Viên Âm Bản Quét Củ Nâu (Bộ 10 Cuốn)

Viên Âm Bản Quét Củ Nâu (Bộ 10 Cuốn)

Viên Âm Bản Quét Củ Nâu (Bộ 10 Cuốn) là cái huy hiệu quý báu xưa nay trong kinh điển nhiều chỗ ghi chép, để tán dương lời Phật thuyết pháp. Viên Âm nghĩa là tiếng tròn. Tiếng tròn là tiếng nói hoàn toàn, tiếng nói hoàn toàn duy chỉ pháp âm của Phật.
6.500.000đ
Mã Giảm Giá:
Giảm 15k
Giảm 10k
Giảm 10k
THÔNG TIN & KHUYẾN MÃI

Thanh toán linh hoạt với:  , ATM nội địa, Internet Banking 

Giao hàng trên Toàn Quốc

Đặt online hoặc gọi ngay 0909.354.135

Chiết khấu cao cho các đại lý và khách đặt sỉ

Sale Bạt Ngàn, Đón Hè Sang Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn Cùng Newshop

Giao hàng bởi Công Ty TNHH Trực Tuyến NEWSHOP

Giao hàng trên toàn Quốc

Nhận hàng rồi mới thanh toán tiền ( COD )

Viên Âm Bản Quét Củ Nâu (Bộ 10 Cuốn)
Viên Âm Bản Quét Củ Nâu (Bộ 10 Cuốn)
6.500.000đ
Mua kèm giảm thêm
Mô tả sản phẩm
Viên Âm Bản Quét Củ Nâu (Bộ 10 Cuốn)

Đội ngũ tác giả của Viên Âm không chỉ quy tụ các cây bút thời danh như cách làm của Đuốc Tuệ, hay tập trung vào một số cây bút chủ lực như của Từ Bi Âm, đội ngũ tác giả của Viên Âm còn do chính hội Phật học của mình đào tạo nên. Đó là thế hệ tăng tài và các đoàn sinh trong đoàn Phật học đức dục, như Trí Quang, Thiện Siêu, Minh Châu, Võ Đình Cường…
 

Viên Âm có đến 262 bút danh xuất hiện, trừ những bút danh trùng, con số còn lại cũng phải trên 200. Các bút danh có nhiều bài viết nhất là: Tâm Minh 29, Thích Minh Châu 29, Thích Trí Quang 28, Thích Thiện Siêu 19, Thích Kim Sơn 14, Thích Thuyền Minh 14, Tống Anh Nghị 11, Diệu Không 9, Nguyễn Xuân Thanh 9, Thích Mật Nguyện 8, Thích Mật Thể 7…
 

Viên Âm theo bài Luận đàn Viên Âm in ở số đầu tiên: “Viên Âm là cái huy hiệu quý báu xưa nay trong kinh điển nhiều chỗ ghi chép, để tán dương lời Phật thuyết pháp. Viên Âm nghĩa là tiếng tròn. Tiếng tròn là tiếng nói hoàn toàn, tiếng nói hoàn toàn duy chỉ pháp âm của Phật. Phật là bậc viên giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Cho nên lời nói tròn, việc làm tròn, giáo pháp tròn, tròn theo bổn tánh thanh tịnh. Tròn làm sao, trong tròn, ngoài tròn, trên tròn, dưới tròn, cùng ba giới, khắp mười phương, lớn nhỏ xa gần, đâu đâu cũng đều tròn cả”.
 

Viên Âm mời các vị hòa thượng Giác Tiên, Giác Nhiên chứng minh. Năm 1936 hòa thượng Giác Tiên viên tịch chỉ còn hòa thượng Giác Nhiên. Từ năm 1939 trở đi không thấy đề người chứng minh nữa. Chủ bút giai đoạn trước 1945 là Tâm Minh, giai đoạn sau có thể là Trí Quang (báo không đề chức danh), các vị chủ nhiệm và quản lý thay đổi theo một hay một vài năm. Báo quán đặt tại Huế với địa chỉ được thay đổi 3 lần. Báo được in tại Huế, những năm 1943-1945 tình hình giấy khó khăn phải nhờ in ở nhà in Đuốc Tuệ ngoài Bắc.
 

Viên Âm tồn tại qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1933-1945, ra được 78 số, giai đoạn tục bản 1949 - 1953, ra được 51 số (79-129). Giai đoạn đầu Viên Âm thuộc ANPHH, giai đoạn sau thuộc Hội Phật Học Việt Nam, tuy tên gọi hai nhưng cùng chỉ một tổ chức Phật học của Trung kỳ. Viên Âm mỗi tháng ra một kỳ, thỉnh thoảng các số đặc biệt, các số bị ảnh hưởng bởi điều kiện khách quan như tiệm cận các biến cố thường ra số đôi 2 tháng xuất bản một kỳ. Tuy mỗi giai đoạn mỗi thời kỳ có sự chuyển biến thay đổi nhưng về khung sườn nội dung chung thường gồm phần kinh, luật, luận (như thị pháp) xã luận, giảng giải giáo lý, văn chương, lịch sử, tin tức… (biệt khai phương tiện). Ngoài hai nội dung chính kể trên, Viên Âm thường cho đăng tải các chương trình học, tôn chỉ của hội, cách tổ chức hội… rải rác trong các số báo là một nguồn sử liệu quan trọng để nghiên cứu về chính Viên Âm và những vấn đề liên quan như lịch sử, giáo dục Phật giáo… giai đoạn này.
 

Về hình thức, Viên Âm có gần 10 mẫu bìa thay đổi theo từng năm. Năm của báo không khớp với năm dương lịch hay âm lịch, có khi tính giáp 12 tháng là 1 năm, có khi lại gần 2 năm tính vô 1 năm. Viên Âm có 2 khổ báo. Từ số 1-110 khổ 14.5x22.5cm, từ số 111-119 đổi sang khổ A4 (21x29.7cm), báo chia làm 2 cột. Sự thay đổi này ra đời ngay sau khi Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ra đời. Có lẽ do ảnh hưởng của Tổng hội. Từ số 120-129, Viên Âm trở về báo khổ nhỏ như cũ. Tuy vẫn cố duy trì ra hằng tháng (trừ các số đôi, các số đặc biệt hay các số gặp biến cố) nhưng số trang của Viên Âm cũng dao động: 1-34 (64 trang), 35-78 (32 trang), 79-110 (40 trang), 111-119 (18 trang), 120-129 (40 trang).

SỐ HÓA VÀ ẤN HÀNH VIÊN ÂM

Viên Âm tồn tại tổng cộng 18 năm (không tính chặng giữa ngưng 3 năm) ra được 129 số. Số năm do báo đặt là 12. Có khi trọn 12 tháng mới gọi là năm, có khi lấy chẵn số báo là 12 chẳng hạn thì mấy năm gọi 1 năm. Số năm tồn tại với số năm báo đặt không khớp nhau, không liên quan nhau. Do vậy nếu chia theo năm dương lịch hoặc năm do báo đặt thì bộ báo sẽ mất tính cân đối, nên thư viện in lại như sau để cho bộ báo tổng thể được hài hòa, còn phần đối chiếu năm dương lịch và năm của báo đã có bản biểu thống kê bên dưới.

Tập 1: 1-9,                       636 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 2: 10-18,                   606 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 3: 19-27,                   612 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 4: 28-36,                   618 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 5: 37-54,                   620 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 6: 55&56-75&76,        658 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 7: 79 - 94,                 650 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 8: 95 – 109&110,       636 tr           Khổ 14.5x22.5cm
Tập 9: 111-129,               588 tr           khổ A4
Tổng số trang       5624 tr
Tập 10: Phụ lục 1- Tổng mục lục

 Thư viện chưa sưu tầm được số 77-78 là hai số cuối cùng của giai đoạn 1933-1945.

Các số 123, 124&125, 129 thư viện xử lý trên bản photo nên chất lượng kém, chữ nhòa.

Tập 9, các số gốc 111-119 khổ A4, các số 120-129 Khổ 14.5x22.5cm thư viện phải đóng nguyên tập thành khổ A4. Nếu đóng nguyên tập thành khổ 14.5x22.5cm như các tập trên cho bộ báo thành một kích thước thì sẽ không đọc được chữ ở các số 111-119, vì bản gốc chữ vốn quá nhỏ.

Tập Tổng mục lục gồm 2 phần. Phần 1 là lời giới thiệu về Viên Âm do tôi (Thích Không Hạnh) viết. Phần Tổng mục lục do nhân viên của thư viện là bạn Đặng Thủy Tiên thực hiện. Cũng giống như Tổng mục lục các bộ báo chí Phật giáo khác, Tổng mục lục Viên Âm được biên soạn thành 4 phần: 1. theo số báo, 2. theo thứ tự Alphabet, 3. theo tác giả, 4. theo thể loại. Số lượng bài viết không quá nhiều, chúng tôi không dùng số để kí hiệu các bài viết, ở mỗi mục đều để nguyên tiêu đề bài viết giúp người tham chiếu có cái nhìn trực quan về tư liệu.

 

ANPHH dự tính xuất bản 2 tập sách là Phật giáo sơ học và Phật giáo ấu học nhưng chỉ mới in được tập Phật giáo sơ học, tập Phật giáo ấu học chưa in thành sách được, do nhu cầu nên đã được in thành số đặc biệt cho nhi đồng trên Viên Âm số 60&61 ra vào dịp Phật Đản 1943. Ấn hành Viên Âm kỳ này chúng tôi cho in thêm tập sách Phật giáo sơ học vào sau quyển Tổng mục lục tạp chí Viên Âm để 2 tập Phật giáo sơ học và Phật giáo ấu học cùng được ra mắt bạn đọc như mong muốn thuở xưa của Viên Âm.

Có được bộ Viên Âm này là công sức gìn giữ của cố hòa thượng Thích Huệ Hưng tại bổn tự, chùa Hải Ấn-Sài Gòn, bác Nguyễn Đại Đồng ở Hà Nội, anh Thanh Mừng ở Huế. Nhân đây cho thư viện gởi lời tri ân đến quý tự và quý thân hữu đã giúp cho phần tư liệu.

 
Sài Gòn tiết Đông Kỷ Hợi
Ngày Hòa thượng Trí Quang viên tịch
12-10-Kỷ Hợi, 2019
Thích Không Hạnh khể thủ
 


Bài viết có liên quan:

Nhà sách Newshop.vn xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

quy-trinh-dong-hang-newhsop
Hỏi, đáp về sản phẩm
0 bình luận
Khách hàng nhận xét