Combo Sách Tiểu Truyện Danh Nhân (Bộ 5 Cuốn)

Combo Sách Tiểu Truyện Danh Nhân (Bộ 5 Cuốn)

Combo Sách Tiểu Truyện Danh Nhân (Bộ 5 Cuốn)
370.000đ 351.500đ

Tiết kiệm: 18.500đ (5%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Sách Tiểu Truyện Danh Nhân (Bộ 5 Cuốn)
Combo Sách Tiểu Truyện Danh Nhân (Bộ 5 Cuốn)
351.500đ 370.000đ Tiết kiệm: 18.500đ (5%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Sách Tiểu Truyện Danh Nhân (Bộ 5 Cuốn)

1. Tiểu Truyện Danh Nhân Khổng Tử

Triết thuyết nào cũng chỉ để giải cứu cái tệ của một thời thôi.

Muốn đánh giá một triết thuyết thì phải đặt nó vào thời của nó, xem nó giải quyết được những vấn đề của thời đó không, có là tiến bộ so với các thời trước, một nguồn cảm hứng cho các sau không. Và nếu sau mươi thế hệ, người ta thấy nó vẫn còn làm cho đức trí con người được nâng cao thì phải coi nó là một công hiến lớn cho nhân loại rồi.

Giá trị của học thuyết Khổng Tử là ở đó. 

2.Tiểu Truyện Danh Nhân Nguyễn Thái Học

 
Nguyễn Thái Học (chữ Hán: 阮太學; 1902 – 1930) là nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.

Nguyễn Thái Học sinh ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần (1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Từ 4 tuổi ông đã được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương trình tiểu học Pháp-Việt tại thị xã Vĩnh Yên. 

Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của Chính phủ Bảo hộ Pháp. Do tính tình cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học vào năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường Cao đẳng Thương mại thuộc Đại học Đông Dương (1925-1927). Trong thời gian này, ông tham gia thành lập Nam Đồng Thư Xã, và tiếp xúc với một số sinh viên đồng chí hướng, trong số đó có Phó Đức Chính, sinh viên trường Cao đẳng Công chánh và Hồ Văn Mịch, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, hai nhà cách mạng tương lai sẽ gắn liền với cuộc đời cách mạng của ông sau này. 

Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dương, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne một số bức thư kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Varenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, người vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dương. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, và ông ta không bao giờ quan tâm trả lời những bức thư đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.

Hoàn toàn thất vọng về con đường cải cách của chính quyền thuộc địa, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: con đường duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đường dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp và chế độ phong kiến, thành lập một nước Việt Nam độc lập với thể chế cộng hòa và thiết lập một nền dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.

3. Tiểu Truyện Danh Nhân Tư Mã Quang - Vương An Thạch


Tư Mã Quang còn gọi là Tốc Thủy tiên sinh, xuất thân tiến sĩ, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Ngự sử trung thừa, Học sĩ Viện hàn lâm, Thị độc v v, do bất đồng chính kiến với Vương An Thạch, nên ông đã cáo lui về sống ở Lạc Dương, dồn tâm huyết vào viết sử trong 15 năm. Sau khi Tống Triết Tông lên ngôi, Cao Thái Hậu can dự việc triều chính, Tư Mã Quang được điều lên triều đình đảm nhiệm chức Thượng thư tả bộc xạ, kiêm Môn hạ thị lang.

Trong cuộc biến pháp, giữa Tư Mã Quang và Vương An Thạch đã xảy ra bất đồng nghiêm trọng. Nhằm giải quyết nguy cơ trước mắt, Vương An Thạch chủ yếu muốn thông qua biện pháp mạnh bạo cải cách kinh tế và quân sự. Còn Tư Mã Quang thì cho rằng nên thông qua việc chấn chỉnh luân lý cương thường để bó buộc tư tưởng của mọi người vào khuôn phép chế độ hiện hành, chủ trương này thuộc loại cải cách trên cơ sở "Thủ thường". Qua biến pháp của Vương An Thạch, có thể thấy Tư Mã Quang là một người già giặn và về mặt chính trị.

Trước tình hình không thể cộng sự với Vương An Thạch, Tư Mã Quang lui về sống ở Lạc Dương viết sử ký. Năm Bình Trị đầu tiên thời vua Tống Anh Tông, Tư Mã Quang dâng lên nhà vua bộ sách "Lịch niên đồ" gồm 25 quyển, hai năm sau lại dâng bộ sách "Thông chí" gồm 8 quyển, được Tống Anh Tông và Tống Thần Tông khen ngợi và ủng hộ. Tống Anh Tông cho phép Tư Mã Quang thành lập một ban viết sử và tự lựa chọn các quan chức giúp việc. Tống Thần Tông nhận thấy bộ sách này đã giám định về quá khứ, rất có lợi đối với việc trị nước, nên mới đặt tên là "Tư trị thông giám" và tự tay viết lời dẫn. Ngoài cho phép Tư Mã Quang được mượn sách tư liệu của nhà nước ra, nhà vua còn tặng sách cũ ở Dĩnh Để cho Tư Mã Quang để tham khảo, mọi chi phí viết sách đều do nhà nước đài thọ.

Cùng viết sử với Tư Mã Quang còn có các ông Lưu Thứ và Phạm Tổ Ngu, họ đều là nhà sử học bậc nhất thời bấy giờ. Trải qua nhiều năm cố gắng, cuối cùng đã đưa "Thông giám" đạt tới đỉnh cao huy hoàng, sự thành công này đều quyết định bởi công lao tận tụy của chủ biên Tư Mã Quang.

Trên thực tế, ý nghĩa của việc viết "Thông giám" đã vượt xa ý muốn của tác giả, nó không chỉ khiến tầng lớp thống trị có cơ sở tham khảo về "Tư trị", mà còn là sách tham khảo cho cả xã hội. Ông Hồ Tam Tỉnh người viết lời chú rất thấm thía ý nghĩa sâu xa của bộ sách này. Ông nói: "Thông giám" không chỉ viết về trị loạn, mà còn có Lễ nhạc, Lịch số, Thiên văn, Địa lý v v. Ông Vương Minh Thịnh triều nhà Thanh cũng nói: "Đây là sách trên đời không thể thiếu và học giả không thể không đọc". Lịch sử ngót nghìn năm đã chứng minh, "Thông giám" cũng như "Sử ký" đã được mọi người coi là pho sử học quý báu, được lưu truyền rộng khắp và đem lại nhiều bổ ích. Giới nghiên cứu xưa nay đã khiến nó trở thành một môn học vấn chuyên môn, tức "Thông giám học". Hiện nay, việc nghiên cứu đang triển khai với nhiều tầng thứ và góc độ khác nhau, nó sẽ đem lại càng nhiều tri thức cho sự nghiệp tiến bộ loài người.

Tư Mã Quang suốt đời viết được rất nhiều sách, trong chuỗi tác phẩm "Thông giám" còn có "Thông giám cử yếu lịch" 80 quyển, "Lịch niên đồ" 7 quyển, "Kê cổ lục" 20 quyển, "Bản triều bá quan công khanh biểu" 6 quyển. Ngoài ra, còn có 20 thể loại khác gồm hơn 200 quyển, đây là thành quả nghiên cứu và biên soạn Sử học, Kinh học, Triết học, Y học, Thi từ v v của Trung Quốc, chủ yếu có các tác phẩm "Hàn lâm thi thảo", "Chú cổ văn hiếu kinh", "Dị thuyết", "Chú thái huyền kinh", "Chú Dương Tử", "Thư nghi", "Du sơn hành ký", "Tục thi thuyết", "Tư Mã Quang văn chính công tập" v v. Tuy Tư Mã Quang có bầu nhiệt huyết trị nước, nhưng do chính kiến bất đồng mà không có càng nhiều cơ hội để trực tiếp tham dự chính sự.

Sau khi Tống Thần Tông qua đời, Tư Mã Quang lúc đó đã 67 tuổi lên nhậm chức tể tướng, ông đã liên tiếp đặt ra luật mới, nhưng vì quá lao tâm tổn sức trong công việc, nên chỉ sau hơn một năm thì qua đời. Tin buồn truyền ra, người kinh thành đều bãi chợ đeo tang, khắp phố phường đều than khóc thảm thiết, hàng ngũ đưa tang lên tới mấy chục nghìn người. Một tể tướng trong xã hội phong kiến mà được đông đảo nhân dân chân thành viếng tang như vậy thì quả là hiếm thấy.

4. 
Tiểu Truyện Danh Nhân Tôn Thất Thuyết 

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử dân tộc và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật - dù gây tranh cãi - tạo nên lịch sử đó.

Góc Nhìn Sử Việt là dự án sách nhằm tái bản những tài liệu, thư tịch cổ của những tác giả vang bóng một thời, và hơn hết xây dựng một nguồn tài liệu đa dạng và chất lượng dành cho những người yêu thích nghiên cứu, tìm hiểu 
lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Tiểu Truyện Danh Nhân Tôn Thất Thuyết sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn toàn vẹn về danh tướng Tôn Thất Thuyết.


5.  Tiểu Truyện Danh Nhân Nghiêm Phục


Yan Fu - Nghiêm Phục là một học giả và dịch giả người Trung Quốc, nổi tiếng nhất khi giới thiệu các ý tưởng phương Tây, bao gồm cả "chọn lọc tự nhiên" của Darwin, cho Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19.

Sinh: 8 tháng 1, 1854, Phúc Kiến, Trung Quốc

Mất: 27 tháng 10, 1921, Phúc Châu, Trung Quốc

Học hiệu: Royal Naval College, Greenwich

Người tiền nhiệm: Ma Xiangbo

Trẻ em: Yan Qu, Yan Xuan, Yan Qiu, Yan Bin, Yan Xu, Yan Dian, Yan Huan, Yan Hu, Yan Long

Sách: Les manifestes de Yen Fou
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét