Sách hay về Sài Gòn xưa và nay là nơi gửi gấm những kỷ niệm, những ký ức tưởng chừng như chỉ có trong trí nhớ của con người năm xưa. Một địa danh được mệnh danh là "Hòn ngọc viễn đông" có lịch sử hàng ngàn năm đến ngày hôm nay. Xã hội ngày càng phát triển, mỗi thời đại Sài Gòn lại mang trong mình một trang sử riêng, chúng ta cùng đi qua những năm tháng nhớ thương ấy dưới ngòi bút của các nhà văn nổi tiếng nhé!

>>> Xem thêm: Những Tác Phẩm Văn Học Việt Nam Hay Nhất Hiện Nay P1

NGOẠI GIAO CỦA CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN

Ngoại giao của chính quyền sài gòn
Sách Ngoại giao của chính quyền sài gòn (1955-1963)

 
1955 chính là thời kỳ bắt đầu chế độ Việt Nam Cộng hòa chính thức được thành lập dướ sự lãnh đạo tuyệt đối của Ngô Đình Diệm. Trong giai đoạn 1955-1963, đường lối ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ chống Cộng với tư cách là một quốc gia tiên phong trong liên minh chống Cộng do Hoa Kỳ đứng sau hỗ trợ.

Trong quá trình triển khai, chính quyền Ngô Đình Diệm bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động ngoại giao, xây dựng được mối liên kết với nhiều quốc gia trong phe tư bản chủ nghĩa, xây dựng được một mạng lưới chống Cộng do Hoa Kỳ lãnh đạo. Nhìn một cách tổng quát, ngoại giao của chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ là sự thực hiện đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ thiết lập cho chính quyền thuộc địa kiểu mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại với những đường lối của Hoa Kỳ dẫn đến việc Hoa Kỳ quyết định bật đèn xanh cho các lực lượng đảo chính trong quân đội Sài Gòn lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm (1/11/1963).

Nội dung cuốn sách giúp bổ khuyết một mảng còn trống của lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung và lịch sử ngoại giao Việt Nam hiện đại nói riêng.

Tác giả Trần Nam Tiến sẽ giúp bạn đọc rút ra những bài học lịch sử, góp phần vào việc nhận thức về một chế độ đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, qua đó khắc họa thêm chiến thắng của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975). Từ cách tiếp cận của khoa học lịch sử, cuốn sách chỉ ra được bản chất chính trị thực sự, đặc biệt là nhìn từ các khía cạnh mang tính khu vực và quốc tế của cuộc chiến tranh Việt Nam, từ đó củng cố cơ sở khách quan để đi đến nhìn nhận thật công bằng, đầy đủ về tính chất của chế độ Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở tìm hiểu hoạt động ngoại giao của chế độ này.

 

ĐẤT SÀI GÒN VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI SÀI GÒN XƯA

Đất sài gòn và sinh hoạt ngườ sài gòn xưa
Đất Sài Gòn và sinh hoạt của người Sài Gòn xưa

 
Từ một vùng đất ẩm thấp, hoang vu, nơi ngự trị của hùm beo, rắn rết những lưu dân phía bắc đã khai phá và biến nó trở thành một vùng đất màu mỡ, cây trái, rau mùa và con người sinh sống hài hòa. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, sau những đổ nát, hoang tàn do cuộc nội chiến dằng dai giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn, Sài Gòn dần trở về cuộc sống ổn định dưới bàn tay của những nhà cai trị tài ba: Lê Văn Duyệt, Ngô Nhân Tịnh, Trương Tấn Bửu…, giặc cướp bị trừ tiệt, sự hình thành các đồn điền khiến ruộng đất được phân phối hợp lý, và khai thác một cách có hiệu quả.

Về mặt địa lý, nằm giữa một vùng đất rộng lớn với một hệ thống sông ngòi chằng chịt, Sài Gòn sớm trở thành trung tâm thương mại của toàn miền Nam, nơi ghe thương hồ từ các nơi đổ về tấp nập. Chợ Bến Thành thời Gia Long - Minh Mạng và chợ Sài Gòn thời Pháp thuộc tuy có khác nhau về vị trí hoạt động, song vẫn là nơi hẹn hò, gặp gỡ của những người sống dựa vào sông nước miền Nam, góp phần kích thích và đẩy mạnh năng lực sản xuất của một nền nông nghiệp luôn cần được khuyến khích và cải thiện.

Cuốn sách kể lại từng giai đoạn từ lúc ông bà ta khai hoang lập nghiệp, trải qua các thăng trầm của lịch sử đến ngày thống nhất đất nước và phát triển đến này hôm nay. 

 

ẤN TƯỢNG SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ấn tượng sài gòn thành phố hồ chí minh
Ấn tượng Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh

 
Ấn Tượng Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh tập hợp các bài viết về chủ đề Sài Gòn đã đăng trên tạp chí Xưa & Nay mong muốn giới thiệu đến bạn đọc những tư liệu có liên quan đến lịch sử, văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tư liệu được thể hiện dưới dạng một bài báo có tính chất giới thiệu để bạn đọc tham khảo, ngoài ra cũng mang tính chất phổ cập kiến thức lịch sử để phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng bạn đọc.

Cuốn sách là những góp nhặt đầy thú vị về lịch sử hình thành và phát triển thành phố Sài Gòn, vấn đề quy hoạch kiến trúc và đô thị, các di tích khảo cổ học cùng các lễ hội dân gian và tôn giáo, phản ánh nét đặc thù văn hóa của một thành phố có sự cộng cư của một số dân tộc anh em và sự pha trộn lâu đời của các tín ngưỡng; những sự kiện chính trị quan trọng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thể hiện tinh thần yêu nước và khí phách người dân Sài Gòn.

 

SÀI GÒN INBOX

Sài gòn inbox
Sài Gòn inbox

 
Là tập tùy bút của tác giả Thu Trân về mọi mặt trong đời sống, những cung bậc cảm xúc, rung động mà tác giả muốn chia sẻ với độc giả, những người đồng điệu về tâm hồn. Là những cóp nhặt từ ký ức, từ những chặng đường du ký, mà đau đáu, mà trăn trở, mà yêu thương của chính tác giả.

Ai cũng có một “vỉa quặng” đời riêng tư. Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Rồi công việc, vợ chồng, con cái. Những cung bậc ngân lên. Vui buồn, hạnh phúc, khổ đau.

Đã là kỷ niệm, dù đáng nhớ hay đáng quên, nó cũng làm chúng ta lớn lên. Tình yêu trong “Sài Gòn Inbox” lúc nào cũng dễ thương, nhiệm màu, hóa giải – chẳng để cho kiếp sau, mà ngay ở kiếp này, chúng ta không hề hối tiếc khi đã từng một thời là “cái gì đó” với nhau.

Thu Trân tin rằng, sau khi đọc “Sài Gòn Inbox”, chẳng những thấy được sắc màu của tác giả - sắc màu của nhà văn chợt nắng chợt mưa, mà bạn còn có thể nhìn lại mình một cách tường tận, khách quan. Và tất nhiên, để thấy cuộc đời này vừa dễ hiểu vừa khó hiểu, để sống đàng hoàng và tích cực hơn.

CUỘC TỔNG TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN 1968 Ở KHU TRỌNG ĐIỂM (SÀI GÒN - GIA ĐỊNH)

Cuộc tấn công tết mậu thân 1968
Cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968

 
Cuốn sách Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 1968 Ở khu Trọng Điểm (Sài Gòn - Gia Định) là những khảo cứu chuyên sâu của hai tác giả Hà Minh Hồng và Trần Nam Tiến về chiến trường khu trọng điểm Sài Gòn – Gia Định, một hình thể chiến trường độc đáo và duy nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi thực hiện tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Các chương của chuyên khảo trình bày một cách hoàn chỉnh về một không gian chiến trường và một hoạt động chiến tranh trong tổng tiến công, nhưng qua đó thể hiện khá rõ vai trò, vị trí của Sài Gòn – Gia Định trong đấu tranh giải phòng dân tộc, làm cơ sở cho những hiểu biết về vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển và hội nhập hiện nay.

SÀI GÒN - CHỢ LỚN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ QUA TƯ LIỆU BÁO CHÍ (1925 - 1945)

Sài gòn chợ lớn đời sống xã hội và chính trị
Sài Gòn Chợ Lớn đời sống xã hội và chính trị qua tư liệu báo chí

 
"Cuốn sách này có mục đích phác họa một hình ảnh về xã hội và chính trị ở Sài Gòn và Nam Kỳ từ năm 1925 đến năm 1945 phần lớn dựa trên những sự kiện, tư liệu, tin tức báo chí thời bấy giờ.

- Tư liệu lịch sử qua các tờ báo vào nửa đầu thế kỷ XX cho thấy chỉ trong vòng 20 năm (1925 - 1945), xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển to lớn về nhận thức, tư tưởng chính trị và quyền lợi người Việt dưới thời thuộc địa Pháp.
- Sống kinh tế trong thập niên 1930 hết sức khó khăn ở Sài Gòn , Nam Kỳ nói riêng, toàn Đông Dương và thế giới nói chung.
- Nhiều doanh nghiệp kéo nhau phá sản, hàng hóa ứ đọng, giá xuống thấp vì cung lớn hơn cầu và thất nghiệp lên cao độ.
- Xã hội có những thay đổi đáng kể về nhận thức trong điều kiện kinh tế biến chuyển nhiều bất trắc cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa và các trào lưu tư tưởng từ phương Tây"

 

ĐÔ THỊ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - KHẢO CỔ HỌC VÀ BẢO TỒN DI SẢN

Đô thị sài gòn - thành phố hồ chí minh khảo cổ học và bảo tồn di sản
Đô thị Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh Khảo cổ học và bảo tồn di sản
 
"Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh có quỹ di sản cảnh quan và kiến trúc đô thị đặc sắc, đã dạng và phong phú. Lịch sử của mỗi đô thị cũng như chuỗi vòng xoắn ADN kéo dài vô tận mà trong đó sự "phát triển" kinh tế là sức sống mới từ những tế bào nhân đôi, nhưng "bảo tồn" di sản văn hóa lại giữ vai trò cấu trúc ổn định của chuỗi vòng xoắn.

Khi cấu trúc này bị phá vỡ, đô thị không còn bản sắc riêng. Một đô thị không có bản sắc riêng thì nó sẽ biến mất trong nhận thức và ký ức cộng đồng, sớm hay muộn mà thôi"

Làm thế nào để phát triển đô thị nhưng không làm phá hủy di sản văn hóa, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại nhưng không mâu thuẫn với việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa của đô thị? Đây vừa là suy nghĩ, trăn trở của tác giả, một người vừa làm công tác khảo cổ học và bảo tồn, vừa làm công tác nghiên cứu phát triển của TPHCM.

Lần tái bản này, tác giả đã chỉnh sửa một số sai sót, bổ sung thêm những hoạt động về bảo tồn di sản đô thị ở trong và ngoài nước qua khảo sát của tác giả năm 2017 – 2018, nhằm tăng cường tính thực tiễn của công trình. Tuy vậy chắc chắn công trình cũng chưa thật sự hoàn thiện. Tác giả chân thành cám ơn ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu và quý độc giả.

 

SÀI GÒN CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ

Sài gòn có một thời như thế
Sài Gòn có một thời như thế

 
Phải chăng rồi những pho sử sẽ bị bỏ quên trong thư viện, với những trang sách khô khan, những dòng chữ mỏi mòn thiếp ngủ trong thời gian vô tình. Chúng dễ bị mất hút trong sự lãng quên của trần thế bận rộn… “Nguyễn Hữu Thái là một kiến trúc sư, một nhà văn được nể trọng.

Ông là một chuyên gia về lịch sử kiến trúc Việt Nam, nhưng bản than cũng là người chứng kiến và tham gia vào một số trong những khoảnh khắc ấn tượng nhất đã hình thành nên Thành phố Hồ Chí Minh”… Với kinh nghiệm và hiểu biết của ông, ông có thể viết và phân tích một cách công bằng để thế hệ mai sau của Việt Nam có được một cái gì gọi là “lịch sử sống”. Nội dung sách không thuần là các sự kiện chính trị mà còn đề cập đến các sinh hoạt văn hóa, kinh tế và xã hội liên quan.

 

LỊCH SỬ DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP Ở SÀI GÒN VÀ NAM KỲ TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945

Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở sài gòn và nam kỳ
Lịch sử doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ 

 
Quyển sách này có mục đích cung cấp thông tin và mô tả lịch sử thương mại của một số các doanh nghiệp và công nghiệp ở Sài Gòn và Nam kỳ, sơ lược tình hình kinh tế trong thời Pháp thuộc, giai đoạn từ năm 1860 đến năm 1945. Với một đề tài lớn như vậy, không khỏi có những thiếu sót nhưng hy vọng ít nhất cũng cho thấy một vài hình ảnh và nét phác họa chung về lịch sử thương mại ở Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc.
 

SÀI GÒN BAO GIỜ CŨNG THẾ

Sài gòn bao giờ cũng thế
Sài Gòn bao giờ cũng thế

 
...Với riêng tôi, Sài Gòn như một người đờn ông từng trải, phong cách hào hoa phong lưu nhưng tâm hồn chân tình và đa cảm, dù cuộc đời lúc sang trọng khi nghèo khó “lên xuống” bầm dập nhưng không làm mất đi lòng nghĩa hiệp và nhân ái. Từ mọi vùng miền đến làm ăn kiếm sống và không ít người trở nên giàu có, nhưng nếu ai đó trong số những người “lỡ dĩ” ở lại đây mà không đủ nghĩa tình để nhận ra Sài Gòn là một phần đời mình, chưa đủ yêu thương để thấy mình là một phần của Sài Gòn, chưa đủ mở lòng để thấy Sài Gòn như một quê hương… thì cũng có sao đâu, Sài Gòn không lấy đó làm điều…

Chỉ khi đã đi xa rồi, có người mới nhận ra rằng mình đã gửi lại thành phố một phần trái tim.

Nếu một lần nữa bắt đầu cuộc sống và được lựa chọn nơi mình muốn sống, tôi vẫn chọn Sài Gòn. Vì bạn biết không, chẳng bao giờ là muộn để ta có thể nói với thành phố này: TẠ ƠN ĐẤT LÀNH!

 

SÀI GÒN MỘT THUỞ CHƯA XA

Sài gòn một thuở chưa xa
Sài Gòn một thuở chưa xa

 

SÀI GÒN MỘT THUỞ CHƯA XA: NHỮNG ĐỒNG TIỀN NGHIỆT NGÃ (TẬP 1)
SÀI GÒN MỘT THUỞ CHƯA XA - AI ĐÃ QUÊN LỜI THỀ HIPPORCRATE (TẬP 2)
SÀI GÒN MỘT THUỞ CHƯA XA - THẦY ƠI, THƯƠNG LẤY DÂN NGHÈO (TẬP 3)


Hơn 50 bài phóng sự trong 3 tập sách này (chọn lọc từ hơn 300 bài báo cùng thể loại) được thực hiện trong khoảng 10 năm cuối của thế kỷ XX (khoảng 1988 - 1999) và tất cả đã được đăng tải trên báo Phụ nữ Sài Gòn (sau đổi tên thành báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh).

"Sài Gòn, vùng đất tôi lớn lên từ tuổi lên mười, khi phải chia xa quê hương Quảng Nam thời đất nước còn chìm trong lửa đạn. Tôi tận mắt thấy, tai nghe mọi điều của một Sài Gòn từ ngày xa xưa đến tận bây giờ. Tôi nhớ từng góc phố, từng ngọn đèn đường ngày xưa vào những tối nhọc nhằn kiếm sống; để bây giờ mỗi lần ngang qua đều ngẩn ngơ, bồi hồi tiếc nuối khi hình ảnh cũ không còn. Sài Gòn thay da đổi thịt từng ngày, cố xứng tầm với tên gọi một thời “Hòn ngọc Viễn Đông”."

 

21 NĂM NỐI LẠI ĐÔI BỜ

21 năm nối lại đôi bờ
21 năm nối lại đôi bờ

 
“Cuốn sách 21 năm nối lại đôi bờ với giọng kể mộc mạc mà lôi cuốn là những câu chuyện, cảm nhận của Nguyễn Long Trảo, cán bộ lão thành cách mạng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là những suy tư, trăn trở, cảm nhận của tác giả về Hiệp định Genève năm 1954, những câu chuyện, cảm nhận của tác giả trong suốt những năm tháng tập kết, học tập, sinh sống và công tác trên đất Bắc, về những hy sinh, đóng góp to lớn của nhân dân miền Bắc – hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước.

Đó còn là những cảm xúc vỡ òa của tác giả khi biết tin toàn thắng trong lúc đang tên đường trở về tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; là câu chuyện cả vui và buồn của tác giả khi trở về làm nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở kỹ thuật của chế độ ngụy quyền, trở về chốn cũ, tìm lại những người xưa sau 21 năm xa cách…

Cuốn sách là một tác phẩm có giá trị để giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng cho lớp trẻ hôm nay và mai sau. Những con người thật, câu chuyện thật, những tấm gương dũng cảm hy sinh oanh liệt của cha anh sẽ mãi là niềm tự hào, tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.”

Những câu chuyện, những trang sử, những cuộc đời được thể hiện qua ngòi bút của các tác giả nổi tiếng, một lần nữa tái hiện lại các giai đoạn lịch sử của Sài Gòn. Những cuốn sách hay viết về Sài Gòn xưa và xay chính là những nhân chứng cho một những giai đoạn đã tạo nên Sài Gòn - TPHCM ngày hôm nay.