Nghề báo - một trong những nghề nguy hiểm nhất. Vì để lấy được tin tức, các phóng viên phải lặn lội tìm kiếm, có thể chịu áp lực rất lớn từ xã hội và luôn phải là người đổi mới sáng tạo. Vậy tại sao vẫn có rất nhiều người yêu thích nghề làm báo? Cùng Newshop tham khảo những cuốn sách sau để hiểu thêm về nghề báo nhé Henry Luce - một chủ bút có quyền lực tại Mỹ, người sáng lập tạp chí Fortune năm 1930 đã từng nói  "Tôi trở thành một nhà báo để có thể tiến gần tới trái tim của nhân loại"

Để trở thành một nhà báo xuất sắc, chắc chắn phải có đam mê, đó là dòng năng lượng giúp người làm báo sống với nghề. Ngoài ra, một nhà báo cần phải có kiến thức nhiều lĩnh vực, luôn luôn tiếp nhận và chuyển đổi những tri thức mới mẻ. 

 

LÀM BÁO - MỰC MÀI NƯỚC MẮT


LÀM BÁO - MỰC MÀI NƯỚC MẮT

 

"Lê Khắc Hoan là nhà báo kì cựu, giỏi toàn diện. Trong tác phẩm "Làm báo - Mực mài nước mắt" có nhiều chi tiết thú vị về công việc của nhà báo liên quan đến bạn đọc; những "bếp núc" của nghề báo được tái hiện rất sống động. Nhưng cao hơn nữa, ông có tầm nhìn rộng ra cả quá trình nửa thế kỷ báo chí Giáo dục, cả thời cuộc, do vậy tác phẩm có tầm khái quát cao khi kể về sự hình thành, phát triển của một tờ báo trong cơ chế thị trường mới mẻ; tích cực và tiêu cực đan xen, giành giật giằng co, đấu tranh quyết liệt... Tờ báo phát triển mạnh mẽ đến đỉnh cao chói lọi và bất ngờ... diệt vong!

Bằng tất cả tâm huyết và tinh thần làm việc không ngừng nghỉ trong những năm qua, Nhà báo – nhà giáo Lê Khắc Hoan đã miệt mài vật lộn với từng con chữ: từ dạy học, viết văn, viết báo. Nhưng có lẽ Nghề báo đã gắn ông với công chúng, với bạn bè và để lại trong ông nhiều kỷ niệm vui, buồn, nhiều bài học quý giá. Trong suốt cuộc hành trình ấy nhà báo Văn Trí - Lê Khắc Hoan đã có 21.900 nhật trình và đấy là bột để ông gột thành “Làm Báo - Mực Mài Nước Mắt”. Với từng trải ấy, lưng vốn ấy, và nhờ tính đa thanh của bút pháp, tác giả đã đưa đến cho bạn đọc chúng ta nhiều chân dung nhân vật, nhiều giai thoại văn bút, chữ nghĩa, và đặc biệt nhiều kinh nghiệm nghề báo, từ triết lý báo chí, tới bếp núc tòa soạn, từ sự kiên định cho cả đời người cầm bút, tới sự linh hoạt từng chữ trong mỗi bài… Tất cả chỉ để bạn đọc mỗi ngày được đọc các tờ báo “uyên thâm phong phú mà không dàn trải khô cứng. Cuốn hút đa dạng mà không hề câu khách rẻ tiền”. Mong rằng những ai làm nghề báo sẽ nhận ra một cẩm nang của nghề nghiệp, một người bạn đồng hành trên mỗi chặng đường đi tìm kiếm và tái hiện sự thật.

Cuốn sách về nghề báo “Làm Báo - Mực Mài Nước Mắt” Tác giả Lê Khắc Hoan không chỉ nói lên niềm vui, nỗi khổ; vinh quang và trăn trở của nghề báo mà còn truyền lại cho người làm báo về cái "Tâm" của người cầm bút. Đặc biệt là bản lĩnh và thái độ ứng xử của báo chí trước yêu cầu đòi hỏi về thông tin và các định chế pháp luật.

Cuốn sách thật hữu ích với người làm báo: người làm công tác quản lý có thể tìm thấy ở đây từ những vấn đề có tính vĩ mô như tầm nhìn, chiến lược đến những việc cụ thể như tổ chức, quản lý, phát triển tờ báo, rồi cả việc tổ chức in ấn, phát hành, quảng bá tờ báo, còn các nhà báo thì có thể tìm thấy ở đây rất nhiều kinh nghiệm, kể cả những chỉ dẫn cụ thể trong nhiều trường hợp tác nghiệp khác nhau của mình.

41 NĂM LÀM BÁO

 
41 NĂM LÀM BÁO
 

“… khi viết hồi ký nầy, tôi sẽ có dịp nhắc đến một số người, một số việc, một số cảnh vật, mà nếu tôi không nhắc đến, e sẽ bị chôn vùi trong lãng quên. Vậy thiên hồi ký nầy có thể kể là một chứng tích lịch sử, mà khi tôi nói đến “cái tôi”, ấy không phải vì mục đích muốn khoe mình, mà là muốn tài liệu nầy có tánh cách nhân chứng. Sử gia có thể lượm lặt trong thiên hồi ký nầy một ít tài liệu, về khoảng từ năm 1926 cho đến ngày nay. Ít nữa, công viết không hoài, đến nỗi tiếc sao đã phí phạm vô ích.”

41 Năm Làm Báo một cuốn sách về nghề báo không chỉ là câu chuyện đời chuyện nghề của một ký giả miền Nam lão thành mà cuộc đời gắn chặt cùng nhiều biến động của dân tộc, mỗi trang sách còn là một thước phim tài liệu sống động, đôi chỗ hài hước nhưng chân thực về cuộc đời viết sách, làm báo, làm chính trị của Hồ Hữu Tường và những đồng chí cùng thời với ông: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu – những con người thuộc một thế hệ trẻ trung, phóng khoáng,dấn thân, không chọn vinh thân phì gia mà coi cách mạng là con đường tất yếu của cuộc đời mình trong thời mất nước.

SỐNG TỐT VỚI NGHỀ BÁO - NHỮNG ĐIỀU TRƯỜNG BÁO KHÔNG DẠY BẠN


SỐNG TỐT VỚI NGHỀ BÁO - NHỮNG ĐIỀU TRƯỜNG BÁO KHÔNG DẠY BẠN

 

Sống Tốt Với Nghề Báo - Những Điều Trường Báo Không Dạy Bạn   không chỉ dạy bạn lý thuyết về đạo đức nghề báo, hay dạng tập hợp những bài kỷ niệm nhiều năm làm nghề báo như người ta vẫn thường thấy trên kệ sách mà nó mở ra những góc nhìn đa chiều về nghề báo, qua những câu chuyện, tình huống, chiêm nghiệm về nghề mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận hết.

Đặc biệt, tác giả không né tránh những vấn đề liên quan mật thiết đến cuộc đời của một người làm báo, chẳng hạn: phong bì, nhuận bút, lương thưởng, mối quan hệ với đồng nghiệp, nguồn tin, nạn đạo bài, môi trường làm việc tại các tòa soạn, thách thức của người làm báo trong thời công nghệ thay đổi chóng mặt...

Tất cả được đề cập trong một cuốn sách về nghề báo bằng giọng văn gần với cách diễn đạt trên mạng xã hội của tác giả, chi tiết sống động, liều lượng vừa đủ, có đôi chỗ tự trào và hóm hỉnh sâu cay.

Rất nhiều nhà báo danh tiếng, công danh sự nghiệp thênh thang nhưng bất hạnh trong đời sống riêng. Người thì đổ vỡ hôn nhân do không nhận được sự cảm thông từ phía bạn đời, kẻ chọn làm mẹ đơn thân cho nhẹ gánh… (Đâu là giải thưởng quý nhất với người làm báo?)

BÁO CHÍ LƯƠNG TÂM

BÁO CHÍ LƯƠNG TÂM
 

Người viết giới thiệu và cung cấp một cái nhìn chung về thông tin và đạo đức trong thông tin, đưa ra những phân tích, lý giải, những cách giải quyết xoay quanh cuộc tranh luận về đạo đức truyền thông.

Cuốn sách về nghề báo Báo Chí Lương Tâm dành cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề đạo đức của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội, nhất là đối với các cư dân mạng thường vào facebook, những người giờ đây đang cùng các nhà báo tạo ra thông tin và truyền tải thông tin.

Người viết giới thiệu và cung cấp một cái nhìn chung về thông tin và đạo đức trong thông tin, đưa ra những phân tích, lý giải, những cách giải quyết xoay quanh cuộc tranh luận về đạo đức truyền thông.Cuốn sáchdành cho tất cảnhững ai quan tâm đến vấn đề đạo đức của các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội, nhất là đối với các cư dân mạng thường vào facebook, những người giờ đây đang cùng các nhà báo tạo ra thông tin và truyền tải thông tin.