Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học

Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học

Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học - ghi lại cuộc đối thoại lớn giữa Jean-François Revel và Mathiew Ricard - một cuộc đối thoại giữa Triết học phương Tây và Phật giáo phương Đông.
140.000đ 135.800đ

Tiết kiệm: 4.200đ (3%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học
Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học
135.800đ 140.000đ Tiết kiệm: 4.200đ (3%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học
 
Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học

Nhà Tu Hành & Nhà Triết Học
ghi lại cuộc đối thoại lớn giữa Jean-François Revel và Mathiew Ricard - một cuộc đối thoại giữa Triết học phương Tây và Phật giáo phương Đông.

M.R đại diện cho Phật giáo. Ông từng là tiến sĩ Sinh học phân tử nhưng sau đó lại rời Paris để đến Darjeeling ở Ấn Độ theo học các bậc linh sư Tây Tạng, một cuộc học đạo lâu dài dẫn đến một sự cải đổi thực sự sang đạo Phật.
J.F đại diện cho Triết học và là cha của M.R. Ông là một nhà triết học và nhà bình luận chính trị có ảnh hưởng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.

Jack Miles viết lời tựa cho cuốn sách và nói rằng "Họ trò chuyện về các tư tưởng, nhưng từ đầu đến cuối là một cuộc trò chuyện thân thiết. Hai người bất đồng gay gắt về những vấn đề mà người kia coi là hết sức quan trọng, nhưng cả hai vẫn quan tâm đến nhau như quan tâm đến kết quả của cuộc tranh luận..."

J.F : Vậy ý thức đó từ đâu mà có, kể cả cái (ý thức - ND) rất sơ khai trong vi sinh vật?

M.R : Phật giáo trả lời bằng cách nói rằng cái ý thức ấy chỉ có thể bắt nguồn từ một kiếp trước, phù hợp với luật “bảo tồn ý thức” không tương tự như sự bảo toàn năng lượng trong thế giới vật chất.

J.F : Dĩ nhiên, đó không phải là cái mà khoa học có thể nghĩ.

Sau cuộc tranh luận kéo dài với nhiều vấn đề như "Tinh thần tôn giáo và tinh thần thế tục", "Không ngoan, khoa học và chính trị", hay như "Truy tìm nguồn gốc của bạo lực", "Phật giáo và sự chết"... thì cả hai đều có những kết luận của riêng mình:

J.F - nhà triết học tóm lược rằng " ...Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội ẩn dật thụ động của nhà Phật chỉ là một huyền thoại...Nền tảng lí thuyết của sự không ngoan nhà Phật đối với tôi dường như không được chứng minh và không thể chứng minh được....Phương Tây đã ca khúc khải hoàn trong khoa học, nhưng không còn có những hệ thống đáng tin cậy hoặc về khôn ngoan, hoặc về đạo đức...Sự khôn ngoan không dựa trên niềm xác tín khoa học, và sự xác tín khoa học không dẫn đến khôn ngoan. Cả hai, tuy nhiên, đều tồn tại, mãi mãi không thể thiếu, mãi mãi tách biệt, mãi mãi tương hỗ."

M.R - nhà tu hành thì kết luận rằng : "Phật giáo giờ đây có thể dành được vị trí xứng đáng của mình trong lịch sử của khoa học và tư tưởng. Nhưng cái hay là mặc dù Phật giáo thời xưa có thể đã phát triển một lí thuyết về nguyên tử chi tiết và nhất quán hơn lí thuyết của Democritus, thì giá trị của nó không chỉ nằm trong một vài quan điểm tri thức luận. Phật giáo đưa ra một khoa học về tâm trí, một khoa học suy tưởng chiêm nghiệm hoà điệu với thời đại ngày nay hơn bao giờ hết - và nó luôn luôn là như vậy - bởi nó giải quyết những cơ cấu căn bản nhất của hạnh phúc và khổ đau."

 
Nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu!
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét