Kỳ thi vào lớp 10 THPT vốn được xem là căng thẳng hơn thi đại học. Bởi vậy, việc đỗ - trượt cấp 3 luôn đem đến những áp lực vô hình cho những đứa trẻ vừa mới bước qua cánh cửa THCS. Trượt lớp 10 THPT công lập, phụ huynh, học sinh phải làm gì? Học ở đâu, làm gì ? là câu hỏi mà các vị phụ huynh và thí sinh sẽ đặt ra ngay sau khi không may mắn trúng tuyển vào trường THPT công lập. Tuy nhiên, "cánh cửa" tương lai không vì thế mà khép lại. Nếu không may trượt lớp 10 THPT công lập, thí sinh có thể nộp hồ sơ tại các trường THPT ngoài dân lập còn xét tuyển học bạ hoặc điểm thi vào lớp 10 do Sở GDĐT tổ chức. Hoặc học sinh cũng có thể chọn vào các trường cao đẳng, trung cấp, vừa học nghề vừa học văn hóa (hệ 9+). Không một ai có thể đánh giá việc các bạn trượt lớp 10 THPT công lập là thất bại, thay vào đó, việc đứng dậy và lựa chọn hướng đi khác mới là điều cần thiết ngay lúc này.
Đừng biến những kỳ vọng trở thành áp lực
Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của các trường công lập không chuyên tại Hà Nội là 69.020 học sinh trong khi có tới trên 106.000 thí sinh dự thi. Điều đó có nghĩa là, sau khi điểm chuẩn lớp 10 được công bố, có tới hơn 35.000 học sinh Hà Nội trượt lớp 10 THPT công lập mà mình mong muốn.
Chia sẻ với các học sinh cũng như cha mẹ học sinh về điều này, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng bố mẹ nào cũng mong muốn con học tốt, thi vào những ngôi trường tốt, đó là những kỳ vọng chính đáng. Tuy nhiên, khi những kỳ vọng đó trở thành áp lực lại là điều nguy hiểm. "Trong trường hợp này, cách tốt nhất đối với mỗi phụ huynh là hãy bằng lòng với những gì con mình đạt được.
"Bố mẹ hãy đồng hành, chia sẻ và thông cảm động viên kịp thời, đặc biệt là không tạo ra sức ép cho con. Hãy chia sẻ để các con hiểu rằng học trường nào cũng được, quan trọng là con có quyết tâm học hay không. Hãy cho con rút ra được những kinh nghiệm sau cú vấp ngã này để sau đây có thể làm tốt hơn", thầy Nguyễn Tùng Lâm nói.
Chia sẻ với các học sinh cũng như cha mẹ học sinh về điều này, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng bố mẹ nào cũng mong muốn con học tốt, thi vào những ngôi trường tốt, đó là những kỳ vọng chính đáng. Tuy nhiên, khi những kỳ vọng đó trở thành áp lực lại là điều nguy hiểm. "Trong trường hợp này, cách tốt nhất đối với mỗi phụ huynh là hãy bằng lòng với những gì con mình đạt được.
"Bố mẹ hãy đồng hành, chia sẻ và thông cảm động viên kịp thời, đặc biệt là không tạo ra sức ép cho con. Hãy chia sẻ để các con hiểu rằng học trường nào cũng được, quan trọng là con có quyết tâm học hay không. Hãy cho con rút ra được những kinh nghiệm sau cú vấp ngã này để sau đây có thể làm tốt hơn", thầy Nguyễn Tùng Lâm nói.
Học sinh còn nhiều lựa chọn ngoài cánh cửa trường công
Trượt lớp 10 THPT công lập công dường như là nỗi ám ảnh với bất kỳ học sinh nào. Tuy nhiên, theo các thầy cô, một cách cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra và "trong cái rủi biết đâu lại có cái may".
Cô Trần Thuỳ Dương - Hiệu trưởng THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho rằng, lớp 10 trường công chỉ là một chặng tiếp theo của quãng đường còn dài phía trước và dù học ở trường nào thì đích đến cuối cùng vẫn là vào đại học hoặc giúp mình chạm tay được tới ước mơ. "Dù học ở trường nào thì chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta học như thế nào, có đạt được đích đến cuối cùng mà mình mong muốn hay không mới là quan trọng", cô Dương nói.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng đưa ra nhiều gợi ý đối với những học sinh không may mắn trượt lớp 10: "Sở dĩ phải tổ chức tuyển sinh là do lượng học sinh vào các trường công lập quá lớn, vì vậy vẫn phải có 1 lượng học sinh học ở các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên để học nghề. Đó là 1 ngã rẽ chúng ta phải tính toán".
Nếu có điều kiện, các học sinh có thể tìm hiểu những trường ngoài công lập, có nhiều trường hiện nay chất lượng dạy rất tốt. Còn điều kiện gia đình khó khăn, học sinh có thể đi học nghề để vừa học vừa làm. Đặc biệt, hiện nay xuất hiện "hệ 9+", đây là hệ học sinh chọn vào các trường cao đẳng, trung cấp, vừa học nghề vừa học văn hóa (hệ 9+).
"Các em đừng coi trượt lớp 10 là một thất bại, đó chỉ là một cú vấp ngã trên quãng đường mình đi, khó khăn và buộc mình phải lựa chọn. Nhiều khi trong các rủi lại có cái may, chính điều đó sẽ giúp các em lựa chọn được ngôi trường phù hợp với mình hơn. Quan trọng nhất là phải tìm được môi trường phù hợp với mình để sáng tạo và phát triển. Miễn là mình có lý tưởng ước mơ, bất cứ công việc nào nếu mình làm thành công cũng đều vinh quang như nhau", thầy Lâm chia sẻ.
Trượt lớp 10 - không nên quá lo lắng
Chia sẻ với Dân Việt, cô Bùi Thị Vân Hà, giáo viên một trung tâm giáo dục thường xuyên nhận định, học hệ giáo dục thường xuyên có ưu điểm là học phí thấp, có thể học kết hợp với nghề. Nếu học sinh có định hướng nghề nghiệp tốt thì đây là một vấn đề nên được các phụ huynh cân nhắc. Tuy nhiên, theo cô Hà, lâu nay đa phần phụ huynh vẫn quan niệm học hệ giáo dục thường xuyên là "dốt" nên không nhiều người mặn mà cho con đi học.
"Trượt lớp 10 công lập không phải là sự bế tắc. Khi tư vấn cho phụ huynh, tôi đã nghe nhiều chia sẻ của phụ huynh về việc họ không chấp nhận nổi việc con trượt lớp 10 bởi sự mong mỏi của họ vào con quá lớn. Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rõ rằng các phụ huynh không nên quá lo lắng mà gây áp lực tâm lý cho con vì không phải bạn nào cũng giống bạn nào, chúng ta nên chia sẻ với con và nắm bắt được nguyện vọng cũng như sở trường, ước mơ của con, từ đó hướng con đi đúng đường", cô Vân Hà nói.
Lời kết
Ngày nay, đa số phụ huynh vẫn nghĩ con mình vào trường công mới danh giá nhưng lại không quan tâm đến việc đó có phù hợp với con mình hay không. Xã hội ngày càng phát triển, vì vậy, không thể đánh giá việc học công lập hay dân lập, vừa học vừa làm, hay thậm chí là nghỉ học để chuyển hướng đi làm là thành công hay thất bại. Đó chỉ là bước đệm. Quan trọng nhất đó là các bạn có phù hợp với nó hay không? Và bạn có đủ dũng cảm để bước tiếp hay không. Cánh cửa này khép lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra. Vì vậy, đừng cho rằng việc trượt lớp 10 THPT công lập là thất bại mà hãy luôn tự tin và lựa chọn hướng đi phù với năng lực của bản thân mình.
>>> Tủ sách ôn thi vào lớp 10
► Công Bố Điểm Chuẩn Lớp 10 Công Lập TP Hồ Chí Minh 2022
► Công Bố Điểm Chuẩn Lớp 10 Công Lập Hà Nội 2022
Cô Trần Thuỳ Dương - Hiệu trưởng THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho rằng, lớp 10 trường công chỉ là một chặng tiếp theo của quãng đường còn dài phía trước và dù học ở trường nào thì đích đến cuối cùng vẫn là vào đại học hoặc giúp mình chạm tay được tới ước mơ. "Dù học ở trường nào thì chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta học như thế nào, có đạt được đích đến cuối cùng mà mình mong muốn hay không mới là quan trọng", cô Dương nói.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội cũng đưa ra nhiều gợi ý đối với những học sinh không may mắn trượt lớp 10: "Sở dĩ phải tổ chức tuyển sinh là do lượng học sinh vào các trường công lập quá lớn, vì vậy vẫn phải có 1 lượng học sinh học ở các trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên để học nghề. Đó là 1 ngã rẽ chúng ta phải tính toán".
Nếu có điều kiện, các học sinh có thể tìm hiểu những trường ngoài công lập, có nhiều trường hiện nay chất lượng dạy rất tốt. Còn điều kiện gia đình khó khăn, học sinh có thể đi học nghề để vừa học vừa làm. Đặc biệt, hiện nay xuất hiện "hệ 9+", đây là hệ học sinh chọn vào các trường cao đẳng, trung cấp, vừa học nghề vừa học văn hóa (hệ 9+).
"Các em đừng coi trượt lớp 10 là một thất bại, đó chỉ là một cú vấp ngã trên quãng đường mình đi, khó khăn và buộc mình phải lựa chọn. Nhiều khi trong các rủi lại có cái may, chính điều đó sẽ giúp các em lựa chọn được ngôi trường phù hợp với mình hơn. Quan trọng nhất là phải tìm được môi trường phù hợp với mình để sáng tạo và phát triển. Miễn là mình có lý tưởng ước mơ, bất cứ công việc nào nếu mình làm thành công cũng đều vinh quang như nhau", thầy Lâm chia sẻ.
Trượt lớp 10 - không nên quá lo lắng
Chia sẻ với Dân Việt, cô Bùi Thị Vân Hà, giáo viên một trung tâm giáo dục thường xuyên nhận định, học hệ giáo dục thường xuyên có ưu điểm là học phí thấp, có thể học kết hợp với nghề. Nếu học sinh có định hướng nghề nghiệp tốt thì đây là một vấn đề nên được các phụ huynh cân nhắc. Tuy nhiên, theo cô Hà, lâu nay đa phần phụ huynh vẫn quan niệm học hệ giáo dục thường xuyên là "dốt" nên không nhiều người mặn mà cho con đi học.
"Trượt lớp 10 công lập không phải là sự bế tắc. Khi tư vấn cho phụ huynh, tôi đã nghe nhiều chia sẻ của phụ huynh về việc họ không chấp nhận nổi việc con trượt lớp 10 bởi sự mong mỏi của họ vào con quá lớn. Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rõ rằng các phụ huynh không nên quá lo lắng mà gây áp lực tâm lý cho con vì không phải bạn nào cũng giống bạn nào, chúng ta nên chia sẻ với con và nắm bắt được nguyện vọng cũng như sở trường, ước mơ của con, từ đó hướng con đi đúng đường", cô Vân Hà nói.
Lời kết
Ngày nay, đa số phụ huynh vẫn nghĩ con mình vào trường công mới danh giá nhưng lại không quan tâm đến việc đó có phù hợp với con mình hay không. Xã hội ngày càng phát triển, vì vậy, không thể đánh giá việc học công lập hay dân lập, vừa học vừa làm, hay thậm chí là nghỉ học để chuyển hướng đi làm là thành công hay thất bại. Đó chỉ là bước đệm. Quan trọng nhất đó là các bạn có phù hợp với nó hay không? Và bạn có đủ dũng cảm để bước tiếp hay không. Cánh cửa này khép lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra. Vì vậy, đừng cho rằng việc trượt lớp 10 THPT công lập là thất bại mà hãy luôn tự tin và lựa chọn hướng đi phù với năng lực của bản thân mình.
>>> Tủ sách ôn thi vào lớp 10
► Công Bố Điểm Chuẩn Lớp 10 Công Lập TP Hồ Chí Minh 2022
► Công Bố Điểm Chuẩn Lớp 10 Công Lập Hà Nội 2022