Combo Vi Điều Khiển (Bộ 6 Cuốn)

Combo Vi Điều Khiển (Bộ 6 Cuốn)

Combo Vi Điều Khiển (Bộ 6 Cuốn) - Bộ sách sẽ cung cấp kiến thức tổng hợp về cấu hình kit thực hành vi điều khiển và các phương thức thực hành module
804.000đ 643.200đ

Tiết kiệm: 160.800đ (20%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 10k
Giảm 5k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Vi Điều Khiển (Bộ 6 Cuốn)
Combo Vi Điều Khiển (Bộ 6 Cuốn)
643.200đ 804.000đ Tiết kiệm: 160.800đ (20%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Vi Điều Khiển (Bộ 6 Cuốn) 

1. 
Vi Điều Khiển Và Ứng Dụng Hướng Dẫn Sử Dụng Arduino 

Arduino thực sự đã gây sóng gió trên thị trường người dùng trên toàn thế giới trong vài năm gần đây, số lượng người dùng cực lớn và đa dạng với trình độ trải rộng từ bậc phổ thông lên đến đại học.

Làm cho ngay cả những người tạo ra chúng phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến.Tuy nhiên tại Việt Nam Arduino vẫn còn chưa được biết đến nhiều, các tài liệu liên quan đến nó vẫn còn rất hạn chế.

Sau một thời gian tìm hiểu tác giả đã biên soạn cuốn sách này cung cấp cho bạn đọc một lượng kiến thức cơ bản nhất về Arduino cũng như các ứng dụng thực tế.

2.
 Vi Điều Khiển Và Ứng Dụng - Arduino Dành Cho Người Tự Học 
 
Arduino là một công cụ để thực hiện các ứng dụng tương tác, được thiết kế để nhằm làm đơn giản những tác vụ dành cho những người mới bắt đầu sử dụng vi điều khiển cho nhiều mục đích (như tạo Robot, trang trí quảng cáo sử dụng LED, quang báo, điều khiển động cơ, điều khiển nhiệt độ, áp suất độ ẩm...). Arduino được lắp ráp với các linh kiện điện tử, thiết bị điện… tương tự như trò chơi lắp ráp Lego, nhưng Arduino vẫn đủ linh hoạt cho các chuyên gia phát triển các dự án phức tạp.

Vào năm 2008, Arduino bắt đầu được một số thành viên trong các cộng đồng giới thiệu trên các trang mạng nhưng cũng chỉ phát triển gói gọn trong một số chuyên viên mà thôi. Tới năm 2011 tình hình sáng sủa hơn, cuộc thi Robocon tại Việt Nam góp phần phát triển nhanh hơn việc sử dụng Arduino từ những nhóm sinh viên mê say tham gia Robocon. Hầu như các robot thi Robocon hiện tại đều ít nhiều sử dụng Arduino cùng các bo mạch mở rộng cho nó. Tại Việt Nam, Arduino chủ yếu được nghiên cứu và ứng dụng tại các trường Đại Học. Nếu chịu khó tra cứu từ khóa Arduino trên mạng, bạn sẽ truy cập không biết bao nhiêu trang web cho phép bạn tải về các Ebook cũng như các bài hướng dẫn (tutorial) kiểu bắt tay chỉ việc, học lập trình điều khiển Arduino từ cơ bản đến nâng cao. Nhờ vậy, tại các nước phát triển Arduino đã xâm nhập đến cả những học sinh mới học cấp 3 sử dụng cả Iphone, Ipad để điều khiển từ xa máy bay, vật thể không người lái, các mạch báo động lắp ráp trong nhà, lắp ráp các loại robot khác nhau trong khi các học sinh đó không được trang bị sâu kiến thức Điện-điện tử so với các các sinh viên chuyên ngành. Nhiều mạch điện tử trong số đó đủ hàm lượng học thuật để làm các đề tài tốt nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Điện-Điện tử.

Cuốn sách này được soạn nhằm giúp người mới bắt đầu làm quen với vi xử lý, điều khiển, những kỹ sư ra trường đã lâu không có điều kiện cũng như thời gian để hiểu những lệnh rối rắm, phức tạp của các họ vi xử lý, vi điều khiển thì nay có thể áp dụng các kiến thức trong sách để tự học, lập trình điều khiển nhiều mạch điện tử ứng dụng trong công nghiệp cũng như dân dụng. Nhiều lợi ích mà họ có thể nhận được từ việc học cách sử dụng lập trình điều khiển trên nền tảng Arduino qua việc áp dụng triết lý của những người sáng lập ra nó.

Cuốn sách này ban đầu được các tác giả dự định được viết cho những người bắt đầu làm quen với Điện-Điện tử, các học sinh trung cấp nghề cũng như các học sinh cấp 3 có thể khai thác và ứng dụng Arduino trong điều khiển. Nhưng càng đi sâu, vấn đề càng trở nên phức tạp bởi hai nguyên nhân chính sau:

Việc xử lý hình ảnh minh họa mất rất nhiều thời gian, việc chụp các mạch điện lắp ráp các linh kiện với bo mạch bằng máy ảnh không đạt do ảnh không rõ nét trong quá trình in ấn. Việc vẽ hình minh họa bằng các phần mềm chuyên dùng như CorelDraw hay Adobe Illustrator thì có thuận lợi là ảnh rất rõ nhưng mất rất nhiều thời gian.

Nếu chỉ lập trình Arduino cho việc điều khiển LED, tạo các hiệu ứng cho LED thì đáp ứng được đối tượng đề ra ngay từ đầu nhưng sẽ làm người học hiểu sai sức mạnh của Arduino là chỉ có điều khiển LED trong quáng cáo.

3. 
Vi Điều Khiển và Ứng Dụng Giáo Trình Thực Hành PIC 
 
Tài liệu được biên soạn thành 10 chương:

Chương 1: Cấu hình kit thực hành vi điêu khiển.

Chương 2: Sử dụng phần mềm CCs và PICKIT.

Chương 3: Thực hành module 1: 32 LED đơn dùng thanh ghi dịch 74HC595, nút nhấn, bàn phím ma trận.

Chương 4: Thực hành module 2: 4 LED đoạn anode chung dùng thanh dịch  74HC595 , Timer/counter.

Chương 5: Thực hành module 3: 8 LED 7 đoạn anode chung kết nối theo phương pháp quét dung thanh ghi dịch MBI5026, Time/Counter.

Chương 6: Thực hành module 4: LCD 20X4, GLCD 128X64 dùng thanh ghi dịch MBI5026.

Chương 7: Thực hành chuyển đổi tương tự sang số ADC, các cảm biến.

Chương 8: Thực hành module 5: Real time DS13B07...

Chương 9: Thực hành module 6: động cơ bước, động cơ DC bvaf encoder, PWM, điều khiển PID.

Chương 10: Thực hành module 7: điều khiển LEd ma trận 2 màu.

4. 
Giáo Trình Vi Điều Khiển PIC - Lý Thuyết Và Thực Hành

Chương 1:Đặc tính cấu trúc, chức năng các port 
Chương 2: Tổ chức bộ nhớ, thanh ghi
Chương 3: Lệnh hợp ngữ
Chương 4: Ngôn ngữ lập trình C
Chương 5: Giao tiếp LED, LCD, phím đơn, ma trận phím
Chương 6: Timer - Counter
Chương 7: Chuyển đỏi tín hiệu tương tự sang số
Chương 8: Ngắt 
Chương 9: Điều chế độ rộng xung - PWM
Chương 10: Truyền dữ liệu UART

5. 
Giáo Trình Vi Điều Khiển ARM. Hướng Dẫn Sử Dụng STM32

 
Phần 1: Gồm 7 chương lý thuyết từ chương 1 đến chương 7

CHƯƠNG 1: CÀI ĐẶT
Trong phần 1 được hướng dẫn cài đặt các công cụ phần mềm cần thiết để lập trình ARM qua 7 bài tập sau:

BÀI TẬP 1: CÀI ĐẶT STM32CUBEMX. BÀI TẬP 2: CÀI ĐẶT KEIL C V5.
BÀI TẬP 3: CÀI ĐẶT PACKAGE STM32F10X TRÊN STM32CUBEMX VÀ KEIL C.
BÀI TẬP 4: KẾT NỐI MẠCH NẠP ST-LINK V2 VỚI STM32F103.
BÀI TẬP 5: SỬ DỤNG STM32CUBEMX VÀ KEIL C LẬP TRÌNH CHO STM32.
BÀI TẬP 6: SỬA LỖI CHƯƠNG TRÌNH STM32F103 TRÊN KEIL C.
BÀI TẬP 7: TÍCH HỢP THƯ VIỆN NGOẠI VI TIÊU CHUẨN STM32F4XX VỚI MIKRO C PRO CHO ARM.

CHƯƠNG 2: PHẦN CỨNG BÊN TRONG STM32
Tìm hiểu về một số phần cứng hỗ trợ bên trong STM32. Kiểm tra việc sử dụng và vận hành hai timer giám sát khác nhau - Bộ giám sát độc lập (Independent Watchdog - IWDG) và Bộ giám sát cửa sổ (Window Watchdog - WWDG) và các tùy chọn xung nhịp thường có trong vi điều khiển STM32…

CHƯƠNG 3: CÁC TIMER TRÊN STM32
Khảo sát chi tiết chức năng của Timer-Counter tích hợp trong vi điều khiển, cách sử dụng Timer-Counter để định thời và đếm sự kiện.

CHƯƠNG 4: BỘ BIẾN ĐỔI ADC TRONG STM32

CHƯƠNG 5: BỘ BIẾN ĐỔI DAC TRONG STM32

Chương 4 và 5 khảo sát chi tiết chức năng của bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số (ADC) và số sang tương tự (DAC) tích hợp trong vi điều khiển, cách sử dụng ADC và DAC để chuyển đổi các tín hiệu tương tự như cảm biến nhiệt… để thực hiện các ứng dụng đo… cảnh báo trong điều khiển và nhiều ứng dụng khác.

CHƯƠNG 6: DMA VỚI STM32
Trong nhiều project MCU bạn cần đọc và ghi dữ liệu. Chẳng hạn đọc dữ liệu từ thiết bị ngoại vi như ADC và ghi các giá trị đọc được vào RAM. Hoặc trong trường hợp khác cần gửi một khối dữ liệu sử dụng SPI. Thực hiện đọc dữ liệu từ RAM và ghi nó vào thanh ghi SPI data. Bình thường nếu sử dụng CPU để làm việc này thì nó sẽ bị mất một khoảng thời gian đáng kể để xử lý. Trong những trường hợp này, để tránh việc CPU bận rộn và dành thời gian cho những thao tác khác thì ở những MCU phổ biến đều có hỗ trợ DMA (Direct Memory Access). Nó sẽ thực hiện việc giao tiếp với memory mà không cần dùng đến CPU. STM32 cũng vậy, việc tìm hiểu DMA là không thể bỏ qua.

CHƯƠNG 7: RTC BÊN TRONG STM32
STM32 là một trong những MCU có các mô-đun RTC tích hợp không yêu cầu hỗ trợ phần cứng bổ sung. Về cơ bản, RTC là timer, nhưng khác với các bộ hẹn giờ khác của MCU, RTC có độ chính xác cao hơn nhiều. Bài tập này trình bày các tính năng cơ bản của RTC bên trong STM32 và cách sử dụng RTC này trong các ứng dụng lưu trữ thời gian.

CHƯƠNG 8: THỰC HÀNH VỚI ARM
Chủ yếu là các bài tập thực hành giúp sinh viên củng cố các kiến thức đã học (lý thuyết) từ ARM. Các đoạn mã lập trình (code) trong các bài tập đều có những giải thích giúp người học hiểu rõ các lệnh. Các bạn sẽ được hướng dẫn qua 9 bài tập cơ bản sau:

BÀI TẬP 1: CÀI ĐẶT CÔNG CỤ PHẦN MỀM. BÀI TẬP 2: BẬT SÁNG LED KẾT NỐI VỚI GPIO.
BÀI TẬP 3: ĐỌC TRẠNG THÁI CHÂN GPIO. BÀI TẬP 4: TẠO HÀM DELAY VỚI SYSTEM TIMER.
BÀI TẬP 5: GIAO DIỆN SPI. BÀI TẬP 6: GIAO DIỆN I2C. BÀI TẬP 7: THỰC HÀNH VỚI LCD 16X2.
BÀI TẬP 8: ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ. BÀI TẬP 9: GIAO TIẾP MÔ ĐUN BLUETOOTH VỚI STM32.

6. 
Vi Xử Lý Và Vi Điều Khiển 

Vi Xử Lý Và Vi Điều Khiển gồm 10 chương chủ yếu thực hành lập trình điều khiển và hiển thị vơi các linh kiện điện tử thường gặp như: Led đơn,Led 7 đoạn, LCD, Động cơ DC, Động cơ bước, Chuyển đổi AD, Giao tiếp bàn phím-ma trận. Ngoài ra bạn đọc còn dược thực hành với hai chủ đề tương đối khó khi làm việc với vi xử lý là: Truyền thông nối tiếp và ứng dụng ngắt.

Newshop hân hạnh giới thiệu!
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét