Đối Thoại Với Hoa

Đối Thoại Với Hoa

Đối Thoại Với Hoa - là tập tiểu luận phê bình thứ bảy của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả
129.000đ 103.200đ

Tiết kiệm: 25.800đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Đối Thoại Với Hoa
Đối Thoại Với Hoa
103.200đ 129.000đ Tiết kiệm: 25.800đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Đối Thoại Với Hoa

Đối Thoại Với Hoa là tập tiểu luận phê bình thứ bảy của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả. Đây cũng là cuốn thứ ba trong bộ ba tác phẩm cùng chủ đề, mà hai cuốn trước là Đánh đường tìm hoa (2010) và Mặt người mặt hoa (2012) đều do NXB Văn hóa – Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.

Thật khó xác định một thể loại nhất quán trong những cuốn sách gần đây của Nguyễn Thị Minh Thái: có tiểu luận phê bình, phỏng vấn, trao đổi, có ký sự nhân vật, chân dung và cả hồi ức…; trong đó đối thoại là cái mạch vừa hiển lộ vừa ẩn tàng, làm sợi dây nối kết những trang văn: đối thoại giữa tác giả và nhà báo, giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận, giữa người sáng tác và nhà phê bình, đồng thời là tự đối thoại ngay bên trong tâm thức của người cầm bút. Văn học – báo chí – sân khấu, là cái trục mà cuộc đời và nghề nghiệp của bà sẽ xoay quanh và để lại dấu ấn sâu đậm trong những trang viết. Sự kết hợp vốn kiến văn với thực tiễn của nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật trình diễn rồi sẽ làm nên thế mạnh của ngòi bút này. Điều đó không chỉ nhờ quá trình được đào tạo và tự đào tạo dài lâu mà còn nhờ cái sống đầy say mê với thế giới văn chương và sân khấu.

Trong lĩnh vực nghệ thuật, đời sống văn hóa của dân tộc là đất đai màu mỡ cho sự ra đời và phát triển của các loại hình độc đáo: rối nước, chèo, tuồng, cải lương… Nguyễn Thị Minh Thái không ngần ngại dấn bước vào những lĩnh vực đó, không chỉ để hiểu sự tương tác với thể loại kịch hiện đại mà còn để thỏa lòng đam mê nghệ thuật của mình và để hiểu sâu sắc hơn tâm hồn dân tộc. Bà cũng không bàng quan với những hiện tượng mới trong điện ảnh, hội họa, âm nhạc, múa… để làm tròn tư cách của một người mê mải dõi theo đời sống nghệ thuật đương đại của đất nước.

Sáng tạo nghệ thuật chủ yếu không mô phỏng cuộc đời, nhưng cuộc đời chắc chắn tìm thấy bóng mình trong nghệ thuật đích thực. Những vui buồn, đau khổ, bức xúc trong nghệ thuật và về nghệ thuật cũng chính là những vui buồn, đau khổ, bức xúc với cuộc đời nói chung. Cọ xát với dòng đời cuộn chảy, ngòi bút Nguyễn Thị Minh Thái không ngần ngại đưa ra những phản biện với những vở hài kịch tầm thường, những chương trình truyền hình thực tế sao chép dễ dãi, những thảm họa truyền thông online, những biểu hiện của tình trạng sa sút trong đời sống văn hóa ở đô thị - điều mà bà gọi là “sự đảo lộn về chuẩn thẩm mỹ”. Những người trong cuộc thoạt đầu có thể khó chịu và cảm thấy phật ý với cách viết, cách nói có phần gay gắt, thậm chí hơi gây hấn của bà, nhưng rồi cũng chấp nhận những ý kiến ấy vì hai lẽ: bà chỉ nói lên sự thực một cách thành tâm mà không hề “phủ nhận sạch trơn”; và bà cũng chưa hề truy đến cùng nguồn cơn của thực trạng chính là sự phản ứng lại một “chuẩn thẩm mỹ độc tôn” được du nhập trái với thẩm mỹ ôn nhu và hiếu hòa của dân tộc.

Đọc lại những bài viết của Nguyễn Thị Minh Thái được tập hợp trong những cuốn sách dày dặn, có thể nói rằng trong bốn thập niên gần đây, ở nước ta, hiếm có nhà phê bình nào đồng hành với đời sống văn hóa nghệ thuật một cách kiên trì và nhiệt tâm như thế. Nói riêng trên lĩnh vực sân khấu, ít có cây bút nào viết được nhiều và kỹ lưỡng như bà. Bà viết về công cuộc dàn dựng của những đạo diễn nổi tiếng lẫn thử nghiệm nghệ thuật của những nghệ sĩ trẻ đầy triển vọng, về sáng tác của một vài quan chức văn nghệ lẫn những bài thơ và trang văn lóe sáng của những tài năng mới định hình. Vượt qua đôi chỗ thù tạc, xuê xoa và văn phong báo chí, những bài viết của Nguyễn Thị Minh Thái về cả kịch bản lẫn vở diễn Quẫn, Rừng trúc, Hồn Trương Ba – da hàng thịt… có sức thuyết phục đối với công chúng. Phê bình như vậy không phải là thứ tầm gửi hay vật trang điểm, mà là tiếng nói nối dài ý nghĩa và sức sống của nghệ thuật trên nền tảng của văn hóa

Là nhà giáo, nhà báo, nhà phê bình, lại đồng thời là nhà thơ, nhà viết văn xuôi, Nguyễn Thị Minh Thái biết cách thay đổi điểm nhìn trong trang viết của mình khi cần thiết. Có lúc bà nhìn trực diện vào sân khấu để nắm bắt toàn cảnh; có lúc bà ở hậu trường để nhìn thấy bếp núc của lao động nghệ thuật; lại có lúc bà đứng bên cạnh nhà văn, đạo diễn, nghệ sĩ, nghệ nhân để ghi nhận và sẻ chia tâm tình của họ. Những trang viết đầy cảm xúc của Nguyễn Thị Minh Thái về Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Thương Huyền, Trần Hoạt, Nguyễn Đình Nghi, Đình Quang, Xuân Trình, Dương Ngọc Đức, Đoàn Bá, Huỳnh Nga, Đoàn Anh Thắng, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hà Thị Cầu, Thanh Ngoan, Lê Khanh… cho thấy điều đó. Thử đọc một đoạn viết về đám tang của Lê Dung:

“Không gian lễ tang ngập tràn tiếng hát của Lê Dung, trong những ca khúc đưa tiễn chính mình; người đàn bà hát cô đơn, khi nằm xuống đầu năm 2001, đã không thấy một người tình nào có mặt trong tang lễ mình, trọn vẹn từ đầu đến cuối”.

Huống chi nay đã gần hết hai thập niên đầu của thế kỷ Hai mươi mốt, trước bao nhiêu xáo trộn và phân rã giữa cảnh đời và trong lòng người, người đàn bà cầm bút đa đoan Nguyễn Thị Minh Thái chắc không dễ ung dung thưởng trà và mộng dưới hoa cho đến hết mùa sen, như thơ bà đã viết: Đầm sen vắng hoe/ hè qua/ để lại thẫm xanh/ tầng tầng lá già/ và để lại/ nỗi buồn còn già hơn lá/ nở muộn phiền trong lác đác hoa…

HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Trích Văn hóa - ảo và thực

“Có một khoảng trống đáng kể trong đời sống phê bình văn học nghệ thuật nước nhà nhường chỗ cho truyền thông thao túng. Có một sự lên ngôi vô tội vạ của những sản phẩm văn hóa ít giá trị và kém thẩm mỹ. Có một sự chi phối và lũng đoạn của công nghệ tạo ra scandal để nổi tiếng. Có một sự ngộ nhận từ không ít người làm nghề… Thật giả, vàng thau lẫn lộn”

Trích Phan Đăng giời đày làm báo

“Phan Đăng có gì đó giống trường hợp Nguyễn Bính, thi sĩ biết rõ số phận mình, “giời đày làm thơ”. Theo nghiệm sinh riêng tôi, rút ruột từ việc hành nghề báo đã quá nửa đời người, thì đồng nghiệp trẻ Phan Đăng, có lẽ cũng bị giời đày… làm báo. Bị giời đày làm thơ, theo cách lý giải Nguyễn Bính, thoáng tưởng là trực giác cảm tính, nhẹ bẫng như cười một nụ. Song, nghĩ cho cùng, lại đựng chứa một nhận thức hữu lý, kiểu tư duy Pháp, chứ không ở cái vẻ ngoài bình dân, được diễn tả tươi rói dân gian, theo tư duy trọng tình kiểu Việt, trong mấy chữ khoát hoạt: giời đày làm thơ.

Đem cái lý cắc cớ của chính Nguyễn Bính về số phận thi sĩ mà chiếu vào nghề báo, thì thấy số phận Phan Đăng, nhà báo trẻ của làng báo Việt thế kỷ 21, có thể cũng bị… giời đày làm báo theo cách riêng của chính thế kỷ này!”.

Trích Tìm lại công chúng bằng sân khấu hài tử tế

“Sau một thời gian lẽo đẽo chạy theo sau khán giả, việc khán giả quan tâm đến hài kịch, dù là hài trên sân khấu tươi sống, hay hài “đóng hộp” trên truyền hình, cũng đều là tín hiệu đáng mừng. Tất nhiên, mừng nhiều mà thất vọng cũng không ít vì tiếng cười trào phúng đang ít đi, còn những hành vi gây cười rẻ tiền, câu khách lại trở nên phổ biến.

Khá nhiều công chúng hài kịch không chịu nổi việc các nghệ sĩ nam thi nhau giả gái trên truyền hình. Rồi không ngần ngại đem chuyện đời tư, chuyện phòng ngủ ra đùa bỡn, phô phang, kiểu lạy ông tôi ở bụi này. Và không ngại “tố khổ”, bêu riếu người bạn đời của mình, khi tình yêu hoặc tình vợ chồng đổ vỡ, ly tán. Và sau đấy, không ngần ngại cãi vã, kiện tụng. Người biểu diễn chẳng những không xấu hổ mà còn cảm thấy thích thú. Một nghệ sĩ hài đã bình luận rất xác đáng về việc này “gây cười bằng đời tư là giỡn mặt người xem”. Giỡn là một từ chuẩn, theo đúng cách dùng phương ngữ Nam bộ”.


Newshop trân trọng giới thiệu đến bạn:
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét