Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Mỗi tác phẩm của ông đều có giá trị văn học cao, cả về nội dung lẫn tư tưởng về nghệ thuật, những cuốn sách của tác giả Ma Văn Kháng luôn được rất nhiều bạn đọc đón nhận nhiệt tình. 

Ông cũng đã từng nhận được hàng chục giải thưởng cao quý chẳng hạn như “Giải thưởng Văn học ASEAN năm 1998”. Có thể nói tên tuổi và những tác phẩm của tác giả Ma Văn Kháng đã và đang sống mãi trong lòng bạn đọc trong và ngoài nước. Hãy cùng
Newshop điểm qua hàng loạt các cuốn sách hay nhất từ tác giả Ma Văn Kháng, và chắc chắn một điều rằng bạn sẽ thấy thích thú với những áng văn chương mà ông đã thể hiện trong mỗi tác phẩm của mình nhé !

1. ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ

Tác giả Ma Văn Kháng là cây bút lớn, là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Lịch sử văn học cổ kim Đông Tây thường thấy xuất hiện những tài năng văn học lớn với sở trường về một thể loại nào đó. Nhưng tác giả Ma Văn Kháng lại thuộc trong số những nhà văn hiếm hoi đã khẳng định tài năng của mình ở rất nhiều thể loại khác nhau. “Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú” được xem là đứa con tinh thần mới của tác giả Ma Văn Kháng. Cũng như những tác phẩm trước, “Đám Cưới Không Có Giấy Giá Thú” nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ từ độc giả mà còn từ những nhà văn lớn khác của Việt Nam.
 
đám cưới không có giã thú
 

 
Trong tác phẩm này, Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một tri thức, anh ta lúc thì đóng vai là một nhà hiền triết, một nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các giá trị tinh thần đang bị đảo lộn: một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về cả đạo đức và nhân phẩm.

Tác giả Ma Văn Kháng lần này đã đâm thẳng vào những điều mà người ta thường né tránh, đến mức cuốn sách ở thời điểm ra mắt liên tục được đưa ra bàn luận và dẫn đến những cuộc tranh cãi gay gắt. Có lẽ, bản thân cũng từng là một giáo viên, ông hẳn cũng đã ấp ủ nhiều tâm sự giống như nhân vật Tự.  Tác phẩm này đã xây dựng nên một hình tượng người thầy đẹp như Tự, Ma Văn Kháng cũng đã khiến người đọc phải thêm cảm phục ông, “người thay đổi kiến trúc tâm hồn” bằng con chữ.

2. NĂM THÁNG NHỌC NHẰN NĂM THÁNG NHỚ THƯƠNG

Tập hồi ký “Năm Tháng Nhọc Nhằn Năm Tháng Nhớ Thương” của Ma Văn Kháng sẽ cho bạn đọc nhận ra được nhiều chuyện, nhiều điều mà nghĩ tiếp về văn chương về cuộc đời. Tác phẩm này không chỉ dừng lại trong sự kể lại một cách trung thực, mắt thấy tai nghe và nhớ lại theo cách viết và yêu cầu của hồi ký, mà hơn thế, nó còn được miêu tả, dựng lại một cách tạo hình, sống động với ngôn từ, bút pháp, phong cách của một cây bút văn xuôi tài hoa, lão luyện. 
 
năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhơ sthương
 

 
Qua từng trang của sách, nội dung của tác phẩm này sẽ hiện lên rõ nét về một bức tranh của đời sống xã hội trải dài trong gần một thế kỷ với chân dung phong phú các loại người xuất hiện trong mối quan hệ với tác giả hoặc trong sự quan sát chăm chú của ông theo góc nhìn của nghề viết văn.

3. GẶP GỠ Ở LA PAN TẨN

“Gặp Gỡ Ở La Pan Tẩn” đã lột trần được sự xấu xa, đen tối của một bộ phận không nhỏ của những người cầm quyền trong xã hội lúc bấy giờ. Bên cạnh những cái tà ma đó thì vẫn còn sự chính trực, cao thượng của con người sống vì lý tưởng.
 
gặp gỡ ở la pan tẩn
 

 
Nếu ở những chương đầu của Đồng bạc trắng hoa xòe, ông tuân thủ lối viết của người kể chuyện biết hết, tác phẩm bị lấn át bởi một giọng điệu kể thì đến với tác phẩm “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”, thì tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã là một thực thể sinh động biết bao: tác phẩm có nhiều tầng lớp ý nghĩa, chứa nhiều ẩn dụ nghệ thuật, hư và thực, tiềm thức, vô thức đan cài với ý thức sáng rõ có chủ đích; thế giới hiện thực hiện hữu và thế giới tâm linh, huyền thoại bổ sung vào nhau, nhòe mờ các ranh giới, mà tư duy trừu tượng muốn phân định rạch ròi.

4. ĐỒNG BẠC TRẮNG HOA XÒE

"Đồng Bạc Trắng Hoa Xòe" được xem là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Ma Văn Kháng, viết về lịch sử Lào Cai từ năm 1945 đến cuối năm 1947, khi giặc Pháp trở lại xâm chiếm vùng đất này. Cuốn sách xoay quanh câu chuyện về một số cán bộ cách mạng đang thực hiện cuộc viễn hành quả cảm và lãng mạn đến các thổ ty miền Đông của tỉnh, đem tiếng nói của cách mạng đến với bà con các dân tộc đang trong vòng tù ngục của chế độ thổ ty cha truyền con nối. 

 
đồng bạc trắng xòe
 
.
 
Mục đích của những người cách mạng là đập tan bè lũ phản động Việt gian Quốc dân Đảng, thiết lập chính quyền cách mạng, gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Cuốn sách được viết năm 1970, sau rất nhiều năm tháng tác giả làm việc, sống và gắn bó với thiên nhiên và con người Tây Bắc.

5. 100 TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG (TRỌN BỘ 3 TẬP)

“100 Truyện Ngắn Ma Văn Kháng” là một tuyển tập những câu chuyện hay và chân thật đến từng chút - là đứa con tinh thần được nhà văn Ma Văn Kháng tỉ mỉ biên soạn để gửi đến quý độc giả.
 
100 truyện ngắn ma văn kháng

 
Hầu hết truyện ngắn của Ma Văn Kháng đều có cốt truyện đơn giản, không có nhiều tình huống nổi bật, then chốt, không có xung đột và mâu thuẫn lớn song mỗi tác phẩm đều cho thấy sự bứt phá, đóng góp đầy sáng tạo của tác giả.

6. MÙA THU ĐẢO CHIỀU

Mùa Thu Đảo Chiều - Mùa thu ấy, cái kết thúc của câu chuyện đã đến. Như sự tuần hoàn của thời tiết từ hạ sang thu, đến thật chùng chình, nhưng lại giống như cái kết của một truyện ngắn tài tình.
 
mùa thu đảo chiều
 

 
Có thể nói đến một thương hiệu Ma Văn Kháng từ tiểu thuyết Mưa mùa hạ trở về sau, làm nên một dấu ấn riêng, khu biệt với nhiều người. Một chất liệu hiện thực kiểu Ma Văn Kháng. Một cách khai thác kiểu Ma Văn Kháng. Một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là ngôn ngữ.

7. MỘT MÌNH MỘT NGỰA

Tác phẩm “Một Mình Một Ngựa” được tác giả Ma Văn Kháng khắc họa thành câu chuyện của một nhân vật mang tên Toàn. Chuyển đổi môi trường sống, từ một cán bộ trong ngành giáo dục được tổ chức điều động trở thành thư ký riêng cho bí thư tỉnh ủy một tỉnh miền núi. “Một Mình Một Ngựa” là hình ảnh một chiến sĩ cách mạng hiên ngang, oai hùng, một hình tượng giàu tính thẩm mỹ. Bí thư tỉnh ủy một mình một ngựa đi đến các vùng thổ ty phong kiến thuyết phục họ theo chính phủ Trung ương. 
 
một mình một ngựa
 

 
Nhưng hình tượng đó, trong bản thân nó cũng đã hàm chứa mặc cảm cô đơn rồi. Ông quyết định một mình xông pha trong cuộc đối đầu với đối phương thời khởi đầu cách mạng, một mình đương đầu với khó khăn trong xây dựng. Nhưng ông cũng cô độc biết bao trong cuộc sống, trong việc bảo vệ chân lý, trong quan hệ với người vợ của mình… Một mình một ngựa – vừa oai vũ vừa đơn côi, là thân phận của tất cả các cá thể có ý thức về giá trị của mình.

8. BÃI VÀNG VÀ NHỮNG CHUYỆN TÌNH NHO NHỎ

 
bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ
 

 
Tập sách chọn lọc 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng, viết về tình yêu và người phụ nữ trong tình yêu. Với bút lực dồi dào của một cây bút văn xuôi lão luyện đã đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn của quốc gia và khu vực, mỗi truyện ngắn của Ma Văn Kháng luôn có sức nén dầy dặn của đời sống, chứ không chỉ dừng ở định lượng “nhát cắt” của thể loại này. Truyện ngắn của ông sống động và ngồn ngộn chất đời thường, ngay cả khi viết tập trung về đề tài lãng mạn là tình yêu.

9. MÃI MÃI MỘT THỜI THIẾU SINH QUÂN

Cuốn sách “Mãi Mãi Một Thời Thiếu Sinh Quân” đã viết về giai đoạn các em thiếu niên sau thời gian góp sức cùng lớp đàn anh trên các mặt trận kháng chiến, được sự quan tâm săn sóc của Bác Hồ, Tổng Quân ủy Trung ương, trở về mái trường thiếu sinh quân học tập, rèn luyện, để sau này trở thành lớp người kế cận có trình độ quân sự và văn hóa, phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc. Tác phẩm đã miêu tả lại cảnh quan, không khí sinh hoạt một thời, cuốn sách đã khắc họa sinh động và rõ nét chân dung một lớp thiếu niên: Yêu nước, gan dạ, thông minh, đa năng, nhiệt thành và được rèn luyện học tập hấp thụ một nền văn hóa có tác dụng hình thành nhân cách thế hệ thanh niên hữu ích cho xã hội. 
 
mãi mãi một thời thiếu sinh quân
 

 
Nhân vật chính là Trọng Đoan - một thiếu niên sinh ra trong gia đình tiểu tư sản, bắt đầu cuộc đời là đội viên Đội truyền bá vệ sinh của Cục Quân Y, trải qua bao gian khó trong học tập và rèn luyện, đặc biệt, phải đối mặt với thử thách lớn lao là mất cha, đã từng bước trưởng thành trong môi trường Thiếu sinh quân... Bên cạnh đó còn có tổ tam tam A trưởng Toàn nghiêm ngắn, chỉn chu; Khánh công tử đẹp trai láu lỉnh; bộ ba tướng - sĩ - tượng Thiết Đen, Kim Diểu, Lục hạt mít nghịch ngợm; Sáng - cậu bé Tây lai cùng chú chó Jack ngộ nghĩnh…

Tác phẩm sẽ cuốn độc giả qua nhiều cung bậc cảm xúc. Những phút giây xúc động sẻ chia cùng nhau nỗi nhớ nhà, san sẻ nâng đỡ nhau trong lúc yếu đau mệt mỏi. Những giờ phút gay cấn khi trường bị địch tấn công. Hay khoảnh khắc căng thẳng rồi cười ra nước mắt trước trò nghịch ngợm của bộ ba tướng - sĩ - tượng. 

10. NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI - MA VĂN KHÁNG

Tập truyện bạn đọc đang cầm trên tay đây là những truyện ngắn có nội dung gần gũi với tuổi thơ. Được chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn của Ma Văn Kháng, những trang văn có nhân vật là trẻ em hoặc những nhân vật, sự việc xoay quanh thế giới tuổi thơ cũng đã được viết từ nguồn cảm hứng, niềm mến yêu cuộc sống và lòng yêu thương dành cho con trẻ và tuổi trẻ của nhà văn.
 
những chuyện hay viết cho thiếu nhi

 
Tất cả những truyện ngắn được giới thiệu trong cuốn sách này hầu hết đều mang âm hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi; nhưng đó cũng là những con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp mà nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, nết can đảm và ý chí kiên cường. Bỏ lại phía sau giọng điệu gai góc, ưu tư, phiền muộn, truyện ngắn viết cho trẻ em và viết về trẻ thơ của Ma Văn Kháng vẫn vang lên giai điệu lạc quan về cuộc sống, ước mơ và tình đời cao thượng.

Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn sẽ tìm được những cuốn sách mà bạn yêu thích. Cũng như có thể cảm nhận được những điều mà tác giả đã gửi gắm qua mỗi tác phẩm của mình. Hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận những cuốn sách hay từ tác giả Ma Văn Kháng.