Ohsawa Tây Du

Cuốn này thuật lại cuộc phiêu lưu của hai vợ chồng tôi du lịch các xứ phương Tây do một ông vua gọi là “ Văn Minh” cai trị
68.000đ 54.500đ

Tiết kiệm: 13.500đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Ohsawa Tây Du
Ohsawa Tây Du
54.500đ 68.000đ Tiết kiệm: 13.500đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Ohsawa Tây Du


 

Lời Của Tác Giả:

 

Cuốn này thuật lại cuộc phiêu lưu của hai vợ chồng tôi du lịch các xứ phương Tây do một ông vua gọi là “ Văn Minh” cai trị. Tên này đối với họ, hãy hiểu như chữ “Rừng - Rú”.
Trong hai du khách, người chồng 64, còn bà vợ 57 tuổi – chồng tên Jack, vợ là Mitie. Họ đều ở xứ “Thiên Quốc”. Từ bao đời nay, người phương Tây vẫn gọi họ như vậy. Nhưng dân họ không biết đến tên đó.


Thiên Quốc là một xứ rất nhỏ bé, nằm giữa đại dương bao la, đã từng bị người phương Tây chinh phục, đặt dưới sự đô hộ, chia để trị suốt 80 năm trước.

Ông Jack rất thông thạo phong tục và tiếng nói người Phương Tây, nhưng bà Mitie lại là người giữ cách sống cũ, chỉ biết tiếng mẹ đẻ. Bà chưa hề ra khỏi quê hương bao giờ. Cuộc du lịch của hai người gặp nhiều chuyện lạ và cảm động, còn lắm cái lạ hơn cả hành trình của Marco-Polo ở Trung Hoa, hay của Livingstone đi vào giữa Phi Châu. Các bạn xem rất bổ ích và thú vị.


Nếu trong sách này có vài đoạn khó hiểu, phật ý, dễ ghét và khó chịu, đó không phải do lỗi của tôi. Các bạn hãy tìm hiểu cái “tâm trạng cổ lỗ” của hai du khách ấy. Tôi đây, cũng là người hiện đại mất gốc ở Phương Đông, nên khó hiểu tâm trạng cổ lỗ. Tuy nhiên tôi xin ghi lại cho đúng. Bây giờ bạn hãy cố mà hiểu. Có lẽ chìa khóa Thiên Quốc nằm ở chỗ này.

Như các bạn đã biết, có nhiều sách xuất bản ở Pháp, Đức và Mỹ đã bàn về tâm trạng cổ lỗ, cực đơn giản với tính tự nhiên, cách suy tư tỉ mỉ, cả đến chỗ thần bí của tâm trạng ấy có phần trái cách suy nghĩ của người Phương Tây nhưng lại rất thực tiễn, và cũng thần bí làm họ biết nhiều điều mà Phương Tây còn mơ hồ như: tiền kiếp, nhân quả, luân hồi, mười hai giai đoạn của linh hồn, v.v..


Nếu dụng cụ nghiên cứu của chúng ta gọi khoa học (gốc La tinh là Seire) là tinh vi và phân tích, nó dẫn chúng ta càng lúc càng tiến tới một thế giới phức tạp, nguyên tử và tế toái, thì bản năng trí tuệ của người có cái tâm trạng tối cổ ấy (gọi là “sire”, một từ của Thiên Quốc) lại hoàn toàn có thể thấy bằng mắt thường và có tính tổng hợp. Các bạn không thể tưởng tâm lý của họ và ta là hai thái cực. Tâm lý của ta nặng về miêu tả, cấp thời và lý luận, còn tâm lý cổ lỗ thì trừu tượng, vô định hoặc phật tính (Đại thừa). Về điểm này, tôi sẽ đề cập trở lại ở phần sau. Ngôn ngữ của họ không phân định thời gian, không có số nhiều số ít, không mạo từ, không giống đực, giống cái, ngôi thứ cũng không. Ngôn ngữ của họ thường không biết đến chủ và khách thể. Hơn nữa, họ lộn xộn trong tiếng “có” và “không”, “của tôi” và “của anh”, v.v.. Đây có phải ngôn ngữ Cộng – Sản không? Thật ra thì không, trong thực tế, nó dành cho dân cư của một thế giới khác biệt, là thế giới vô tận, vô định, tuyệt đối, là Thiên Quốc.

Có điều kỳ lạ nhất của tiếng người Thiên Quốc là tiếng “dạ – vâng”. Nếu bạn tặng một miếng bít tết cho một người Thiên Quốc, là dân đã ăn chay từ bao nghìn năm qua (vì họ theo Phật giáo), thì họ vẫn nhận vui vẻ chất phác như đứa trẻ. Dù họ biết miếng thịt ấy xắt từ xác của một con vật mà họ yêu như anh em. Nếu họ có nhăn mặt chút ít, cố nuốt trôi miếng thịt, vì họ tự biết đã phạm sát giới trong Đạo. Họ vẫn mỉm cười cố nói: “Ôi, ngon quá!” Lại cảm ơn các bạn vô vàn nữa. Có thể bạn sẽ mắng: “Chà láo thật!”

Chẳng qua đó là sự lễ phép trẻ thơ. Người Thiên Quốc thường có thể chấp nhận mọi sự, dù khó khăn thế nào, họ vẫn vui vẻ kể cả sống hay chết. Đó là sức chịu đựng sự thử thách của họ một cách hoàn toàn, vô điều kiện và rất uyển chuyển. Một học trò ngoan, bao giờ cũng chấp nhận mọi sự thày dạy một cách yên lặng, dù khó hiểu – như con vật chịu trận trên một bàn mổ sống. Nếu người Thiên Quốc có thể chấp và nhập vai hy sinh với một nụ cười, đó là vì triết lý của họ có tính mềm dẻo.

Nếu bạn cho thái độ của họ là giả tạo, thì bạn phải phê bình triết lý của họ – là loại triết lý phát sinh mọi nền văn minh ở Viễn Đông, kể cả Phật, Lão – Khổng – Hồi – Thiên Chúa giáo, v.v... bao gồm văn thơ, đạo đức văn hóa và thẩm mỹ. Bạn có thể đề nghị thêm điều gì vào các điều đó. Hầu hết người Thiên Quốc đều có thể chấp nhận gợi ý của bạn một cách vui thú vì sự dễ tính của họ.

Chính vì sự lễ phép, khiêm nhường và dễ bảo như trẻ thơ mà người Châu Phi và Châu Á đã sống bình an và tự do suốt mấy nghìn năm cho đến khi văn minh Âu Tây đến xâm lăng vào khoảng trên trăm năm trước – Đó là vì họ tình nguyện làm thuộc địa cho người Phương Tây với tính cách kể trên. Nếu ngày nay có nhiều vấn đề nảy sinh với các kiều dân cai trị thì đó có nghĩa là họ bị áp bức, bóc lột quá đáng cả vật chất lẫn tinh thần (của các dân Á – Phi vì không hiểu “tâm trạng cổ lỗ” của họ). Tâm trạng này cũng ăn khớp với Vô song Nguyên lý, nó quá đơn giản, quá tự nhiên ở bề ngoài, nhưng quá thâm sâu, lại rất thực dụng trong sinh hoạt. Nếu so nguyên lý này với biện chứng của Hegel và Marx thì biện chứng của hai ông này chẳng qua chỉ là một phần diễn giải hay một biến thể của nguyên lý ở Viễn Đông, mà cái này là tính phân cực nhất nguyên.

Một thầy tu Dòng Tên, sau khi nghe ông Jack giải thích nguyên lý này, liền bật cười bảo: “Nguyên lý nhất nguyên sao? Thật ngược đời ha ha ha!” Jack đã đọc sách của thầy tu và đánh giá cao ông ấy – nhưng sau đó, khó mà an ủi và khuyến khích Jack, ông đi tìm xem ai có thể hiểu biết chút ít, tán thưởng chút nào về tâm trạng cổ lỗ kia không?

Tâm trạng cổ, như đã trình bày trong bốn tập triết lý đồ sộ của bậc thày Levy – Bruhl, là tâm trạng vốn có của các giống dân Á và Phi Châu da màu – Các sắc dân màu được xem là những dân phiêu lưu, sinh ra từ cùng một miền đất, họ bị ánh sáng mặt trời thu hút đến Phương Đông. Trong khi các giống da trắng, ham phiêu lưu hơn anh em da màu, nên nhắm Phương Tây để xem mặt trời lặn chỗ nào…

Vào cuối cuộc khám phá, người Thiên Quốc định cư trên một quần đảo. Trong khi người Aztecs và Ấn Độ, dừng lại ở Trời Tây, họ là tổ tiên của người Thiên Quốc.


Dù sao, tôi muốn thuật lại đích xác câu chuyện của ông Jack và bà Mitie khi họ phiêu bạt trong khu rừng vẫn gọi là “văn minh”.

Tôi còn muốn gán cái bí danh cho ông Jack là “phù thủy”.


George Ohsawa
Paris 1956.

Các bài viết liên quan:

Nhà sách NewShop xin trân trọng giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét