Cho đến thời điểm hiện tại, ngày 03.08.2022, hầu như các trường Đại học đã công bố mức điểm sàn để thí sinh có thể canh mức điểm chuẩn và đăng ký xét tuyển Đại học. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh hiện nay vẫn còn lầm tưởng giữa điểm sàn và điểm chuẩn Đại học. Nhiều chuyên gia tuyển sinh cảnh báo, thí sinh cần thận trọng khi sử dụng điểm sàn làm căn cứ đăng ký nguyện vọng xét tuyển, bởi điểm chuẩn có thể chênh rất nhiều so với điểm sàn. Vậy hãy cùng Newshop phân biệt giữa điểm sàn và điểm chuẩn Đại học khác nhau như thế nào nhé.
Hiện nay nhiều trường đại học đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo điểm các bài thi đánh giá năng lực, tư duy. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đã công bố điểm sàn xét tuyển nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe.
Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cảnh báo - điểm sàn là điểm đủ điều kiện tối thiểu để nộp hồ sơ vào trường, không phải là điểm chuẩn. Trong khi điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (có nghĩa là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng). Theo đó điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm. Dựa vào mức điểm chuẩn để các thí sinh có thể biết được mình đỗ hay trượt Đại học, sau khi biết kết quả cần xem xét để đăng ký xét tuyển qua nguyện vọng 2 phù hợp với năng lực của bản thân. Đáng lưu ý, điểm chuẩn và điểm sàn của nhiều trường đại học có khoảng cách rất lớn.
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lưu ý, điểm sàn là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Các trường trên cơ sở này có thể lấy điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm sàn đã công bố.
"Ví dụ, ngưỡng điểm sàn năm ngoái Bộ GDĐT đặt ra là 19 điểm trong khi đó ngành tiếng Anh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lấy 28 điểm, hoặc ngành Toán tiếng Anh lấy 27,7 điểm” - GS Minh dẫn chứng.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đánh giá, điểm sàn là một trong những yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên sau này, giúp nhà trường lựa chọn những sinh viên phù hợp.
"Thí sinh cần lưu ý, điểm sàn là mức tối thiểu, tuỳ theo chỉ tiêu, uy tín thương hiệu từng trường, tùy nhu cầu và thực tế đăng ký nguyện vọng của các em, các trường sẽ xác định được mức điểm chuẩn. Tôi nghĩ điểm chuẩn năm nay có thể tương đương hoặc cao hơn năm ngoái một chút" - PGS Bá Huyền lưu ý.
Lời khuyên dành cho thí sinh
Theo các chuyên gia tuyển sinh, thí sinh cần thận trọng bởi điểm sàn chỉ là điểm điều kiện để thí sinh đăng ký. Còn điểm chuẩn khi công bố chính thức mới là điểm trúng tuyển vào các ngành của trường.
Theo đó, điểm chuẩn có thể chênh rất nhiều so với điểm sàn, phụ thuộc vào độ hot của ngành, vào số lượng thí sinh đăng ký so với chỉ tiêu được giao.
Theo phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Minh, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay và năm trước có sự dung sai không quá lớn. Vì vậy, GS Minh khuyên thí sinh nên tham khảo các điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển của các trường trong những năm gần đây để có sự ước lượng tương đối.
“Mỗi trường hay mỗi ngành trong từng trường cũng có điểm chuẩn khác nhau nên các em phải lưu ý để có thể đạt được nguyện vọng của mình" - GS Minh nhắc nhở.
Theo lãnh đạo các trường đại học, để tăng khả năng đỗ, thí sinh trước hết cần xác định được ngành học, trường học yêu thích và phù hợp với đặc điểm tính cách, điều kiện, năng lực của bản thân. Bước tiếp theo là tham khảo điểm chuẩn của các ngành, trường này trong các năm trước, ước lượng điểm chuẩn năm nay và so sánh tương quan với điểm thi của mình.
Dành lời khuyên cho thí sinh, TS Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cho biết, nguyên tắc sắp xếp nguyện vọng đầu tiên là xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ngành, trường yêu thích. Trong đó, thí sinh cần xếp những ngành học yêu thích nhất ở trường yêu thích nhất lên nguyện vọng ưu tiên cao nhất. Nguyên tắc thứ hai là giảm dần về điểm số. Trong đó, những ngành thường có điểm chuẩn cao hơn sẽ xếp ở vị trí ưu tiên cao hơn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin phân biệt giữa điểm sàn và điểm chuẩn Đại học khác nhau như thế nào, bên cạnh đó cũng là lời khuyên của các chuyên gia để tăng khả năng đăng ký đỗ Đại học. Hy vọng sẽ có ích đối với độc giả.
► Cập Nhật Các Trường Đại Học Công Bố Điểm Sàn 2022
Hiện nay nhiều trường đại học đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo điểm các bài thi đánh giá năng lực, tư duy. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đã công bố điểm sàn xét tuyển nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe.
Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cảnh báo - điểm sàn là điểm đủ điều kiện tối thiểu để nộp hồ sơ vào trường, không phải là điểm chuẩn. Trong khi điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra khi thí sinh đã chốt nguyện vọng (có nghĩa là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng). Theo đó điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm. Dựa vào mức điểm chuẩn để các thí sinh có thể biết được mình đỗ hay trượt Đại học, sau khi biết kết quả cần xem xét để đăng ký xét tuyển qua nguyện vọng 2 phù hợp với năng lực của bản thân. Đáng lưu ý, điểm chuẩn và điểm sàn của nhiều trường đại học có khoảng cách rất lớn.
Trao đổi về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lưu ý, điểm sàn là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Các trường trên cơ sở này có thể lấy điểm chuẩn cao hơn nhiều so với điểm sàn đã công bố.
"Ví dụ, ngưỡng điểm sàn năm ngoái Bộ GDĐT đặt ra là 19 điểm trong khi đó ngành tiếng Anh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội lấy 28 điểm, hoặc ngành Toán tiếng Anh lấy 27,7 điểm” - GS Minh dẫn chứng.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức đánh giá, điểm sàn là một trong những yếu tố, điều kiện có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên sau này, giúp nhà trường lựa chọn những sinh viên phù hợp.
"Thí sinh cần lưu ý, điểm sàn là mức tối thiểu, tuỳ theo chỉ tiêu, uy tín thương hiệu từng trường, tùy nhu cầu và thực tế đăng ký nguyện vọng của các em, các trường sẽ xác định được mức điểm chuẩn. Tôi nghĩ điểm chuẩn năm nay có thể tương đương hoặc cao hơn năm ngoái một chút" - PGS Bá Huyền lưu ý.
Lời khuyên dành cho thí sinh
Theo các chuyên gia tuyển sinh, thí sinh cần thận trọng bởi điểm sàn chỉ là điểm điều kiện để thí sinh đăng ký. Còn điểm chuẩn khi công bố chính thức mới là điểm trúng tuyển vào các ngành của trường.
Theo đó, điểm chuẩn có thể chênh rất nhiều so với điểm sàn, phụ thuộc vào độ hot của ngành, vào số lượng thí sinh đăng ký so với chỉ tiêu được giao.
Theo phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Minh, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay và năm trước có sự dung sai không quá lớn. Vì vậy, GS Minh khuyên thí sinh nên tham khảo các điểm xét tuyển và điểm trúng tuyển của các trường trong những năm gần đây để có sự ước lượng tương đối.
“Mỗi trường hay mỗi ngành trong từng trường cũng có điểm chuẩn khác nhau nên các em phải lưu ý để có thể đạt được nguyện vọng của mình" - GS Minh nhắc nhở.
Theo lãnh đạo các trường đại học, để tăng khả năng đỗ, thí sinh trước hết cần xác định được ngành học, trường học yêu thích và phù hợp với đặc điểm tính cách, điều kiện, năng lực của bản thân. Bước tiếp theo là tham khảo điểm chuẩn của các ngành, trường này trong các năm trước, ước lượng điểm chuẩn năm nay và so sánh tương quan với điểm thi của mình.
Dành lời khuyên cho thí sinh, TS Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cho biết, nguyên tắc sắp xếp nguyện vọng đầu tiên là xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ngành, trường yêu thích. Trong đó, thí sinh cần xếp những ngành học yêu thích nhất ở trường yêu thích nhất lên nguyện vọng ưu tiên cao nhất. Nguyên tắc thứ hai là giảm dần về điểm số. Trong đó, những ngành thường có điểm chuẩn cao hơn sẽ xếp ở vị trí ưu tiên cao hơn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin phân biệt giữa điểm sàn và điểm chuẩn Đại học khác nhau như thế nào, bên cạnh đó cũng là lời khuyên của các chuyên gia để tăng khả năng đăng ký đỗ Đại học. Hy vọng sẽ có ích đối với độc giả.
► Cập Nhật Các Trường Đại Học Công Bố Điểm Sàn 2022