Combo Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX + Con Voi Thành Phật Thệ (Bộ 2 cuốn)

Combo Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX + Con Voi Thành Phật Thệ (Bộ 2 cuốn)

Combo Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX + Con Voi Thành Phật Thệ (Bộ 2 cuốn) - Nội dung các bài diễn thuyết toát lên tinh thần yêu quốc văn, yêu dân tộc, yêu văn hóa Việt, tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, tinh thần làm rõ và tán dương công trạng của các danh nhân lịch sử của dân tộc và các nội dung khác về dân tộc học, y học và danh lam thắng tích.
567.000đ 470.600đ

Tiết kiệm: 96.400đ (17%)

Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Combo Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX + Con Voi Thành Phật Thệ (Bộ 2 cuốn)
Combo Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX + Con Voi Thành Phật Thệ (Bộ 2 cuốn)
470.600đ 567.000đ Tiết kiệm: 96.400đ (17%)
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Combo Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX + Con Voi Thành Phật Thệ (Bộ 2 cuốn)

1. 
Diễn Thuyết Việt Nam Nửa Đầu Thế Kỉ XX - Những Thanh Âm Văn Hóa Của Hội Trí Tri

Diễn thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX giới thiệu với bạn đọc gần 40 bài diễn thuyết của Hội Trí Tri trong thời gian từ năm 1921 đến năm 1945, trong đó sớm nhất là bài diễn thuyết “Tục ngữ, ca dao” năm 1921 của Phạm Quỳnh và muộn nhất là bài diễn thuyết “Muốn cứu trẻ em mù thì phải làm thế nào?” của bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên năm 1945.

Hội Trí Tri (tên đầy đủ là Hội Trí Tri Bắc Kì) với tên gọi ban đầu là Hội Tương tế Bắc Kì, một tổ chức xã hội giáo dục ở Bắc Kì và là một phần của phong trào “chủ nghĩa hiện đại Pháp” được thành lập tại Hà Nội ngày 01 tháng 4 năm 1892 nhằm mục đích nâng cao dân trí.

Cuốn sách là tuyển chọn những bài diễn thuyết của các hội viên Hội Trí Tri với các chủ đề về: văn hóa, lịch sử, tộc người, danh nhân lịch sử, văn chương, mỹ thuật, di tích thắng cảnh và y khoa. Trong đó, nhiều hội viên Hội Trí Tri đã thành danh nhân được đặt tên phố, tên đường như: Song An Hoàng Ngọc Phách, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến,  Thúc Ngọc Trần Văn Giáp, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Xuân Nguyên; nhiều người là học giả để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn Tường Phượng, Nguyễn Can Mộng; Tràng Kiều Lê Tài Phúng, Sở Cuồng Lê Dư và nhiều tác giả còn tương đối lạ đối với bạn đọc ngày nay như: Bùi Quang Huy, Đỗ Đức Trí, Đỗ Đức Vượng, Đỗ Thúc, Bùi Văn Lăng, Tô Văn Cần, Ngô Ngọc Kha, Nguyễn Văn Điện, Trần Hàm Tấn, Trần Thọ Huy...

Nội dung các bài diễn thuyết toát lên tinh thần yêu quốc văn, yêu dân tộc, yêu văn hóa Việt, tinh thần gìn giữ và phát huy văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam, tinh thần làm rõ và tán dương công trạng của các danh nhân lịch sử của dân tộc và các nội dung khác về dân tộc học, y học và danh lam thắng tích.

2. 
Con Voi Thành Phật Thệ

"Nhâm Tý, Nguyên Phong năm thứ 2 [1252] , (Tống Thuần Hựu năm thứ 13). Mùa xuân, tháng Giêng, vua thân đi đánh Chiêm Thành, sai Khâm Thiên Đại vương Nhật Hiệu làm lưu thủ.

Chiêm Thành từ khi nhà Lý suy yếu, thường đem thuyền nhẹ đến cướp bóc dân cư ven biển. Vua lên ngôi, lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ, tuy họ có thường sang cống, nhưng lại đòi xin lại đất cũ, và có ý dòm ngó [nước ta]. Vua giận, nên có việc thân chinh này.

Mùa đông, tháng 12, bắt được vợ của chúa Chiêm Thành là Bố Da La và nhiều thần thiếp, nhân dân của y rồi về." - Trích Đại Việt sử ký toàn thư.

Cuốn sách Con voi thành Phật Thệ là cuốn tiểu thuyết tái hiện lại cuộc chiến chỉ được ghi lại vài dòng trong chính sử ấy - cuộc chiến giữa Đại Việt và Chiêm Thành, cuộc chiến bảo vệ giang sơn, khai hoang mở cõi.

Từ những dấu tích xưa cũ, những điều được viết trong chính sử, những câu chuyện dân gian truyền miệng... kết hợp với trí tưởng tượng của người cầm bút, tác giả đã viết về một trận chiến quyết định trong một cuộc chiến vĩ đại và về những con người đã góp công góp sức vào cuộc chiến vĩ đại ấy.

Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này có thể chỉ là một phần rất nhỏ trong lịch sử, họ chỉ là một vị tướng lĩnh hậu cần mờ nhạt, một mật thám không được lộ danh, một thị vệ chẳng ai biết tới... nhưng chính những con người "không ai nhớ mặt đặt tên" ấy đã góp phần làm nên ngàn năm lịch sử. Bởi một cuộc chiến thành công không chỉ nhờ tướng tài mà còn nhờ sự đồng lòng, góp công, góp sức của hàng ngàn con người khác.
quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét
Zalo Messenger