Những cuốn sách đoạt giải Nobel văn học là những tác phẩm có đóng góp lớn cho nền văn học Thế Giới. Vì thế những tác phẩm đoạt giải thưởng danh giá này có thể coi là tác phẩm kinh điển khó có thể bỏ qua. Giải bắt đầu trao từ 1901 đến nay Nobel Văn Học đã được trao 109 lần nhưng có tới 113 tác giả nhận giải do có 4 lần 2  người đồng đoạt giải.

>>> Cập nhật: Sách văn học hay và mới nhất năm 2021

Chuông Nguyện Hồn Ai (For Whom the Bell Tolls, 1940) Tác Giả: Ernest Hemingway

Chuông nguyện hồn ai được xuất bản 1940, đoạt “Giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu” năm 1941. Tác phẩm thật sự là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ cộng hòa, một cuộc chiến kéo dài từ năm 1936 tới năm 1939. Tác phẩm này lọt vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 của Le Monde thông qua cuộc bầu chọn do nhà sách Fnac của Pháp và báo Le Monde.

Ông Già Và Biển Cả (The Old Man and the Sea, 1952) – Tác Giả: Ernest Hemingway

Ông già và Biển cả là một tiểu thuyết hay đã được đưa vào chương trình học, vì vậy hầu hết mọi người đều khá quen với tựa sách này. Tác phẩm được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Ông già và biển cả là truyện ngắn mang hơi hướng viễn tưởng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Với trí tưởng tượng sáng tạo và khác lạ tác phẩm này xuất sắc đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Và nó cũng góp phần quan trọng để cuốn sách đoạt Giải Nobel văn học năm 1954.

Tình Yêu Thời Thổ Tả (1985) – Tác Giả: Gabriel García Márquez

“Tình yêu thời thổ tả” là một bản cáo trạng đanh thép đối với một xã hội hủ lậu chỉ đánh giá con người dựa trên của cải họ có được. Chính định kiến cố hủ đó đã bóp chết bao mối tình trong sáng và tươi đẹp. Muốn có tình yêu và có hạnh phúc, con người nhất định phải được giải phóng khỏi xã hội đó.

Nhưng tác giả đã không dừng lại ở chỉ một thông điệp này mà ông còn đi xa hơn nữa khi nói rằng: Tình yêu thời thổ tả là sự suy nghĩ về tình yêu của con người ở mọi lứa tuổi. Con người không chỉ yêu nhau khi đang độ thanh xuân mà họ còn yêu nhau khi tóc bạc răng long và trên hết ở tuổi này học yêu chân thực, da diết và si mê hơn.

Trăm Năm Cô Đơn (1967) – Tác Giả: Gabriel García Márquez

Trăm năm cô đơn là câu chuyện về dòng họ Buênđya tồn tại bảy thế hệ, người đầu tiên bị trói vào gốc cây và người cuối cùng đang bị kiến ăn, một dòng họ tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân.
Điều gì khiến "Trăm năm cô đơn" - một tiểu thuyết theo chủ nghĩa "hiện thực huyền ảo", dày tới hơn 600 trang, chỉ kể về câu chuyện loạn luân của một dòng họ ở một ngôi làng "huyền thoại", sách đoạt giải Nobel Văn Học?
 
"Trăm năm cô đơn" là sản phẩm tuyệt vời của hư cấu nghệ thuật của tác giả người Colombia. Với bút pháp "hiện thực huyền ảo", Márquez đã dựng nên một ngôi làng có tên gọi Macondo. Đó là ngôi làng không một người dân nào sống quá ba mươi tuổi và chưa có nghĩa địa, đã từng xảy ra những chuyện hoang đường như cơn mưa hoa trong một đám tang, những con người được hoài thai bởi bướm và bọ cạp, những người có đuôi, có người bay lên trời không trở lại... ở ngôi làng đó, những người con trai và con gái cùng huyết thống đã yêu nhau, lấy nhau, sinh ra những đứa con dị tật có đuôi như lợn hoặc như khỉ!

Chiến Tranh Không Có Gương Mặt Phụ Nữ (1985) – Tác Giả: Svetlana Alexievich

Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ là một trong nhiều cuốn sách về chiến tranh của Svetlana Alexievich. Trong thập niên 1970, tác giả đã đi qua hơn 100 thành phố, thị trấn và các khu dân cư làng mạc, chuyện trò với hàng nghìn phụ nữ Liên Xô - những người đã tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Nga.  Những ký ức được góp nhặt và không ai giống ai nhưng kỳ lạ, chúng liền mạch và như là một câu chuyện không của riêng người nào.

Chiến tranh khi mang khuôn mặt phụ nữ sẽ không chỉ là sự bỡ ngỡ với mùi thuốc súng, là nỗi lo sợ khi đối diện chết chóc mà còn là những chuyện bản năng đàn bà. Phần con gái của họ bị dẹp bỏ từ những điều sơ đẳng nhất, để khoác lên mình những bộ quân phục đàn ông, mang súng, cắt đi bím tóc dài, không được làm điệu, thậm chí thiếu cả đồ lót. Đó còn là những nỗi thèm sống, thèm yêu, thèm được yên bình tận hưởng tiếng chim hót hay tiếng đồng lúa mì rì rào trong gió thay vì tiếng súng. Và cả nỗi thèm khát quê nhà.

Xem thêm: 
Top Sách Văn Học Nước Ngoài Mới Xuất Bản Được Đọc Giả Vô Cùng Yêu Thích
Top 9 Sách Văn Học Kinh Điển Hay Không Thể Bỏ Lỡ Dịp Tết Nguyên Đán 2018

Hồi Ký Chiến Tranh – Tác Giả: Sir Winston Churchill

Là tâm sự chân thành của tướng Charles de Gaulle về con đường ông đã trải qua để vực dậy nước Pháp. Qua ngòi bút bậc thầy, hiện thân của nền văn học hiện đại Pháp, chúng ta cảm nhận được lòng yêu nước sắt son của de Gaulle, sự đơn độc mà ông đã trải qua khi những dự đoán, phân tích và đề xuất thống thiết của ông nhà nước đều bị chối bỏ, nỗi gian truân và cả sự thất vọng trong những ngày tha hương. Với những ảnh hưởng lớn về tư tưởng mà ông đã để lại trên chính trường nước Pháp cho đến ngày nay, cuốn sách văn học này là một kho tư liệu quý nhằm diễn giải những lý do đằng sau những hành động của vị tướng đồng thời cũng là một vị chính khách tài ba này.
 

Từ Thăm Thẳm Lãng Quên – Tác Giả: Patrick Modiano    

Từ Thăm Thẳm Lãng Quên
 
Một câu chuyện bỗng nhiên hiện ra từ quá khứ mịn màng. Lúc nào người ta cũng tự hỏi, làm cách nào, bằng thứ giả thuật kim nào, mà tác giả có thể tạo ra những ký ức tinh xảo đến thế.
Nhưng Jaquenline, Van Bever rồi Peter Rachman, Paris và London của giai đoạn hậu chiến trong "Từ thăm thẳm lãng quên" dần dà làm cho chúng ta hiểu rằng vỏ bọc quá khứ mịn màng hoàn toàn có thể chứa đựng những kỷ niệm đâu đớn đến thế nào, những kỷ niệm ngủ yên nhưng sẽ quay trở lại quấy nhiễu chúng ta sau từng quãng thời gian mười lăm năm. Cuốn sách đã đã tạo nên sự liên kết giữa quá khứ và thực tại, mà hơn thế nữa là mỗi quan hệ giữa các tác phẩm tiểu thuyết khác của Patrick Modiano, rõ nhất là " Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối".

Tên Tôi Là Đỏ (Benim Adım Kırmızı, 1998) – Tác Giả: Orhan Pamuk

Tên tôi là Đỏ - sách đoạt giải Nobel Văn Học 2006, cuốn tiểu thuyết thứ sáu của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk là câu chuyện kể xoay quanh hai vụ án mạng bí ẩn trong giới tiểu họa Istanbul thế kỷ mười sáu, câu chuyện, mà theo John Updike nhận định, đã dùng tới nghệ thuật tiểu họa để khám phá những bí ẩn trong tâm hồn của cả một dân tộc.

Linh Sơn – Tác Giả: Cao Hành Kiện

Linh Sơn là cuốn  tiểu thuyết nổi tiếng  của nhà văn Trung Quốc đoạt Giải Nobel Văn học năm 2000: Tác giả thật sự là con người đa tài trên nhiều lĩnh vực như viết kịch, làm thơ, vẽ, viết lý luận và viết tiểu thuyết. 
Linh Sơn không có truyện đủ đầu đuôi phát triển cùng xung đột, mâu thuẫn tới cao trào theo như chuẩn định. Linh Sơn cũng không có nhân vật (theo chuẩn mực thông thường) với đầy đủ diện mạo, hình hài, cốt cách, cảnh ngộ. Linh Sơn tựa như một gallery những gương mặt thấp thoáng, le lói, vừa thực vừa ảo. Nó như một bức tranh thuỷ mặc đẹp thăm thẳm nhờ những nét chấm phá điêu luyện của người hoạ sĩ. 
Linh Sơn rất hiện đại ở bút pháp, bố cục nhưng cũng đầy khí cốt, hồn phách Trung Hoa. Vừa dân tộc tính, vừa hiện đại, cả hai đều ở mức cao, đó có lẽ là lý do mà tác phẩm này đã được Uỷ ban Giải thưởng Nobel lựa chọn để trao giải.
 

Đất Lành  (The Good Earth, 1931) – Tác Giả: Pearl Buck

Cuốn tiểu thuyết “Đất Lành” (The Good Earth) mô tả đời sống của một nông dân tên là Vương Long (Wang Lung) khởi đầu từ cảnh nghèo khó bước lên địa vị của một chủ đất giàu sang. Anh nông dân này được người vợ giúp đỡ và gia đình này đã tận tụy hy sinh vì bổn phận, vì sự sống còn và vì mảnh đất. Tác giả Pearl Buck đã mô tả cuộc hôn nhân, tình cha mẹ, các tình cảm phức tạp trong gia đình và sự yêu quý mảnh đất và cuộc sống.