Lược Khảo Việt Ngữ

Lược Khảo Việt Ngữ

Lược Khảo Việt Ngữ - Tuy ra đời từ thế kỉ XVII, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo Thiên Chúa mà triều đình phong kiến Việt Nam, cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, lại thi hành chính sách cấm đạo nên chữ quốc ngữ không thể phát triển.
70.000đ 67.900đ

Tiết kiệm: 2.100đ (3%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Lược Khảo Việt Ngữ
Lược Khảo Việt Ngữ
67.900đ 70.000đ Tiết kiệm: 2.100đ (3%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Lược Khảo Việt Ngữ

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học.

Nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước, những quan sát, nghiên cứu về tiếng Việt còn rất sơ sài. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó.

Trước hết, vì chức năng xã hội của tiếng Việt thời cổ trung đại còn hạn chế nên nhu cầu phải nghiên cứu nó không cao.


Thứ hai, muốn nghiên cứu tiếng Việt phải có phương tiện là chữ viết phát triển nhưng trong khi đó, cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời kì này đều có những hạn chế nhất định.

Ở Việt Nam, không mấy người có đủ trình độ tiếng Hán để có thể dùng chữ Hán để ghi lại những quan sát của mình về tiếng Việt. Những người có thể lưu bút cho đời như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm thì thật là hiếm. Chính người Trung Quốc đã dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt và làm ra cuốn từ điển đối chiếu đầu tiên là An Nam dịch ngữ. Còn về chữ Nôm thì, ông cha ta chỉ có thể gửi gắm những quan sát, suy nghĩ của mình về tiếng Việt qua sự cấu tạo của chữ Nôm, chứ bản thân chữ Nôm chưa thể trở thành phương tiện để miêu tả các phương diện của tiếng Việt, mặc dù nó đã góp phần hình thành nên một loạt từ điển đối chiếu Hán–Việt các loại (chi tiết xem chương II của cuốn sách này).


Chữ quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ XVII, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo Thiên Chúa mà triều đình phong kiến Việt Nam, cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, lại thi hành chính sách cấm đạo nên chữ quốc ngữ không thể phát triển, truyền bá rộng rãi.

Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc là những nước đồng văn mà truyền thống ngôn ngữ học Trung Hoa chỉ xoay quanh âm vận học, huấn hỗ học, tự thư học cho nên cái phông lí thuyết để miêu tả tiếng Việt thời kì này cũng chỉ xoay quanh âm, chữ và nghĩa mà thôi.


Lê Quý Đôn (một nhà bác học của Việt Nam thế kỉ XVIII) đã đóng góp cho lịch sử văn hoá nước nhà trên nhiều mặt như triết học, lịch sử, văn học,… Những suy nghĩ, quan sát của ông về ngôn ngữ cũng rất phong phú, giá trị, nhưng dẫu sao vẫn chưa vượt qua được cái phông chung của thời đại. Tuy nhiên, trong thời cổ trung đại đã có những công trình về ngữ pháp và tiếng Việt mang tinh thần khoa học của phương Tây. Đó là Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh và Từ điển Việt–Bồ–La của Alexandre de Rhodes, Từ điển Việt – La của Pigneaux de Béhaine, Nam Việt Dương Hiệp tự vị của Taberd. Nhưng vì những tác phẩm này không được in ở Việt Nam nên tác động của chúng đối với người Việt rất hạn chế.

Mặc dù sự tác động của nhân tố bên ngoài là cần thiết và quan trọng nhưng Việt ngữ học chỉ có thể phát triển mạnh mẽ và vững chắc nhờ vào nội lực của mình. Đó là điều mà chúng ta có thể chứng kiến ở giai đoạn cận hiện đại. Giai đoạn cận hiện đại có thể chia thành hai thời kì nhỏ: giai đoạn cận đại (thời Pháp thuộc) và giai đoạn hiện đại (từ năm 1945 đến nay).

Đặc điểm chung của giai đoạn cận đại là: *Việt ngữ học được nghiên cứu theo tinh thần của ngôn ngữ học phương Tây và ngôn ngữ học hiện đại của thế giới *Tiếng Việt vươn lên làm phương tiện diễn đạt những thành tựu Việt ngữ học, nó dần trở thành phương tiện chính, với số lượng tài liệu được viết bằng tiếng Việt nhiều hơn hẳn những tài liệu được viết bằng các ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,… *Số người Việt tham gia nghiên cứu tiếng Việt càng ngày càng đông, họ trở thành bộ phận chủ yếu, nhiều người lấy nghiên cứu tiếng Việt làm nghề chính của mình.*

Giai đoạn cận đại là giai đoạn vận dụng quan điểm học thuật châu Âu vào nghiên cứu tiếng Việt. Cho đến cuối thế kỉ XIX, ở châu Âu, phái Tân ngữ pháp giữ vai trò thống trị, ngữ pháp Latin từ thời Đô-na-tut vẫn còn ảnh hưởng lớn. Những người châu Âu tới Việt Nam đã đem quan điểm học thuật vốn có vào miêu tả tiếng Việt. Những người Việt Nam tiếp thu truyền thống ngôn ngữ học châu Âu cũng làm việc theo tinh thần đó.

 

Các bạn có thể tham khảo :

Nhà sách Newshop hân hanh mời bạn đọc!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét