Giao tiếp hiệu quả là một nghệ thuật. Biết cách giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt được suy nghĩ, mong muốn của mình đối với mọi người xung quanh. Đồng thời, sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ và cơ hội thăng tiến trong cuộc sống.

 

(1 nhận xét)
108.000đ 91.800đ -15%
Mua ngay

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng cho sự thành công trong thế kỷ 21. Kỹ năng giao tiếp là việc bạn sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời kết hợp với kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu để có thẻ thúc đẩy được giao tiếp hai chiều. 
 


Để có được cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp, bạn cần phải thường xuyên rèn luyện và áp dụng nó ở mọi lúc mọi nơi.

Tầm quan trọng của giao tiếp

Có thể mọi người suy nghĩ rằng, kỹ năng giao tiếp chỉ là việc nói chuyện thông thường và cần gì phải quan tâm quá nhiều vào nó? Mỗi ngày, trong cuộc sống bạn gặp biết bao nhiêu người, có bao nhiêu lần bạn nói chuyện được với mọi người và tạo được một mối quan hệ lâu dài.

Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp hoàn thiện cá nhân, mà còn tốt cho xã hội, cho công ty bạn. Giao tiếp tốt làm cho mối quan hệ của bạn ngày càng bền vững và luôn mở rộng, đồng nghiệp yêu mến, thăng tiến cho công việc, khéo léo và ứng xử thông minh trước những cám dỗ cuộc sống bên ngoài xã hội. Đồng thời, sự giao tiếp sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa những gì bạn biết và những gì bạn muốn biết.

Các yếu tố trong kỹ năng giao tiếp bạn nên biết

Lắng nghe đối phương một cách chủ động 

Một trong những yếu tố quan trọng khi giao tiếp chính là lắng nghe đối phương đang nói gì. Đây không chỉ đơn thuần là nghe một cách bình thường, mà ta phải xác định rõ những gì người khác nói để tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào, cần cố gắng suy nghĩ đến họ nói chứ không phải nói gì tiếp theo trong khi lắng nghe; thay vào đó hãy tập trung vào thông điệp được gửi gắm.
 


Biết lắng nghe người khác nói, quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn cải thiện được các kỹ năng khác cũng như gắn kết mối quan hệ khi giao tiếp. Để thể hiện sự lắng nghe, bạn nên kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể như mỉm cười, gật đầu, đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ…

Sử dụng và hiểu được ngôn ngữ cơ thể

Trong cuộc trò chuyện, từ dáng đứng, ngồi, ánh mắt, biểu cảm của bạn đều ảnh hưởng đến người khác. Do đó, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp, ví dụ như: Đứng thẳng hướng về phía họ, luôn nhìn vào mắt khi nói chuyện, mỉm cười, gật đầu thể hiện quan điểm, không dùng tay chỉ trỏ khi nó trò chuyện…

Vì các ngôn ngữ cơ thể cũng phát huy tác dụng trong việc truyền đạt thông điệp. Nên bạn cần hiểu rõ những thông điệp mà đối phương đưa đến bạn qua những động tác của họ. Ngược lại, hãy đảm bảo bạn gửi thông điệp phù hợp đối với đối tượng giao tiếp (người nghe) nhé.

Sử dụng tốt giọng điệu, ngữ điệu 

Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.
 


Đồng thời, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì bạn cũng nên sử dụng giọng điệu, ngữ điệu khác nhau, tốt nhất là làm sao cho dễ nghe, thoải mái và thú vị. Không phải lúc nào bạn cũng nên sử dụng những ngữ điệu trang trọng, có một chút pha trò sẽ giúp cho không khí cuộc hội thoại trở nên vui tươi và làm đối phương nhớ đến bạn hơn.

Hiểu nhau, tìm ra điểm chung của nhau

Mục đích chính của mỗi cuộc trò chuyện, giao tiếp là để mọi người cùng thấu hiểu nhau, chia sẻ với nhau những suy nghĩ chung. Điều này lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe. Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp thông minh là nói những điều người khác muốn nghe.

Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác, tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

Rành mạch, tự tin

Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.

Cách phát âm và chọn lọc từ ngữ khi nói cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. Nếu bạn rụt rè, thiếu tự tin, nói chuyện quá nhỏ hoặc ngược lại bạn lớn tiếng, nói quá nhanh… sẽ khiến người khác khó nắm bắt thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Vì thế, đừng quên rèn luyện cách sử dụng ngôn từ và phát âm bạn nhé!

 


Bạn hãy nói từng luận điểm trôi chảy, rõ ràng và duy trì một mạch liên tục. Tuy nhiên bạn có thể tạm dừng giữa cuộc trò chuyện để tiếp nhận thông tin phản hồi của đối phương khi bạn đang diễn đạt ý của mình. Cố gắng làm cho cuộc trò chuyện có tính tương tác bằng cách đặt câu hỏi hoặc lắng nghe xem đối phương đang nói gì .

Bắt đầu làm quen và nhớ tên người đang giao tiếp

Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh/ chị”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng

Và để giao tiếp hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần làm là học cách phá bỏ không khí ngượng ngùng ban đầu. Một khi đã tạo ra không khí thoải mái, hãy tiếp tục nói chuyện với chủ đề thích hợp. Đừng lo lắng nếu cách nói chuyện của bạn không đạt được hiệu quả ngay lần đầu tiên. Điều quan trọng là bạn có thể bắt đầu làm quen được đối tượng bạn đang muốn giao tiếp

Liên lạc qua ánh mắt

Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

Duy trì thái độ tích cực, thân thiện và tươi cười

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả cũng có nghĩa là thân thiện, lạc quan và tích cực với những người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích cực đối với cuộc sống: khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy cứ lạc quan và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Nếu bạn mỉm cười thường xuyên và sống vui vẻ, những người khác có thể sẽ đáp lại bạn tích cực hơn.
 


Sự thân thiện góp phần làm nên hiệu quả giao tiếp (niềm tin và sự thấu hiểu) được đảm bảo trên 2 yếu tố: sự chân thành và lòng tốt.

Trong công việc, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với đồng nghiệp hay sếp bằng những câu hỏi đời thường về quê quán, nơi ở, thời tiết hay tình trạng sức khỏe với thái độ tích cực và luôn giữ nụ cười trên môi kèm theo những lời khen ngợi, chúc mừng trước thành quả của đồng nghiệp, giúp nuôi dưỡng niềm tin với sếp và với đồng nghiệp, thúc đẩy hiệu quả công việc.

Sự tôn trọng

Song hành với sự tự tin, sự tôn trọng được thể hiện qua việc không làm gián đoạn cuộc hội thoại như tắt điện thoại và chế độ thông báo của các mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc ăn mặc phù hợp sẽ tạo cảm hứng tập trung cho người nghe, từ đó tăng hiệu quả giao tiếp.

Làm sao để nâng cao khả năng giao tiếp cho người nhút nhát?

Làm quen với người lạ

Thường những người giao tiếp kém rất ngại làm quen với người lạ. Dù họ thừa tự tin rằng mình có thể làm được điều đó nhưng lại không dám thực hiện nó khi có mặt nhiều người lạ ở đó. Đó chính là rào cản để khả năng nói năng của bạn được nâng cao.
 


Trước khi tiếp xúc với người lạ, cần hít một hơi dài, lấy bình tĩnh và quan niệm đó chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường với một người bạn. Và nếu có chuyện gì xảy ra, như bạn lỡ lời hay bị vấp ở đâu đó, thì cũng chẳng có gì nghiêm trọng cả. Kỹ năng là một yếu tố bạn cần rèn luyện và vào giai đoạn đầu, phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi.

Hình thành thói quen giao tiếp

Người ít giao tiếp sẽ có khả năng ăn nói rất tệ. Người bó mình trong văn phòng làm việc hay làm việc bàn giấy thường không thể ăn nói, vì vậy không phải ai cũng có thể trổ tài ăn nói trước những người xung quanh. Trong những buổi gặp gỡ quan trọng, người ta thường có xu hướng quan trọng hóa cuộc gặp đó, biến nó thành áp lực nặng nề cho bản thân. Vì vậy bạn sẽ rất khó để có thể hoàn thành tốt bài tập này nếu không kiên trì thực hiện nó.

 



Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ năng giao tiếp cũng như tầm quan trọng của nó trong đời sống, vì vậy hãy luyện tập kỹ năng mềm này để có thể dễ dàng, tự tin nói chuyện với người khác.