Đi Tìm Kho Báu Vô Hình

Đi Tìm Kho Báu Vô Hình

Đi Tìm Kho Báu Vô Hình - Đến với vốn liếng văn hóa như một nhu cầu tự thân, nhóm tác giả hiểu sâu sắc giá trị của di sản văn hóa và có tình yêu bất diệt với công việc mình làm.
140.000đ 119.000đ

Tiết kiệm: 21.000đ (15%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Đi Tìm Kho Báu Vô Hình
Đi Tìm Kho Báu Vô Hình
119.000đ 140.000đ Tiết kiệm: 21.000đ (15%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Đi Tìm Kho Báu Vô Hình 

Lần giở những trang bút ký điền dã sưu tầm ca dao dân ca của hai ông bà Lê Giang - Lưu Nhất Vũ, tự nhiên thấy thương cho những người làm văn hóa ở xứ mình. Đến với vốn liếng văn hóa như một nhu cầu tự thân, họ hiểu sâu sắc giá trị của di sản văn hóa và có tình yêu bất diệt với cong việc mình làm. Thành ra mỗi việc họ làm ra đều kết thành giá trị tiếp nối cho thế hệ mai sau.

Đã lâu rồi người ta không nhắc đến cụm từ "lương tâm chức nghiệp" nữa. Nhưng khi đọc những trang viết của nhà thơ Lê Giang trong tập
Đi Tìm Kho Báu Vô Hình kể lại các lần lặn lội về miệt thứ Kiên Giang tìm vào thôn xóm nghèo heo hút, hẹn gặp những ông già bà cả cong thuộc câu hát câi hò rồi kéo nài kiếm cớ để người ta hát, rồi ghi âm, tự nhiên nghĩ lương tâm chức nghiệp vẫn đang thể hiện qua những con người như vậy, những việc làm như vậy.

Mà có tình yêu nào không hi sinh, tình yêu sưu tầm ca đao dân ca cũng khiến "cặp đôi" Lê Giang - Lư Nhất Vũ trèo đèo lội suối, lên bờ xuống ruộng lắm phen. Như cái lần sưu tầm dân ca ở Gò Công Đông hồi năm 1980 tìm nhà ông Nguyễn Văn Bảy (lúc đó đã 77 tuổi) phải đi qua những đoạn đường sình lầy ngập lút bánh xe, phải nhờ xe trâu chở giùm xe Honda 67. Vậy mà đến nơi lại gặp lúc ông Bảy đang bận đưa thằng cháu bị té sông vô biện viện cấp cứu. Lần thứ hai trở lại, ông Bảy đã hát để thu âm cái câu "Con rắng không chưn nó đi năm rừng bảy rú / Con gà không vú nó nuôi được chín mười con / Phải chi nhan sắc em còn..." hay đứt ruột. Hay như có lần ở Kiên Giang, nhóm sưu tầm dân ca tìm đến cả ngôi chùa Tam Bảo để nhờ nhà sư trụ trì có thuộc câu ca nào không thì ghi âm. Và thật bất ngờ, nhà chùa thuộc cả bài lý Con gà mái tơ mà theo lời của Lê Giang thì điệu lý này "đứng trang trọng trong hàng ngũ những điệu lý hay của Nam bộ".

Đến nay, cái kho ấy đúng là báu thật. Nhưng chưa hẳn vô hình. Bởi mới hôm qua nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng vừa cho biết ông đang lục lại một trong số kho báu ấy, tức là hệ thống lại các câu ca, hò, vè của dân ta về nghề biển, về biển đảo, về đường thủy xuôi Nam ngược Bắc của dân ta từ mấy trăm năm trước. "Tất cả có trong các câu hát của người dân mình hết đó, sâu sắc lắm" - ông Trảng hào hứng nói. Hi vọng cái kho báu đó, từng lời ăn tiếng nói của dân mình sẽ vẫn còn được chắt chiu gìn giữ, cho dù lịch sử có biến động thế nào.

 

Nhà sách NewShop xin trân trọng giới thiệu!

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét