Haruki Murakami nổi tiếng thế giới với danh hiệu tiểu thuyết gia của thể loại hư cấu duy thực kỳ ảo. Tác phẩm của ông được xây dựng trên ham muốn, gần như cuồng dại, được khám phá và thấu hiểu cốt lõi bên trong của danh tính con người. Nếu là một người yêu sách hoặc đơn giản là thích những yếu tố huyền ảo, kì bí hòa quyện giữa thực và mơ nhưng vẫn là những góc nhìn rất thực tế thì bạn không nên bỏ qua những cuốn sách của một tiểu thuyết gia Nhật Bản, người có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới – tác giả Haruki Murakami.

> Bí Quyết Trở Thành Một Cô Nàng Vạn Người Mê Chỉ Với Những Cuốn Sách Sau
> Top 10 Sách Văn Học Kinh Điển Hay Nhất Mà Bạn Nên Đọc Một Lần Trong Đời

 

1. RỪNG NAUY

Xuất bản lần đầu ở Nhật Bản năm 1987, Truyện Tiểu Thuyết "Rừng Na Uy" thực sự là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra, và theo thống kê hiện tại, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đã đọc quyển sách này của tác giả Haruki Murakami . Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy đã trở thành một hiện tượng văn hoá với hơn 1 triệu bản sách được tiêu thụ và được đánh giá là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở đại lục trong thế kỷ 20.

Với thủ pháp dòng ý thức, cốt truyện diễn tiến trong dòng hồi tưởng của nhân vật chính là chàng sinh viên bình thường Watanabe Tōru. Cậu ta đã trải qua nhiều cuộc tình chớp nhoáng với nhiều cô gái trẻ ưa tự do. Nhưng cậu ta cũng có những mối tình sâu nặng, điển hình là với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất của cậu, một cô gái không ổn định về cảm xúc, và với Midori, một cô gái thẳng thắn và hoạt bát. Các nhân vật trong truyện hầu hết là những con người cô đơn móc nối với nhau. Có những nhân vật đã phải tìm đến cái chết để giải thoát khỏi nỗi đau đớn ấy.
 

Rừng na uy
 

Câu chuyện xảy ra với bối cảnh là nước Nhật những năm 1960, khi mà thanh niên Nhật Bản, như thanh niên nhiều nước khác đương thời, đấu tranh chống lại những định kiến tồn tại trong xã hội. Haruki Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này như những tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định.

Tác phẩm này đã đưa Haruki Murakami lên thành một trong những nhà văn hàng đầu của Nhật Bản.

2. BIÊN NIÊN KÝ CHIM VẶN DÂY CÓT (TÁI BẢN 2018)

Toru Okada, một luật sư vừa bỏ việc, đang có một cuộc sống bình thường, giản dị bên cạnh người vợ Kumiko thì đột nhiên con mèo của anh biến mất. Ngay sau đó, vợ anh bỏ đi, để lại một lời nhắn rằng anh đừng cố đi tìm cô. Toru cố gắng đi tìm vợ và con mèo, nhưng việc tìm kiếm đó liên tục bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của những nhân vật kỳ lạ trong cuộc sống của anh: Một cô gái điếm tâm thần gọi đến để quấy rối tình dục qua điện thoại, hai chị em thầy đồng, một cô bé 16 tuổi bị ám ảnh bởi cái chết của bạn trai gọi anh là “Chim vặn dây cót”, một cựu chiến binh kể lại cho anh câu chuyện về nỗi kinh hoàng của binh lính Nhật trong những năm đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Cao nguyên Mông Cổ và trên đất Trung Hoa. Tất cả những sự kiện kỳ quặc đó lại tiếp tục đẩy anh tới những sự kiện còn kỳ quặc hơn nữa.
 

Biên niên ký chim vặn dây cót
 

Với chủ đề về số phận con người và những mối hiểm họa không lường trước, “Biên niên ký chim vặn dây cót” đã kết hợp một cách tuyệt vời những yếu tố kì ảo, phi lý với hiện thực lịch sử. … Biên niên chim dây cót được nhiều nhà phê bình đánh giá là tác phẩm thành công nhất của Murakami chính bởi sự biến hóa, kết hợp tài tình những yếu tố tưởng chừng đối lập đó của ông.

3. NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ

Cuốn sách tiểu thuyết hay nhất này tập hợp 6 truyện ngắn gồm Drive My Car, Yesterday, Cơ quan độc lập, Scheherazade, Kino và Samsa đang yêu. Trong 6 truyện ngắn của "Những người đàn ông không có đàn bà", độc giả sẽ lại tiếp tục cảm nhận cái đẹp của sự mất mát thông qua những chi tiết biến mất đột ngột. Một con mèo đi hoàng, một người bạn thình lình cắt liên lạc, một phụ nữ bỏ đi… Sự bất ngờ và ngạc nhiên liên tục được Murakami tung ra trong những trang văn bình dị mà giản đơn. Mỗi câu chuyện trong sách đều vô cùng đơn giản, đọc qua cứ tưởng là vô thưởng vô phạt nhưng lại hàm chứa rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.
 

Những người đàn ông không có đàn bà
 

Murakami khiến người hâm mộ của thể loại truyện kịch tính thấy bứt rứt vì lối văn lửng lơ, bay bổng nhưng những ai vốn hoài cổ và chuộng sự cũ kỹ, nhẹ nhàng sẽ có cảm giác rất thích thú.

Khép quyển sách lại, độc giả của Những người đàn ông không có đàn bà sẽ có cảm giác như vừa đi qua một con phố nhộn nhịp, đông đúc người nhưng kỳ thực lại chất chứa toàn những linh hồn cô đơn. Nhân vật chính trong truyện của Murakami bao giờ cũng lặng lẽ, thích quan sát người khác, thích nghe hơn thích nói, thích cam chịu hơn nổi loạn, thích chậm rãi hơn nhanh nhảu, và bao giờ cũng nhận phần thiệt về mình.

4. CUỘC SĂN CỪU HOANG

Trong cuốn tiểu thuyết này, Haruki Murakami không chỉ đề cập đến cừu mà còn có cả mèo, chuột, rắn, voi, rùa, hươu cao cổ, gấu trúc, dê, chó, chim (bồ câu, gõ kiến), ngựa, cá (cá trích, cá hồi, cá heo, cá ngừ, cá voi), tôm, bò, ma mút, sói, ruồi, muỗi, nai, châu chấu, bọ cánh cứng, nhậy, quạ, và lẽ đương nhiên, là có con người. 
 
Cuộc săn cừu hoang
 
Nhân vật chính là một gã không có bất kỳ ai để chuyện trò ngay giữa một thành phố mà có hàng triệu người đang đi trên phố, sống trong một căn hộ không sinh khí và thậm chí tên của anh ta cũng không được tác giả đề cập tới. Tôi tạm gọi là Người-không-tên. Người-không-tên có một cuộc sống khá buồn tẻ trong vòng gần ba mươi năm đầu của cuộc đời nhưng cũng kịp trải qua một vài sự việc kỳ lạ, cho đến ngày anh ta nhận được một lời đề nghị, hay nói đúng hơn là hăm dọa, về việc tìm kiếm một con cừu, một con cừu có màu hạt dẻ với hình ngôi sao trên lưng. 
May mắn cho Người-không-tên là ở Nhật Bản chỉ có khoảng năm ngàn con cừu thay cho dự tính ban đầu là hàng trăm ngàn con, ngoài ra thì chẳng có bất kỳ một manh mối nào ngoại trừ bức ảnh được gửi từ một người bạn mà anh ta đã không gặp trong vòng năm năm nay. Và như thế, Người-không-tên cùng cô bạn gái có đôi tai đẹp khác thường lên đường đi tìm con cừu. Cuộc săn cừu hoang bắt đầu.

5. KAFKA BÊN BỜ BIỂN

Thay vì tập trung vào phát triển một cốt truyện cực kỳ “khủng”, “Kafka bên bờ biển” lại được đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất chứa đựng nhiều yếu tố kỳ ảo nhất mà Haruki Murakami từng dựng nên. Tác phẩm này xây dựng hai tuyến truyện song song, để rồi một lúc nào đó, hai thế giới sẽ hoà làm một. 

Tuyến thứ nhất kể về cậu bé Tamura Kafka 15 tuổi bỏ nhà ra đi để tránh lời nguyền Oedipus: giết cha, làm tình với chị, và yêu phải mẹ mình. Đồng hành với cậu là một con quạ, cũng chính là nửa cái tôi của cậu, bay lượn trên bầu trời. Mang nỗi ám ảnh về người mẹ và người chị gái đã bỏ hai cha con đi từ rất lâu, Kafka làm bạn với Sakura, một cô gái lớn tuổi hơn và có lẽ là chị gái cậu, trên chuyến xe ra khỏi thành phố. Tỉnh dậy trong chiếc áo phông đầy máu và biết tin cha mình đã chết, Kafka trốn đến một thư viện vùng ngoại ô, và ở đó đã gặp bà Saeki, chủ thư viện và có lẽ cũng là mẹ cậu. 
 

KAFKA bên bờ biển
 

Tuyến thứ hai chạy theo ông già Nakata kỳ lạ có khả năng trò chuyện với mèo, ông kiêm nghề tìm mèo lạc để kiếm chút tiền. Lúc nhỏ, sau chuyến viếng thăm của người ngoài hành tinh, ông mê man và đánh mất ký ức, từ một đứa bé thông minh thành ra ngờ nghệch. Lần theo dấu một con mèo bị mất tích, ông đã có một cuộc chạm trán với tay giết mèo làm thú vui Johnny Walker và buộc phải giết gã. Từ đó, Nakata mất khả năng nói chuyện với mèo, nhưng bù lại, lão có thể đoán trước tương lai.

Cùng với sự trợ giúp của tài xế xe tải Hoshino, lão ra khỏi thành phố, và đến thư viện của bà Saeki nhằm cứu thế giới khỏi sự xâm chiếm từ một cánh cổng chặn bởi “Phiến đá cửa vào”. Với chìa khoá là bà Saeki và thư viện, Haruki Murakami đã kiến tạo nên một thế giới có một không hai, nơi bí ẩn chồng lên bí ẩn, và người ta vẫn sống, mà không thể nào diễn giải điều gì đã diễn ra.

6. XỨ SỞ DIỆU KỲ TÀN BẠO VÀ CHỐN TẬN CÙNG THẾ GIỚI (TÁI BẢN)

Với tất cả sự phức tạp và đồ sộ của mình, cuốn sách đáng vinh dự nhận giải thưởng Tanizaki (năm 1985) uy tín của Nhật Bản, là điểm gạch nối, chính xác hơn, đó là điểm xóa nhòa giữa hiện thực và mộng ảo, giữa bất tử và cái chết, hạnh phúc và đau khổ, tình bạn và tình yêu…

“Xử Sở Kỳ Diệu Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới” kể một câu chuyện về chuyến phiêu lưu về miền đất siêu thực nào đó. Truyện được chia ra làm hai tuyến khác nhau, kể về hai thế giới một là “Xứ sở diệu kỳ tàn bạo” (trong truyện không hề nhắc đến từ này), và hai là “Nơi tận cùng thế giới” (cái này thì truyện có nói đến). 
 

Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới
 

Nhân vật chính của thế giới thứ nhất là một Toán sư làm việc cho Hệ thống, và đang chịu sự truy đuổi của những tên Toán sư biến chất đến từ Nhà máy. Anh nhận việc mã hoá dữ liệu cho một nhà khoa học bí ẩn, và phát hiện ra rằng chỉ trong một vài ngày nữa ý thức của anh sẽ mãi mãi biến mất vào trong tiềm thức của mình. Bên trong đầu anh là những công tắc kết nối, và giờ đây, vì chúng đã hỏng, anh và nơi tận cùng thế giới trong anh sẽ hoà lại làm một với nhau.

Bối cảnh của thế giới thứ hai là một vùng đất kỳ lạ được gọi là Nơi tận cùng thế giới. Được bao quanh bởi bức tường thành chỉ có chim bay qua được, con người ở vùng đất này sống lặng lẽ, không khổ đau, không lo lắng, vì họ đã bỏ lại cái bóng của mình ngoài tường thành...

Sách của tác giả Hakumi Murakami là những tác phẩm vô cùng nổi tiếng, lưu lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Cùng tìm hiểu xem câu chuyện ấy hấp dẫn như thế nào nhé!