Các nhân vật khác mà có mặt là chỉ để đối thoại với Phúc hay là để làm nền cho cái vai trò của Phúc nổi lên mà thôi. Tìm đâu thấy một cuốn tiểu thuyết dài mà chỉ tập trung vào tả có một nhân vật như thế. Mà nào có tả ngoại hình gì đâu? Về hình dong của Phúc, người đọc chỉ được biết đó là “cậu áo trắng dài”, theo cái tên mà mấy đứa trẻ cầu bơ cầu bất cùng đóng trụ sở với cậu ở Vườn hoa Nhà Kèn đã đặt ra để gọi cậu đó thôi. Nhưng mà trong một năm trời Phúc đã học gì, nghĩ gì, yêu gì, ghét gì, suy luận gì về việc đời, dự định làm gì, tính toán lợi hại ra sao, quyết định hành động như thế nào, Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc trông thấy theo dõi cụ thể, tường tận và sinh động vô cùng.

Lời kết
Trên đây là những tác phẩm Văn học Việt Nam kinh điển. Ngoài ra, đây còn là những tác phẩm học được giảng dạy tại nhà trường, vì vậy chúng rất quen thuộc, đặc biệt là với các bạn học sinh. Ngoài ra, quý độc giả có thể tham khảo thêm những tác phẩm khác
tại đây